Hà đông ở đâu

1. Vị trí địa lý

Quận Hà Đông có toạ độ địa lý 20059 vĩ độ Bắc, 105045 kinh Đông, nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê chảy qua, có diện tích tự nhiên 4.833,7 ha và 17 đơn vị hành chính phường. Ranh giới tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và huyện Hoài Đức;

Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ;

Phía Đông giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân;

Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai.

2. Địa hình

Hà Đông là vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trưng của vùng bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5 m – 6,8 m. Địa hình được chia ra làm 3 khu vực chính:

Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ;

Khu vực Bắc kênh La Khê;

Khu vực Nam kênh La Khê.

Với đặc điểm địa hình bằng phẳng, quận Hà Đông có điều kiện thuận lợi trong thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ, tăng năng suất.

3. Khí hậu

Quận Hà Đông nằm trong nền chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng Bắc Bộ với các đặc điểm như sau:

Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng Sông Hồng, chịu ảnh hưởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, lượng mưa trung bình 1700 mm – 1800 mm.

Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm dao động 23,1 – 23,30C tại trạm Hà Đông. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,60C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình thường trên 230C, tháng nóng nhất là tháng 7.

Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83 – 85%. Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 [87 – 89%], các tháng có độ ẩm tương đối thấp là các tháng 11, tháng 12 [80 – 81%].

Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120 – 140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung bình tại trạm của quận là 1.617 giờ. Tuy nhiên số giờ nắng không phân bổ đều trong năm, mùa đông thường có những đợt không có nắng kéo dài 2 – 5 ngày, mùa hè số giờ nắng trên ngày cao dẫn đến ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp – hạn chế sinh trưởng phát triển của cây trồng trong vụ Đông Xuân và gây hạn trong vụ hè.

Chế độ mưa: lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10 – 15% lượng mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn, tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2.

Đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng ẩm vào mùa hạ và lạnh khô vào mùa đông, là một trong những thuận lợi để cho quận phát triển một nền nông nghiệp đa dạng với các loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới, đặc biệt là các cây trồng cho giá trị sản phẩm, kinh tế cao như rau cao cấp – súp lơ, cà rốt, cây màu, cây vụ đông và hoa cây cảnh các loại.

4. Thuỷ văn

Sông Đáy là một con sông lớn ở miền Bắc Việt Nam, nó là con sông chính của lưu vực sông Nhuệ – Đáy ở phía tây nam vùng châu thổ sông Hồng. Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km chảy gọn trong các thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định với dòng sông chảy gần song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông có chiều dài khoảng 6 km.

Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là một con sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy. Sông dài khoảng 76 km, chảy ngoằn ngoèo gần như theo hướng bắc Tây Bắc -Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đông có chiều dài khoảng 7 km.

Ngoài ra trên địa bàn quận còn có kênh La Khê.

5. Tài nguyên đất

Điều kiện thổ nhưỡng đất đai của quận Hà Đông chủ yếu là đất thịt, thịt nhẹ và đất bãi dọc theo sông Đáy. Gồm các loại đất sau:

– Đất phù sa được bồi [Pb]: diện tích là 261 ha, chiếm khoảng 10,1% tổng diện tích đất nông nghiệp.

– Đất phù sa không được bồi [P]: diện tích là 1.049 ha, chiếm 37,4 % diện tích đất nông nghiệp.

– Đất phù sa gley[Pg] diện tích 1.472 ha, chiếm 52,5% diện tích đất nông nghiệp.

6. Tài nguyên nước

Sông Đáy, sông Nhuệ và kênh La Khê ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp và tiêu thoát nước khu vực quận.

Nước mặt: Hiện nay cốt mặt nước sông Nhuệ mùa lũ thường ở cốt ³5,600 m luôn cao hơn cốt tự nhiên 5,0 m ¸ 5,6 m. Vì vậy về mùa mưa nơi nào chưa san lấp tôn cao thường bị úng ngập nặng.

Nước ngầm: Mực nước ngầm có áp về mùa mưa [từ tháng 3 đến tháng 9] thường gặp ở cốt [-9 m] đến [-11,0 m]; Mùa khô [từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau] thường ở cốt  từ [-10 m] đến [-13 m]. Còn nước ngầm mạch nông không áp thường cách mặt đất từ 1 – 1,5 m.

