Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 101

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 4

263

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu trang 101, 102 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 101, 102 Luyện từ và câu - Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu

Câu 1 [trang 101 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1] : Dựa vào nội dung bài học, chọn câu trả lời đúng

Trả lời:

1- Vùng quê được tả trong bài văn tên là gì?

Chọn [b] Hòn Đất

2- Quê hương chị Sứ là:

Chọn [c ] Vùng biển

3- Những từ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi

Chọn [c ] Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới

4- Những từ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao

Chọn [b] Vòi vọi

5- Tiếng “yêu” gồm những bộ phận cấu tạo nào?

Chọn [b] chỉ có vần và thanh

6- Bài văn trên có 8 từ láy Theo em tập hợp dưới đây thống kê đủ 8 từ láy đó:

– Chọn [a] : oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa

7- Nghĩa của chữ “tiên” trong đầu tiên khác nghĩa với chữ ” tiên” nào dưới đây

– Chọn [ c] thần tiên

– Bài văn trên có mấy danh từ riêng

– Chọn [ c] 3 từ [ Sứ, Hòn Đất, Ba Thê]

✅ SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 4 TẬP 1 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt 4: Tiết 7 là lời giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 trang 101, 102 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức Tiếng Việt 4, củng cố các dạng bài tập Đọc hiểu trả lời câu hỏi chuẩn bị cho các bài thi giữa học kì 1 đạt kết quả cao. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo.

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 5

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 6

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 10: Ôn tập giữa học kì 1 - Tiết 7

Soạn bài Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt 4 Tiết 7

A. Đọc thầm

Quê hương

Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa...

Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò.

Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng vàng, phất phơ bên cạnh những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi.

Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị.

Theo Anh Đức

B - Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng

1. Tên vùng quê được tả trong bài văn là gì?

a] Ba Thê

b] Hòn Đất

c] Không có tên

2. Quê hương chị Sứ là:

a] Thành phố

b] Vùng núi

c] Vùng biển

3. Những từ ngữ nào giúp em trả lời đúng câu hỏi 2?

a] Các mái nhà chen chúc

b] Núi Ba Thê vòi vọi xanh lam

c] Sóng biển, cửa biển, xóm lưới, làng biển, lưới

4. Những từ ngữ nào cho thấy núi Ba Thê là một ngọn núi cao?

a] Xanh lam

b] Vòi vọi

c] Hiện trắng những cánh cò

5. Tiếng yêu gồm những bộ phận cấu tạo nào?

a] Chỉ có vần

b] Chỉ có vần và thanh

c] Chỉ có âm đầu và vần

6. Bài văn trên có 8 từ láy. Theo em, tập hợp nào dưới đây thống kê đủ 8 từ láy đó?

a] Oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa.

b] Vòi vọi, nghiêng nghiêng, phất pho, vàng óng, sáng lóa, trùi trũi, tròn trịa, xanh lam.

c] Oa oa, da dẻ, vòi vọi, chen chúc, phất phơ, trùi trũi, tròn trịa, nhà sàn.

7. Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác nghĩa với chữ tiên nào dưới đây?

a] Tiên tiến

b] Trước tiên

c] Thần tiên

8. Bài văn trên có mấy danh từ riêng?

a] Một từ. Đó là từ nào?

b] Hai từ. Đó là những từ nào?

c] Ba từ. Đó là những từ nào?

Trả lời:

Câu 1: ý b [Hòn Đất]

Câu 2: ý c [Vùng biển]

Câu 3: ý c [Sóng biển, cửa biển, xóm lưới làng biển, lưới]

Câu 4: ý b [Vòi vọi]

Câu 5: ý b [Chỉ có vần và thanh]

Câu 6: ý a [oa oa, da dẻ, vòi vọi, nghiêng nghiêng, chen chúc, phất phơ, trùi trùi, tròn trịa]

Câu 7: ý c [Thần tiên]

Câu 8: ý c [Ba từ, là các từ [chị] Sứ; Hòn Đất; [núi] [Ba Thê]]

>> Bài tiếp theo: Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 4: Tiết 8

Câu 1

Gạch dưới bộ phận trạng ngữ các câu sau :

a] Để tiêm phòng dich bệnh cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.

b] Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng !

c] Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu rồi xác định trạng ngữ của các câu.

Lời giải chi tiết:

a] Để tiêm phòng dich bệnh cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.

b] Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!

c] Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.

Câu 2

Điền vào chỗ trống các trạng ngữ mở đầu bằng để, nhằm hoặc vì.

a] ............, xã em vừa đào một con mương.

b] ..........., chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.

c] ..........., em phải năng tập thể dục.

Phương pháp giải:

Em chọn các trạng ngữ phù hợp với nội dung của câu.

Lời giải chi tiết:

a] Để chống tình trạng hạn hán, xã em vừa đào một con mương.

b] Vì một tương lai tươi sáng, chúng em quyết tâm học tập và rèn luyện thật tốt.

c] Để có được một sức khỏe dẻo dai, em phải năng tập thể dục.

Câu 3

Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh.

a]  Vì sao chuột thường gặm các vật cứng ? Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài cho răng mòn đi, ..........

b] Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên ? Chúng ta biết rằng các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mõm lợn rừng rất dài, xương mũi rất cứng. Để tìm thức ăn, ...........Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

Phương pháp giải:

Từ đặc tính và thói quen của chuột và lợn, con suy nghĩ để điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Lời giải chi tiết:

a] Vì sao chuột thường gặm các vật cứng ? Không giống với răng người và răng nhiều loài vật khác, răng của chuột mỗi ngày một mọc dài ra, cho đến khi chuột chết mới thôi. Nếu răng cứ mọc dài mãi như vậy, dĩ nhiên là rất vướng víu. Để mài cho răng mòn đi, chuột gặm các đồ vật cứng.

b] Vì sao lợn thường lấy mõm dũi đất lên ? Chúng ta biết rằng các giống lợn nuôi hiện nay đều có nguồn gốc từ lợn rừng. Mũi và mõm lợn rừng rất dài, xương mũi rất cứng. Để tìm thức ăn, chúng dùng cái mũi và mồm đặc biệt đó để dũi đất. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.

Video liên quan

Chủ Đề