Hạ tầng du lịch là gì

Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, hê thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện v.v...

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế- xã hội của một quốc gia. Đối với ngành du lịch, cơ sở hạ tầng lại càng quan trọng vì nó là yếu tố tiền đề để đảm bảo cho khách du lịch dễ dàng tiếp cận đến các điểm du lịch và được thoả mãn các nhu cầu về thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong suốt chuyến đi của họ. Thực tế cho thấy, sự phát triển nhanh của các địa phương tiện vận chuyển, mạng lưới giao thông đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch quốc tế cũng như nội địa.

Trong các yếu tố hạ tầng, giao thông là một trong những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong những nãm gần đây, lĩnh vực giao thông, đặc biệt là giao thông du lịch phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng tạo thuận lợi phát triển du lịch trên phạm vi toàn thế giới. Sự phát triển về mặt chất lượng của vận chuyển khách du lịch được thể hiện ở các khía cạnh:

-           Việc tâng tốc độ vận chuyển tiết kiệm thời gian đi lại và cho phép kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch và cho phép khách du lịch đến những nơi xa xôi;

-           Đảm bảo an toàn cho khách du lịch;

-           Đảm bảo tiện nghi cho khách du lịch;

-           Cung cấp dịch vụ vận chuyển với giá ngày càng rẻ.


Tiến bộ của vận chuyển hành khách còn được thể hiện ở sự liên kết các loại phương tiện vận chuyển cho phép rút ngắn thời gian chờ đợi để chuyển từ phương tiện này sang phương tiện khác.

Đọc thêm tại: //vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/ieu-kien-ve-kinh-te.html


Từ khóa tìm kiếm nhiều: du lịch là gì, tổng cục du lịch

Page 2

Trang chủ RÈM VẢI ĐẸP kinh nghiệm du lịch Cô Tô Du lịch Cô Tô giá rẻ khách sạn Cô Tô Tour Cô Tô 3 ngày 2 đêm

Sầm Sơn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch. Để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh đã ưu tiên bố trí các nguồn lực tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị du lịch biển; đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, nhà đầu tư đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch. Từ chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế, một Sầm Sơn hiện đại, thân thiện, hấp dẫn đã hình thành, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng và tắm biển.

Du khách về với biển Sầm Sơn

Trong định hướng, cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội, Sầm Sơn xác định du lịch sẽ giữ vững vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. Do đó, để dịch vụ du lịch phát triển đúng định hướng, thành phố đã ban hành một số chỉ thị, nghị quyết chuyên đề, đề án về cơ chế hỗ trợ trên các lĩnh vực và chương trình trọng tâm như: phát triển bền vững ngành dịch vụ du lịch; nâng cao chất lượng văn hóa cơ sở gắn với xây dựng văn hóa, văn minh đô thị... Đặc biệt, ngày 21-11-2016 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động du lịch đến năm 2020”. Theo đó, nghị quyết đề ra các nhiệm vụ và giải pháp về tập trung lãnh đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về du lịch; làm tốt công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư về lĩnh vực du lịch, dịch vụ, nhất là các dự án [DA] có quy mô lớn, đồng bộ, hiện đại.

Để thực hiện thắng lợi, hiệu quả các nghị quyết, chương trình, nhất là đối với các DA về hạ tầng, thúc đẩy phát triển du lịch, thành phố phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan của tỉnh và các doanh nghiệp, chủ đầu tư trong chủ trương đầu tư, triển khai thực hiện các DA; chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và cấp ủy, chính quyền các địa phương nơi có DA đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là các hộ thuộc vùng DA trong việc sẵn sàng chia sẻ khó khăn trước mắt, vì sự phát triển du lịch của tỉnh nói chung, thành phố nói riêng, từ đó phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của thành phố, địa phương và nhà đầu tư thực hiện tốt công tác kiểm kê, bồi thường, giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư thi công các DA. Đồng thời huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó tổng vốn huy động giai đoạn 2015-2020 ước đạt 20.640 tỷ đồng. Đến nay, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch và các DA trên địa bàn thành phố cơ bản đã hoàn thành theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo bộ mặt đô thị du lịch theo hướng văn minh, hiện đại, thân thiện đối với du khách. Trong đó nhiều DA lớn về phát triển hạ tầng đã tạo điểm nhấn về cảnh quan du lịch như Khu nghỉ dưỡng cao cấp FLC; không gian bãi biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương... Ngoài ra, trên địa bàn thành phố đã và đang triển khai thực hiện một số DA lớn, trọng điểm như: DA đường giao thông nối TP Sầm Sơn với Khu Kinh tế Nghi Sơn [giai đoạn 1]; DA khu đô thị du lịch sinh thái FLC; DA khu đô thị du lịch sinh thái biển Đông Á... Đặc biệt là DA Quảng trường biển - Tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn mới được khởi công sẽ mở ra triển vọng mới tươi sáng cho sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội của thành phố. Với việc đầu tư cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đã tạo điều kiện cho dịch vụ lưu trú phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng dịch vụ. Từ năm 2015-2020, đã tăng được 295 cơ sở lưu trú và 9.400 phòng đạt tiêu chuẩn [trong đó có 28 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên]. Nhiều dịch vụ cao cấp được đưa vào khai thác như hệ thống khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, sân gofl của Tập đoàn FLC, hệ thống các nhà hàng khu Vạn Chài... đã góp phần nâng tầm du lịch Sầm Sơn.

Lễ hội Carnival đường phố

Cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo điểm nhấn để thu hút du khách về với Sầm Sơn, thành phố đã có nhiều đổi mới nội dung tổ chức Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn với chương trình Lễ hội Carnival đường phố, tạo được ấn tượng trong Nhân dân và du khách; tổ chức thí điểm thành công Lễ hội Tình yêu hòn Trống - Mái; khai trương tuyến phố đi bộ và chợ đêm... Đồng thời tiếp tục triển khai và thực hiện hiệu quả các phương án quản lý kinh doanh du lịch; tăng cường công tác quản lý trật tự kinh doanh, vệ sinh môi trường, chống ép giá, ép khách, xử lý nghiêm, kịp thời đối với những hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ du lịch, tạo môi trường thuận lợi và an toàn cho du khách khi về với Sầm Sơn. Do vậy, những vấn đề bức xúc trong văn hóa du lịch, văn minh đô thị cơ bản được giải quyết.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, Sầm Sơn tiếp tục thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng và tắm biển. Ngành dịch vụ du lịch tiếp tục có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả, lượng khách và doanh thu ngày càng tăng. Giai đoạn 2016-2020, Sầm Sơn ước đón 22,53 triệu lượt khách [gấp 2,78 lần giai đoạn 2011-2015], doanh thu du lịch đạt 19.212 tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng lượt khách và doanh thu của toàn tỉnh. Đó là kết quả từ việc đã phát huy được những tiềm năng lợi thế sẵn có, thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, nâng tầm du lịch biển Sầm Sơn để tạo ra hiệu quả kinh tế lớn hơn. Do vậy, năm 2017, Sầm Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch công nhận là 1 trong 5 khu du lịch hàng đầu Việt Nam.

Theo Báo Thanh Hóa

Video liên quan

Chủ Đề