Hệ thống sông ngòi trên địa bàn quận có lưu lượng đảm bảo cho nhu cầu tưới tiêu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn quận./.

  •  68 Km
  •  150 Km
  •  220 Km
  •  301 Km
  •  471 Km
  •  572 Km
  •  885 Km
  •  939 Km
  •  1032 Km
  •  1052 Km

Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 10 km về phía Tây Nam.Hà Đông có diện tích tự nhiên 4.833,7 ha và 17 đơn vị hành chính phường. Hà Đông là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội. Hà Đông vốn là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiện nay là một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh nhất của Hà Nội.UBND Quận Hà Đông: 04 3382 5587Quận Hà Đông có toạ độ địa lý 20°58′17″ vĩ độ Bắc, 105°47′01″ kinh Đông.
Phía Bắc quận Hà Đông giáp huyện Hoài Đức và huyện Từ Liêm ; Phía Nam Quận Hà Đông giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ; Phía Đông quận Hà Đông giáp quận Thanh Xuân và huyện Thanh Trì; Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Quốc Oai.
Hà Đông nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sông Đáy, sông Nhuệ và kênh La Khê chảy qua.Ngày 6/12/1904 Hà Đông chính thức được thành lập,khi Toàn quyền Đông Dương đổi tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông và lấy tỉnh lỵ là Hà Đông.
Quá trình hình thành tên gọi Hà ĐôngVua Minh Mệnh thống nhất tên gọi đơn vị hành chính theo tỉnh thay vì đơn vị trấn, năm 1831, đã điều chỉnh ranh giới hành chính, tỉnh Hà Đông lúc bấy giờ nằm trong tỉnh Hà Nội. Hà Nội bao gồm 4 phủ và 16 huyện. Ngày 19/7/1888 nhà Nguyễn nhượng đất kinh thành Thăng Long xưa và phần lớn diện tích đất 2 huyện Vĩnh Thuận và Thọ Xương, để xây dựng TP Hà Nội để làm thủ của Pháp của toàn xứ Đông Dương. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 3/5 /1902, đổi tỉnh Hà Nội thành tỉnh Cầu Đơ, lấy Cầu Đơ làm tỉnh lỵ. Tỉnh Cầu Đơ từ đây, mới thực sự tách khỏi tỉnh Hà Nội. Toàn quyền Đông Dương ngày 6/12/1904, ra Nghị định đổi tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông và cái tên Hà Đông bắt đầu xuất hiện từ thời điểm đó.

Chuẩn bị cho kháng chiến chống Pháp, vào cuối năm 1946 - địa bàn Thị xã được mở rộng thêm 10 làng xung quanh: Hà Trì, Cầu Đơ, Mỗ Lao, Văn Quán, Văn Phú, Vạn Phúc,La Khê, Văn La,Triều Khúc, Phùng Khoang.

Thị xã Hà Đông Từ 2/3/1947, nằm trong vùng chiếm đóng của thực dân Pháp [đến 6/10/1954].

Tháng 5/1949, trước yêu cầu kháng chiến, thị xã Hà Đông được tái lập, bao gồm cả 4 xã ngoại thị [17 thôn]. Đó là: Tân Triều [gồm:Yên Phúc, Văn Quán, Yên Xá, Xa La, Triều Khúc]; Kiến Hưng [ Đa Sỹ, Hà Trì, Mậu Lương]; Văn Khê [Văn Phú,Cầu Đơ,La Khê, Văn La]; Cương Kiên [ Vạn Phúc, Mỗ Lao,Trung Văn, Ngọc Trục, Phùng Khoang]. Thôn Xa La [Tân Triều] đầu năm 1950, được sáp nhập vào xã Kiến Hưng.

Thị xã Hà Đông ngày 6/10/1954, được giải phóng. Từ tháng 4/1955, ngoại thị chỉ còn lại 5 thôn, lập thành 3 xã. Sau cải cách ruộng đất, tháng 7/1956, thôn Ngọc Trục được sáp nhập trở lại, cùng với Vạn Phúc hợp thành xã Vạn Ngọc. Từ tháng 6/1961, hai khu Yên Phúc và Xa La [Thanh Trì] sáp nhập trở lại Thị xã, khu Ngọc Trục về Hà Nội [Quyết định số 70- CP ngày 17/5/1961 của Hội đồng Chính phủ]. Địa bàn Thị xã gồm 10 khu [nội thị 3, ngoại thị 7]; diện tích tự nhiên là 8,7 km2. Thị xã Hà Đông là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình từ tháng 3/1976, [tỉnh Hà Tây và tỉnh Hoà Bình sáp nhập- Thực hiện Quyết định của Quốc hội khoá V, kỳ họp thứ 2, ngày 27/12/1975]. Thị xã Hà Đông từ 1/10/1991,là tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây [Quyết định của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 9, ngày 12/8/1991 chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh cũ: Hà Tây và Hoà Bình].

Thành lập các phường từ ngày 1/11/2003: Vạn Phúc và Hà Cầu và[trên cơ sở xã Vạn Phúc và xã Hà Cầu].


Từ ngày 1/3/2006, các xã Dương Nội [Hoài Đức], Biên Giang [Bao gồm cả thôn Phượng Bãi -xã Phụng Châu, Chương Mỹ], và Đồng Mai [Thanh Oai] được sáp nhập vào Thị xã Hà Đông. Thị xã gồm 7 phường và 8 xã là: Quang Trung,Yết Kiêu,Văn Mỗ, Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Phúc La, Vạn Phúc, 8 xã là: Kiến Hưng, Văn Khê, Phú Lương,Yên Nghĩa,Biên Giang, Phú Lãm,Dương Nội, Đồng Mai.Có tất cả là 7 lần điều chỉnh địa giới hành chính ở Hà Đông. Trong đó có 5 lần đầu nhằm đáp ứng yêu cầu kháng chiến [chống Pháp và chống Mỹ] và 2 lần gần đây nhằm đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.Thị xã Hà Đông t ừ ngày 4/4/2006, là đô thị loại III. Chính Phủ ra Nghị định số 155/CP/2006 Ngày 27/12/2006, về việc thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây Nghị định có hiệu lực từ ngày 19/1/2007.Nghị quyết 19/2009/QH12 của Quốc hội ngày 8/5/2009, đã điều chỉnh tên gọi của Thành phố Hà Đông thành quận Hà Đông với toàn bộ diện tích và dân số tự nhiên của Thành phố Hà Đông.

Như vậy, qua 8 lần tách, nhập, đổi tên địa giới hành chính, trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, trải qua những thăng trầm của lịch sử, Hà Đông vẫn luôn có vị trí lý tưởng trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.

Tỷ trọng công nghiệp xây dựng của quận Hà Đông chiếm 53,5%, thương mại-dịch vụ-du lịch chiếm 45,5%, nông nghiệp chỉ còn 1,0%, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 17,7% trong 3 năm [2005-2008]
Hà Đông có nhiều khu đô thị mới: Mỗ Lao, Văn Quán,Văn Phú, Xa La, Dương Nội, dự án đường trục phía nam Hà Nội,Lê Trọng Tấn,trục đô thị phía Bắc,… các trường đại học, các bệnh viện quốc tế với số vốn huy động đầu tư hàng chục tỷ đôla. Hà Đông từ lâu đã được coi là vùng đất gắn liền với truyền thống đấu tranh giữ nước và truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam. Hà Đông sau khi hợp nhất, trở thành quận có diện tích lớn thứ hai của Hà Nội. Hà Đông cũng là vùng đất có các di tích lịch sử-văn hóa lớn cùng với 47 lế hội mang đậm nét văn hóa truyền thống làng quê của vùng đồng bằng Bắc Bộ.Hà Đông trước kia gọi là “tứ quý danh hương”, nên Hà Đông xuất hiện nhiều bậc hiền tài, thi cử đỗ đạt đại khoa thời phong kiến. Hà Đông có nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà quân sự lỗi lạc thời hiện đại. Làng La Khê nổi tiếng với truyền thống văn vật: thời phong kiến có 9 người đỗ Tiến sỹ. Làng khoa bảng Đa Sỹ- làng quê giỏi nghề, hiếu học. Đa Sỹ dưới thời phong kiến, có 11 Tiến sỹ, làng còn nổi tiếng với những bài thuốc nam do Thành hoàng làng là Danh nhân văn hóa Hoàng Đôn Hòa sử dụng, cứu chữa cho nhân dân. Hà Đông có các nhân vật nổi tiếng như: doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Đại tướng Lê Trọng Tấn, nữ thi sỹ Xuân Quỳnh…Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc có tuổi đời hơn 1000 năm, nơi đây còn được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống như: mộc Thượng Mạo, The La Khê, rèn Đa Sĩ…

Toàn quận Hà Đông có 190 di tích với 43 chùa, 58 đình, 26 miếu, 55 nhà thờ họ,1 phủ, 7 đền, 2 nhà lưu niệm Bác Hồ. Hà Đông có nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như: chùa và Bia Bà [La Khê]Đình; Lâm dương quán, Đình Cầu Đơ; Đình và Chùa La Cả [Dương Nội];Đình và Chùa Hà Trì [Hà Cầu]; Miếu Đa Sỹ [Kiến Hưng]; Đình và Chùa Văn Quán; Văn Phú [phường Phú La], Nhà lưu niệm Bác Hồ tại phường Vạn Phúc và Bảo tàng cách mạng Đường Hồ Chí Minh [phường Yên Nghĩa]… Hà Đông còn có hệ thống nhà thờ dòng họ và đền Độc Cước trong hệ thống nhà thờ họ. Đáng chú ý có Nhà thờ quận công Trần Trân, nhà thờ họ Ngô [La Khê], đã được xếp hạng di tích-lịch sử.

Làng Vạn Phúc Làng Vạn Phúc xưa là làng Việt cổ [Nhất thôn, nhất xã] có nghề dệt lụa nổi tiếng từ hơn 1000 năm nay .Vạn Phúc [nay đổi thành phường Vạn Phúc] nằm ở phía bắc của Hà Đông.

Làng Đa Sĩ


Làng Đa Sĩ nằm ở phía nam trung tâm quận. Làng Đa Sĩ là làng cổ có nghề rèn nổi tiếng và là một làng có truyền thống hiếu học. Làng Đa Sĩ dưới triều đại phong kiến là làng có nhiều người thi đỗ đạt cao. Vì có nhiều người đỗ tiến sĩ trong các triều đại phong kiến, làng có tên cổ là Huyền Khê được đổi thành Đa Sĩ Làng La Khê là một trong 7 làng La thuộc tổng La trước đây. Làng từ xa xưa đã nổi tiếng là vùng đất dệt lụa tằm tơ. Làng được hình thành từ thế kỷ thứ 5, lúc đầu có tên là La Ninh, "La" là lụa, "Ninh" là sự thịnh vượng, lâu bền. Ðất làng do phù sa sông Hồng, sông Ðáy, sông Nhuệ bồi đắp nên, vì vậy rất màu mỡ, thích hợp cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ.Xốm là tên nôm của tổng Xốm, nay là các làng Quảng Lãm, Thượng Mạo, Nhân Trạch, Văn Nội, Động Lãm… thuộc phường Phú Lương và Phú Lãm. Làng làm áo tơi thì gọi là Xốm Áo Tơi; Làng làm nón thì gọi là Xốm Nón…Nhân dân trong vùng có câu “Thợ Xốm, cốm Vòng” là do tổng Xốm có nhiều người giỏi thợ mộc, thợ nề, đặc biệt khéo léo trong việc xây dựng nhà cửa dân gian truyền thống.
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 6846/QĐ-UBND ngày 30/12/2009, công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống Hà Nội cho 16 làng nghề, trong đó quận Hà Đông có 01 làng nghề - làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo.Ngô Duy ViênNguyễn Duy NghiNgô Duy TrùngLê Đăng CửHoàng Đôn HòaTrịnh Đôn PhácTrần Khắc MinhHoàng Nghĩa PhúHoàng DuHoàng Tế MỹLê Trọng DĩnhLê Hoàng VĩNguyễn Dy QuyếtHoàng Trình ThanhNguyễn TôngLương LêNguyễn ThướcNguyễn GiácBạch Thái BưởiLưu HyNguyễn TrangNguyễn VũLê Trọng TấnNguyễn Văn Hiệu: Nhà vật lý nổi tiếng của Việt NamXuân QuỳnhHồ Phương


Làng lụa Vạn Phúc

Lễ giỗ tổ làng nghề mộc Thượng Mạo

Lễ hội truyền thống làng Hà Trì

Thông tin về Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Từ khóa tìm kiếm:

Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Hà Đông, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề