Hệ thống bài tập là gì

Tìm hiểu hệ thống câu hỏi trong phân môn tập đọc ở tiểu học

  • pdf
  • 105 trang
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thống kê và số liệu
trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Những thông tin tham khảo trong khóa luận đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2015
Tác giả khóa luận
TRẦN THỊ LOAN

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa sư phạm Tiểu học-Mầm non trường Đại học
Quảng Bình và sự đồng ý của cô giáo hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Nga tôi đã thực hiện
đề tài Tìm hiểu hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc ở Tiểu học
Để hoàn thành khoá luận này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận
tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở
trường đại hoc Quảng Bình.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Nga đã tận tình chu
đáo hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô, học sinh
trường Tiểu học số 1 Ba Đồn và trường Tiểu học Quảng Phong đã tạo điều kiện giúp
tôi tham gia điều tra, khảo sát.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất song
do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định
mà bản thân chưa nhận thấy được. Tôi rất mong được sự góp ý của quý thầy, cô giáo
và các bạn để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 5 năm 2015
TÁC GIẢ

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông nói chung, trường Tiểu học nói riêng
có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh học
tốt các môn học khác. Tiếng Việt vừa là một môn khoa học, vừa là công cụ, phương
tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và phát triển tư duy.
Môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học gồm có các phân môn: Học vần, Tập
viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Trong đó thì phân
môn Tập đọc có vị trí đặc biệt, mục tiêu của dạy Tập đọc là hình thành và rèn luyện kĩ
năng đọc cho học sinh, bước đầu giúp học sinh tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật và
hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối
với người học. Trước hết là trẻ phải học đọc, sau đó là đọc để hiểu. Đọc giúp các em
chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc không chỉ là sự
đánh vần theo đúng kí hiệu các chữ viết mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình
nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu
sâu sắc, thấu đáo các văn bản thì các em mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri
thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản và kiến thức của các
môn học khác của nhà trường. Mặt khác, chính biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh
dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống từ đó
hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên.
Như vậy, đọc thông và đọc hiểu là hai nhiệm vụ của phân môn Tập đọc nhằm
giúp học sinh củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đọc lướt để chọn thông
tin và bước đầu biết đọc diễn cảm, đọc hiểu để nắm được nội dung bài, phát hiện ra
những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài [6, tr.51]. Đọc đúng là tiền đề
của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không
hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh. Có đọc tốt thì mới hiểu đúng, hay
chính nhờ hiểu đúng thì mới đọc tốt. Vì vậy, trong giờ tập đọc ở Tiểu học, hai nhiệm
vụ đó luôn song hành, không tách rời nhau. Để giải quyết và thực hiện tốt hai nhiệm
vụ đó thì hệ thống câu hỏi qua mỗi bài tập đọc là không thể thiếu được trong phân môn
Tập đọc của môn Tiếng Việt Tiểu học. Chính vì thế, vấn đề sử dụng hệ thống câu hỏi
trong phân môn Tập đọc cho học sinh tiểu học là nhiệm vụ thiết yếu nhất cần đặt ra
của người giáo viên, đòi hỏi người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải luôn quan tâm và
dành nhiều thời gian cho phân môn Tập đọc. Từ những lí do nói trên, chúng tôi đã
quan tâm và lựa chọn đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu hệ thống câu hỏi trong phân môn
Tập đọc ở Tiểu học.

1

2. Lịch sử vấn đề
Câu hỏi là phương tiện không thể thiếu trong quá trình dạy học nói chung dạy
học môn Tiếng Việt và phân môn Tập đọc nói riêng. Nâng cao chất lượng dạy học và đổi
mới phương pháp dạy học là vấn đề được nhiều giáo viên và các nhà sư phạm quan tâm.
Chính vì vậy, hệ thống câu hỏi trong dạy học nói chung và dạy học Tập đọc nói riêng đã
có một số tài liệu đề cập đến. Vấn đề này được đề cập cụ thể trong các tài liệu sau:
* Một số tài liệu nước ngoài:
- Phương pháp và kỹ thuật lên lớp của tác giả N.Miacolep. Trong tài liệu này,
tác giả đã khẳng định: Mỗi câu hỏi phải là một bậc thang dẫn đến khái quát việc đưa
ra chứ nhất quyết không được rẽ sang hướng khác.
- Tác giả I.Ia.Lence trong công trình Dạy học nêu vấn đề đã khẳng định sự
cần thiết phải đặt nhiệm vụ nhận thức cho học sinh trong suốt giờ học bằng cách lập
một hệ thống câu hỏi liên quan chặt chẽ đến nhau sao cho các câu hỏi hợp thành
những bài toán như trên con đường đi tới lời giải cho bài toán cơ bản.
Các tài liệu trên đề cập vấn đề sử dụng câu hỏi dưới nhiều góc độ khác nhau
nhưng đều thống nhất ở việc khẳng định sự cần thiết của câu hỏi trong dạy học.
* Một số tài liệu trong nước:
- Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên ở lớp kiểm tra đánh giá việc học tập của
học sinh của Nguyễn Đình Chỉnh. Trong công trình này, tác giả đã nêu lên sự cần
thiết của việc đặt câu hỏi trong quá trình dạy học, nêu lên những yêu cầu khi đặt câu
hỏi cho học sinh và trình bày một số loại câu hỏi sử dụng trong dạy học, kiểm tra,
đánh giá.
- Tác giả Hoàng Hòa Bình trong công trình Dạy văn cho học sinh tiểu học đã
khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng câu hỏi trong việc giúp học sinh hiểu và cảm
nhận được vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Theo Hoàng Hòa Bình thì: Những câu hỏi
thông minh đặt đúng chỗ có thể làm cho trẻ nhìn thấy nhiều điều ẩn tàng sau những
hàng chữ.
- Trong công trình Dạy học đọc hiểu ở tiểu học của Nguyễn Thị Hạnh đã đề
cập vấn đề sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập trong dạy học đọc hiểu, xem đó là
phương tiện chủ chốt để thực hiện quan điểm dạy học mới Quan điểm dạy học
hướng vào người học.
- Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học của Lê Phương Nga, Đặng Kim
Nga phân tích kĩ năng đọc hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống câu
hỏi. Theo đó, các tác giả đã phân hệ thống câu hỏi thành ba nhóm lớn: nhóm câu hỏi
có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản; nhóm câu hỏi làm rõ nghĩa

2

ngôn ngữ của văn bản và nhóm câu hỏi bình giá về nội dung văn bản. Có thể nói,
những nội dung mà công trình này đề cập sẽ gợi mở các vấn đề về phương pháp luận
cho chúng tôi khi tìm hiểu về việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong môn Tập đọc.
Ngoài những tài liệu trên, chúng tôi còn thu thập được một số bài báo đã được
công bố trên các tạp chí giáo dục và chuyên ngành. Chúng tôi xin đề cập đến một số
bài tiêu biểu như sau:
- Thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học Tập đọc chương trình Tiếng Việt
Tiểu học của Ngô Vũ Thu Hằng [10, tr.17-18] cho rằng kĩ năng sử dụng câu hỏi là
một trong những kĩ năng quan trọng trong quá trình dạy học. Từ đó, tác giả đã đưa ra
các yêu cầu về thiết kế và sử dụng câu hỏi để giúp học sinh lĩnh hội bài học. Ngoài ra,
tác giả này cũng đã đề cập một bài viết có liên quan Khai thác ngữ liệu tập đọc lớp 5
nhằm nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh [11, tr.38-40]. Bài viết này chỉ ra
những khả năng có thể khai thác triệt để những giá trị tích cực mà các bài Tập đọc lớp
5 mang lại trong việc rèn luyện, nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
- Tác giả Phạm Thành Công với bài viết Khai thác và sử dụng hợp lí hệ thống
câu hỏi phân môn Tập đọc sách Tiếng Việt 5 [6, tr.51-55] đã đi sâu vào phân tích một
số cách khai thác hệ thống câu hỏi trong các bài Tập đọc ở sách giáo khoa Tiếng Việt 5
nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài trong phân môn Tập đọc của Trần Thị Xuân
Mai [13, tr.35-39] đã đề cập phương pháp tìm hiểu bài bằng việc hướng dẫn học sinh giải
nghĩa từ mới và từ khó, giúp học sinh hiểu nghĩa từ đó gắn với nội dung bài đọc.
- Trong bài viết Rèn kĩ năng đọc cho học sinh tiểu học theo hướng tích cực
hóa hoạt động học tập của tác giả Phan Hồng Liên [12, tr.19-20] đã đề xuất một số
biện pháp tổ chức có tính kĩ thuật trong phương pháp rèn luyện kĩ năng đọc trong phân
môn Tập đọc đó là rèn kĩ năng đọc thành tiếng và rèn kĩ năng đọc hiểu.
Như vậy, nhìn vào hệ thống các tài liệu nói về vấn đề sử dụng câu hỏi trong dạy
học, chúng tôi thấy hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc không phải là một vấn đề
mới nhưng nó lại có một ý nghĩa rất lớn. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa và phát huy
những thành tựu có trước, chúng tôi vận dụng vào việc nghiên cứu hệ thống câu hỏi trong
phân môn Tập đọc sách Tiếng Việt Tiểu học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cúu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc
sách Tiếng Việt Tiểu học.
b. Phạm vi nghiên cứu

3

Việc khảo sát tư liệu, ngữ liệu phục vụ cho đề tài được thực hiện trên các bộ sách
giáo khoa Tiếng Việt từ lớp 1 [tập 2] đến lớp 5.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lí luận: sử dụng trong việc tìm hiểu các tài liệu liên
quan đến đề tài.
Phương pháp thống kê, phân loại: dùng trong việc thống kê, phân loại hệ thống
câu hỏi trong phân môn Tập đọc sách giáo khoa Tiếng Việt để rút ra những nhận xét
và định hướng cần thiết cho đề tài.
5. Đóng góp của đề tài
- Đề tài đã thống kê toàn bộ hệ thống câu hỏi trong phân môn tập đọc trong sách
Tiếng Việt Tiểu học từ lớp 1 tập 2 đến lớp 5.
- Đề tài đưa ra điều chỉnh về một số câu hỏi chưa phù hợp nhằm giúp sự tiếp thu
bài của học sinh được dễ đàng hơn.
- Đế tài còn là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên nghiên cứu.
6. Cấu trúc khóa luận
Gồm 3 phần:
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2: Vấn đề hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc ở sách giáo khoa
Tiếng Việt Tiểu học
Chương 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân môn tập đọc.
Ngoài ra, khóa luận còn có Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục.

4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận.
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài.
1.1.1.1. Định nghĩa câu hỏi
Trong cuộc sống, khi không biết điều gì và có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề đó,
chúng ta thường xuyên phải đặt câu hỏi. Đồng thời, chúng ta cũng thường xuyên gặp
và phải giải quyết những câu hỏi mà người khác đưa ra.
Có nhiều định nghĩa về câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng, nhưng chúng tôi lựa
chọn giới thiệu định nghĩa về câu hỏi của hai tác giả điển hình sau đây: Trong một
nghiên cứu về câu hỏi dựa theo lý thuyết về hành động ngôn ngữ trong giao tiếp,
Kerbrat-Orecchioni cho rằng câu hỏi là phát ngôn được đưa ra nhằm mục đích chính là
nhận được một thông tin từ người được hỏi. Cao Xuân Hạo lấy Tiếng Việt làm ngôn ngữ
quy chiếu và dựa trên khái niệm giá trị ngôn trung, đã định nghĩa câu hỏi chính danh như
sau: Câu hỏi chính danh là những câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự tình
hay về một tham tố nào đó của một sự tình được tiền giả định là hiện thực.
1.1.1.2. Câu hỏi trong dạy học Tập đọc
Dạy học là một quá trình thống nhất bao gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của
thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này gắn bó với nhau và phản ánh tính
chất hai mặt của quá trình dạy học. Do vậy, câu hỏi trong quá trình dạy học là câu hỏi
do giáo viên hoặc học sinh đưa ra trong quá trình dạy học nhằm gợi mở để làm sáng tỏ
những vấn đề mới. Từ đó, rút ra những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học,
những kinh nghiệm được tích lũy trong thực tiễn cuộc sống hoặc tổng kết ôn tập, củng
cố, mở rộng, đào sâu tri thức cũng như kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
Câu hỏi trong dạy học Tập đọc khác với câu hỏi thông thường trong cuộc sống.
Trong cuộc sống, những câu hỏi được đặt ra do người hỏi chưa biết hoặc biết một cách
mơ hồ về điều đó nên muốn làm rõ hơn. Còn câu hỏi trong dạy học Tập đọc không
phải là những câu hỏi đưa ra để đánh đố học sinh mà là những câu hỏi gợi mở để
hướng học sinh vào khai thác bài học. Các câu hỏi đưa ra có tính mục đích rõ ràng, đó
là những kiến thức, kĩ năng cần đem đến cho học sinh. Qua đó, học sinh nắm được
những tri thức, kĩ năng nhằm phục vụ cho học tập và cuộc sống.

5

1.1.1.3.Nhiệm vụ của dạy học tập đọc ở tiểu học
1. Đọc là gì?
Để xác định được nhiệm vụ của dạy đọc cần làm rõ Đọc là gì?. Trong thực tế
dạy đọc, người ta thường hay phiến diện và cực đoan, không hiểu khái niệm đọc một
cách đầy đủ. Nhiều khi người ta thường nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã
chữ - âm, cho rằng đọc là nhìn chữ phát ra thành lời, nghĩa là đã đọc thì phải thành
tiếng. Vì vậy họ đánh giá một giờ dạy chỉ dựa vào một căn cứ duy nhất : đếm xem có
bao nhiêu em được đứng dậy đọc. Ngược lại, có người lại quan niệm đọc chỉ là để hiểu
những nghĩa lý, tức là tìm hiểu bài. Vì vậy, thầy - trò sa vào hỏi đáp về văn bản, sa vào
bình giá mà không chịu đọc chính văn bản đó. Có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định
nghĩa thường nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau. Trong cuốn Sổ tay thuật ngữ
phương pháp dạy học tiếng Nga [1988], Viện sỹ M.R.Lơvôp đã định nghĩa: Đọc là
một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có
âm thanh và thông hiểu nó [ứng với hình thức đọc thành tiếng], là quá trình chuyển
trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh [ứng với đọc
thầm]. Đây là một định nghĩa rất phù hợp với dạy học Tập đọc ở tiểu học. Định nghĩa
này thể hiện một quan điểm đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trình giải mã bậc hai :
chữ viết âm thanh và chữ viết [âm thanh] nghĩa. Như vậy, đọc không chỉ là
đánh vần, phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá
trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đó chính là một sự tổng
hợp của cả hai quá trình này.
2. Ý nghĩa của dạy học Tập đọc ở tiểu học
Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu
tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học.
Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập, là một
công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh
thần học tập cả đời. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh.
Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và
hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ
đáp ứng yêu cầu này - đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
3. Nhiệm vụ của dạy học Tập đọc ở tiểu học
3.1. Tập đọc là một phân môn thực hành.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng
lực đó được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của

6

đọc: đọc đúng, đọc nhanh [đọc lưu loát, trôi chảy], đọc có ý thức [thông hiểu được nội
dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu] và đọc hay [mà ở mức độ cao hơn
là đọc diễn cảm]. Cần phải hiểu kỹ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác
nhau. Đầu tiên đọc là giải mã chữ - âm một cách sơ bộ. Tiếp theo, đọc là phải hiểu
nghĩa của từ, tìm được các từ chìa khóa, câu chìa khóa [câu trọng yếu, câu chốt]
trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn ; với những bài văn, biết phát hiện ra những
yếu tố văn và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy,
lúc này biết đọc đồng nghĩa với việc có kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được
văn bản [bài khóa] ở các tầng bậc khác nhau: nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề,
các phương tiện biểu đạt. Bốn kỹ năng của đọc được hình thành trong hai hình thức
đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau.
Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ
năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội
dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh
và diễn cảm được. Cũng như khó mà nói ra được con gà đẻ ra quả trứng hay quả trứng
nở ra con gà, nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng
nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy,
trong dạy đọc, không thể xem nhẹ kỹ năng nào cũng như không thể tách rời chúng.
3.2. Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành
phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách vở là một sự
tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thực
sự trở thành trung tâm văn hóa. Nói cách khác, thông qua việc dạy học phải làm cho
học sinh thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả
cuộc đời. phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo
cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
3.3. Vì việc học không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh
những nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có
nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho học sinh.
Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc.
Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và
cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình
ảnhDạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị
hiếu thẩm mỹ cho học sinh. Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các
nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.

7

1.2. Cơ sở thực tiễn.
1.2.1.Chương trình môn tập đọc ở sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học.
CHƯƠNG TRÌNH TẬP ĐỌC
TUẦN

1

LỚP 1

LỚP 2

LỚP 3

LỚP 4

LỚP 5

TẬP ĐỌC

TẬP ĐỌC

TẬP ĐỌC

TẬP ĐỌC

- Có công mài

- Cậu bé thông

sắt, có ngày nên

minh.

kim.
- Hai bàn tay em.

[- Ngày hôm qua

[- Đơn xin vào

đâu rồi?]

Đội.]

2

- Làm việc thật là
vui.
[- Mít làm thơ.]

- Ai có lỗi?

mùa.
- Dế Mèn bênh - Nghìn năm văn

- Truyện cổ

- Sắc màu em

nhà.]

nước mình.

yêu.

- Chiếc áo len.

- Gọi bạn.

- Quạt cho bà ngủ.

[- Danh sách học

[- Chú sẻ và bông

sinh tổ 1, lớp

hoa bằng lăng.]
- Người mẹ.

- Thư thăm
bạn.

- Lòng dân.

- Người ăn

- Lòng dân [tt].

xin.
- Một người

- Những con sếu

chính trực.

bằng giấy.

- Trên chiếc bè.

- Ông ngoại.

[- Mít làm thơ

[- Mẹ vắng nhà

- Tre Việt

- Bài ca về trái

tt]

ngày bão.]

Nam.

đất.

- Người lính dũng
- Chiếc bút mực.

cảm.

- Mục lục sách.

- Cuộc họp của

[- Cái trống

chữ viết.

trường em.]

[- Mùa thu của
em.]

6

làng mạc ngày

[- Khi mẹ vắng

sam.

5

- Mẹ ốm.

- Cô giáo tí hon.

2A.]

4

- Quang cảnh

hiến.

nhỏ.

- Bím tóc đuôi

học sinh.

vực kẻ yếu [tt].

- Bạn của Nai

3

- Dế Mèn bênh
vực kẻ yếu.

- Tự thuật.

- Phần thưởng.

- Thư gửi các

- Mẩu giấy vụn.

- Bài tập làm văn.

8

- Những hạt
thóc giống.
- Gà Trống và
Cáo.
- Nỗi dằn vặt

- Một chuyên
gia máy xúc.
- Ê-mi-li, con
- Sự sụp đổ của

- Ngôi trường

- Nhớ lại buổi đầu

mới.

đi học.

[- Mua kính.]

[- Ngày khai

của An-đrây-

chế độ a-pác-

ca.

thai.

- Chị em tôi.

- Tác phẩm của

trường.]

Sile và tên phát
xít.

- Người thầy cũ.
7

- Thời khóa biểu.

lòng đường.

[- Cô giáo lớp
em.]

- Người mẹ hiền.
8

- Trận bóng dưới

- Bàn tay dịu
dàng.
[- Đổi giày.]

- Bận.
[- Lừa và ngựa.]

- Trung thu

- Những người

độc lập.

bạn tốt.

- Ở Vương

- Tiếng đàn ba-

quốc Tương

la-lai-ca trên

Lai.

sông Đà.

- Các em nhỏ và

- Nếu chúng

cụ già.

mình có phép
lạ.

- Tiếng ru.
[- Những chiếc

- Đôi giày ba

chuông reo.]

ta màu xanh.
- Thưa chuyện
với mẹ.

9
- Điều ước của
vua Mi-đát.

10

- Sáng kiến của

- Giọng quê

bé Hà.

hương.

- Bưu thiếp.

- Thư gửi bà.

[- Thương ông.]

[- Quê hương.]

- Bà cháu.
11

- Cây xoài của
ông em.
[- Đi chợ.]
- Sự tích cây vú

12

sữa.

- Kì diệu rừng
xanh.
- Trước cổng
trời.
- Cái gì quý
nhất?
- Đất Cà Mau.

- Đất quý, đất yêu.

- Ông Trạng

- Chuyện một

- Vẽ quê hương.

thả diều.

khu vườn nhỏ.

[- Chõ bánh khúc

- Có chí thì

của dì tôi.]

nên.

- Tiếng vọng.

- Vua tàu

- Mùa thảo quả.

- Nắng phương
Nam.

- Mẹ.

9

thủy Bạch
Thái Bưởi.

- Hành trình của

[- Điện thoại.]

- Cảnh đẹp non
sông.

bầy ong.
- Vẽ trứng.

[- Luôn nghĩ đến
miền Nam.]

13

14

- Bông hoa Niềm

- Người con của

Vui.

Tây Nguyên.

- Quà của bố.

- Người tìm
đường lên các
vì sao.

- Cửa Tùng.

sung.]

[- Vàm Cỏ Đông.]

- Câu chuyện bó

- Người liên lạc

- Chú Đất

- Chuỗi ngọc

đũa.

nhỏ.

Nung.

lam.

- Nhắn tin.

- Nhớ Việt Bắc.

[- Tiếng võng

[- Một trường tiểu

- Chú Đất

- Hạt gạo làng

kêu.]

học vùng cao.]

Nung [tt].

ta.

- Hai anh em.
- Bé Hoa.
[- Bán chó.]

- Văn hay chữ
tốt.

người cha.

- Con chó nhà
hàng xóm.
- Thời gian biểu.
[- Đàn gà mới
nở.]
- Tìm ngọc.
- Gà tỉ tê với
17

gà.
[- Thêm sừng cho

- Trồng rừng
ngập mặn.

- Buôn Chư
- Cánh diều

Lênh đón cô

tuổi thơ.

giáo.

- Tuổi ngựa.

- Về ngôi nhà

- Nhà rông ở Tây
Nguyên.
[- Nhà bố ở.]

16

rừng tí hon.

[- Há miệng chờ

- Hũ bạc của

15

- Người gác

- Đôi bạn.
- Về quê ngoại.
[- Ba điều ước.]
- Mồ Côi xử kiện.
- Anh Đom Đóm.
[- Âm thanh thành
phố.]

ngựa.]

đang xây.
- Kéo co.

- Thầy thuốc
như mẹ hiền.

- Trong quán
ăn Ba cá

- Thầy cúng đí

bống.

bệnh viện.

- Rất nhiều

- Ngu Công xã

mặt trăng.

Trịnh Tường.

- Rất nhiều

- Ca dao về lao

mặt trăng [tt].

động sản xuất.

- Bốn anh tài.

- Người công

18
19

- Chuyện bốn

- Hai Bà Trưng.

mùa.

dân số Một.

10

- Thư Trung thu.

- Báo cáo kết quả

- Chuyện cổ

[- Lá thư nhầm

tháng thi đua Noi

tích về loài

- Người công

địa chỉ.]

gương chú bộ đội.

người.

dân số Một [tt].

[- Bộ đội về làng.]
- Ông Mạnh
thắng Thần Gió.
20
- Mùa xuân đến.
[- Mùa nước nổi.]

- Ở lại với chiến
- Bốn anh tài

- Chú ở bên Bác

[tt].

Hồ.

- Trống đồng

- Nhà tài trợ đặc

[- Trên đường mòn

Đông Sơn.

biệt của Cách

Hồ Chí Minh.]
- Ông tổ nghề

- Anh hùng

bông cúc trắng.

thêu.

Lao động Trần

- Trí dũng song

Đại Nghĩa.

toàn.
- Tiếng rao đêm.

[- Thông báo của

- Bàn tay cô giáo.

thư viện vườn

[- Người trí thức

- Bè xuôi sông

chim.]

yêu nước.]

La.

hơn trăm trí

- Nhà bác học và
bà cụ.

khôn.
22
- Cò và Cuốc.
[- Chim rừng Tây

- Cái cầu.
[- Chiếc máy

- Bác sĩ Sói.

- Nhà ảo thuật.

- Nội qui Đảo

25

- Trường em.

- Sầu riêng.
- Chợ Tết.

- Lập làng giữ
biển.
- Cao Bằng.

bơm.]

Nguyên.]

24

mạng.

- Chim sơn ca và

- Một trí khôn

23

Thủ Độ.

khu.

- Vè chim.

21

- Thái sư Trần

Khỉ.

- Chương trình

[- Sư Tử xuất

xiếc đặc sắc.

quân.]

[- Em vẽ Bác Hồ.]

- Quả tim khỉ.

- Đối đáp với vua.

- Hoa học trò.
- Phân xử tài
- Khúc hát ru

tình.

những em bé
lớn trên lưng

- Chú đi tuần.

mẹ.
- Vẽ về cuộc

- Luật tục xưa

sống an toàn.

của người Ê

- Voi nhà.

- Tiếng đàn.

[- Gấu trắng là

[- Mặt trời mọc ở

- Đoàn thuyền

chúa tò mò.]

đằng Tây!]

đánh cá.

- Hộp thư mật.

- Sơn Tinh, Thủy

- Hội vật.

- Khuất phục

- Phong cảnh

11

đê.

- Tặng cháu.
- Cái nhãn vở.

Tinh.

tên cướp biển.

đền Hùng.
- Cửa sông.

- Bé nhìn biển.

- Hội đua vơi ở

[- Dự báo thời

Tây Nguyên.

- Bài thơ về

tiết.]

[- Ngày hội rừng

tiểu đội xe

xanh.]

không kính.

- Sự tích lễ hội
- Tôm Càng và
- Bàn tay mẹ.
26

- Cái Bống.

Chữ Đồng Tử.

cá con.
- Sông Hương.

- Rước đèn ông

[- Cá sấu sợ cá

sao.

mập.]

[- Đi hội chùa

- Thắng biển.

- Nghĩa thầy trò.

- Ga-vrốt
ngoài chiến

- Hội thổi cơm

lũy.

thi ở Đồng Vân.

- Dù sao trái

- Tranh làng Hồ.

Hương.]
- Hoa ngọc
27

lan.

đất vẫn quay!

- Ai dậy sớm.

- Con sẻ.

- Mưu chú Sẻ.
- Ngôi nhà
28

- Kho báu.

- Quà của bố.
- Vì bây giờ
mẹ mới về.

- Cây dừa.
[- Bạn có biết?]
- Những quả đào.

29

- Đầm sen.

- Cây đa quê

- Mời vào.

hương.

- Chú công.

[- Cậu bé và cây
si già.]

- Chuyện ở
lớp.
30

- Mèo con đi
học.
- Người bạn
tốt.

- Ai ngoan sẽ
được thưởng.
- Cháu nhớ Bác
Hồ.
[- Xem truyền

- Đất nước.

- Cuộc chạy đua
trong rừng.
- Cùng vui chơi.
[- Tin thể thao.]
- Buổi học thể dục.
- Lời kêu gọi toàn
dân tập thể dục.
[- Bé thành phi
công.]
- Gặp gỡ ở Lúc
xăm bua.
- Một mái nhà
chung.
[- Ngọn lửa Ô-limpích.]

hình.]

12

- Đường đi
SaPa.
- Trăng ơi từ
đâu đến?

- Một vụ đắm
tàu.
- Con gái.

- Hơn một
nghìn ngày

- Thuần phục sư

vòng quanh

tử.

trái đất.
- Tà áo dài Việt
- Dòng sông
mặc áo.

Nam.

- Chiếc rễ đa
- Ngưỡng cửa
31

- Kể cho bé
nghe.
- Hai chị em.

tròn.
- Cây và hoa bên
Lăng Bác.
[- Bảo vệ như thế
là rất tốt.]

- Hồ Gươm.
32

- Lũy tre.
- Sau cơn
mưa.

- Cây bàng.
33

- Đi học.
- Nói dối hại
thân.

- Bác đưa thư.
34

- Làm anh.
- Người trồng
na.

- Chuyện quả
bầu.
- Tiếng chổi tre.
[- Quyển sổ liên
lạc.]
- Bóp nát quả
cam.
- Lượm.
[- Lá cờ.]

- Bác sĩ Y-écxanh.
- Bài hát trồng
cây.
[- Con cò.]
- Người đi săn và
con vượn.
- Cuốn sổ tay.
[- Mè hoa lượn
sóng.]
- Cóc kiện trời.

- Ăng co
Vát.
- Con chuồn
chuồn nước.

- Vương quốc
vắng nụ cười.
- Ngắm trăng.
Không đề.

- Công việc đầu
tiên.
- Bầm ơi.

- Út Vịnh.
- Những cánh
buồm.

- Vương quốc

- Luật Bảo vệ,

vắng nụ cười

chăm sóc và

[tt].

giáo dục trẻ em.

[- Quà của đồng

- Con chim

- Sang năm con

nội.]

chiền chiện.

lên bảy.

- Tiếng cười là

- Lớp học trên

liều thuốc bổ.

đường.

- Ăn mầm

- Nếu trái đất

đá.

thiếu trẻ con.

- Mặt trời xanh
của tôi.

- Người làm đồ

- Sự tích chú Cuội

chơi.

cung trăng.

- Đàn bê của anh
Hồ Giáo.

- Mưa.

[- Cháy nhà hàng

[- Trên con tàu vũ

xóm.]

trụ.]

- Anh hùng
35

biển cả
- Ò ó o

1.2.2.Thực tiễn vận dụng hệ thống câu hỏi để dạy tập đọc ở một số trường tiểu học
Việc sử dụng hết các câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa khi thực hiện tiết dạy
của phân môn Tập đọc là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên. Nhưng
sử dụng như thế nào các câu hỏi đó giúp cho học sinh nắm vững nội dung và hiểu một
cách sâu sắc về ý nghĩa giáo dục trong bài thì lại phụ thuộc vào khả năng sử dụng và
phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức dạy học của giáo viên. Chúng tôi đã
tiến hành điều tra 30 giáo viên về việc sử dụng câu hỏi trong dạy Tập đọc của 2 trường

13

Tiểu học đó là trường Tiểu học Quảng Phong và trường Tiểu học số 1 Ba Đồn ở Thị
xã Ba Đồn Tỉnh Quảng Bình. Nội dung điều tra gồm các câu hỏi:
1. Anh [chị] có sử dụng hết các câu hỏi trong sách giáo khoa không?
2. Anh [chị] có sử dụng thêm câu hỏi nào không?
3. Theo anh [chị] có câu hỏi nào chưa phù hợp không?
4. Học sinh có trả lời hết các câu hỏi trong bài Tập đọc không?
Kết quả thu được như sau:
Trường Tiểu học số 1 Ba Đồn:
Kết quả

Câu hỏi

Số GV

1

15

15

0

2

15

15

0

3

15

15

0

4

15

1

14



Không

Trường Tiểu học Quảng Phong:
Kết quả

Câu hỏi

Số GV

1

15

15

0

2

15

15

0

3

15

15

0

4

15

0

15



Không

Từ kết quả trên chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Việc sử dụng câu hỏi trong day tập đọc thì các giáo viên sử dụng hết 100% các
câu hỏi trong sách giáo khoa, ngoài ra họ còn sử dụng thêm các câu hỏi phụ hoặc sử
dụng hợp lý một số câu hỏi để học sinh trả lời tốt hơn, giúp các em đi sâu vào bài học
một cách dễ dàng và nắm được bài dễ dàng. Hầu hết học sinh không thể tự mình trả lời
hết các câu hỏi trong sách giáo khoa, để giúp học sinh tiếp thu bài tốt, giáo viên không
chỉ nắm chắc kiến thức mà còn thiết kế và sử dụng câu hỏi một cách hợp lí dẫn dắt học
sinh tự phát hiện và nắm được nội dung của bài. Kĩ năng sử dụng câu hỏi là một trong
những kĩ năng quan trọng trong quá trình dạy học, góp phần không nhỏ vào việc thành
công trong giờ học. Thực tế cho thấy, nếu giáo viên đặt được nhiều câu hỏi một cách
hợp lí, phù hợp với nội dung bài học sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn nhiều so với
việc chỉ giảng giải một cách đơn thuần.

14

CHƯƠNG 2
VẤN ĐỀ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG PHÂN MÔN
TẬP ĐỌC Ở SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC
2.1. Phân loại hệ thống câu hỏi theo nhóm trong phân môn Tập đọc
Có nhiều cách phân loại hệ thống câu hỏi, nhưng trong công trình này, chúng tôi
sử dụng cách phân loại câu hỏi của tác giả Lê Phương Nga Đặng Kim Nga trong
giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Theo đó, chúng tôi xin đưa ra
cách phân loại câu hỏi như sau:
2.1.1. Nhóm câu hỏi có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản
a. Câu hỏi tái hiện một phần hoặc toàn bộ văn bản
- Cách tạo dựng câu hỏi: Nhóm câu hỏi này yêu cầu tính làm việc độc lập của học
sinh chưa cao. Học sinh chỉ cần nhận diện, ghi nhớ, phát hiện ra các từ ngữ, câu, đoạn,
hình ảnh, chi tiết của văn bản.
- Tác dụng: Những câu hỏi thuộc nhóm này sẽ luyện cho học sinh về trí nhớ.
- Ví dụ:
+ Học thuộc lòng bài thơ.
[Gọi bạn TV 2 tập 1]
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.
[Sơn Tinh, Thủy Tinh TV 2 tập 2]
+ Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến.
[Mùa xuân đến TV 2 tập 2]
+ Học thuộc lòng một đoạn văn em thích.
[Nhớ lại buổi đầu đi học TV 3 tập 1]
+ Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
[Cái cầu TV 3 tập 2]
+ Phân vai đọc các đoạn kịch trên.
[Ở Vương quốc Tương Lai TV 4 tập 1]
b. Câu hỏi yêu cầu học sinh xác định đề tài và nhân vật của bài
- Cách tạo dựng câu hỏi: Vì đặc điểm của loại câu hỏi này chỉ dừng ở mức độ
thấp, chỉ yêu cầu học sinh trả lời dựa trên từ ngữ có sẵn trong văn bản nên câu hỏi xác
định đề tài của văn bản thường có dạng hỏi trực tiếp: Câu chuyện này nói về ai?,
Câu chuyện này nói về cái gì?.

15

- Tác dụng: Loại câu hỏi này rèn cho học sinh có kĩ năng nhận ra đề tài văn bản,
giúp học sinh nhận diện được các nhân vật có trong mỗi bài tập đọc và hiểu được câu
chuyện này muốn nói về cái gì.
- Ví dụ:
+ Hà hỏi mượn bút, ai đã giúp Hà?
[Người bạn tốt TV 1 tập 2]
+ Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà?
[Mời vào TV 1 tập 2]
+ Ai dắt em bé tập đi men ngưỡng cửa?
[Ngưỡng cửa TV 1 tập 2]
+ Câu chuyện này có những nhân vật nào?
[Câu chuyện bó đũa TV 2 tập 1]
+ Người ông dành những quả đào cho ai?
[Những quả đào TV 2 tập 2]
+ Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai?
[Chú sẻ và bông hoa bằng lăng TV 3 tập 1]
+ Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai?
[Giọng quê hương TV 3 tập 1]
+ Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai?
[Bốn anh tài TV 4 tập 2]
+ Trong câu chuyện cổ tích này, ai là người được sinh ra đầu tiên?
[Chuyện cổ tích về loài người TV 4 tập 2]
c. Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài
- Cách tạo dựng câu hỏi: Lệnh của câu hỏi là gạch dưới, ghi lại hoặc những câu
hỏi Ai? Gì? Nào? mà câu trả lời có sẵn, hiển hiện trên ngôn từ của văn bản. Câu hỏi có
thể yêu cầu học sinh chỉ ra các từ mới hoặc các từ mà các em không hiểu nghĩa. Câu
hỏi cũng có thể yêu cầu học sinh phát hiện ra những từ ngữ, chi tiết quan trọng, hình
ảnh đẹp trong bài.
- Tác dụng: Với loại câu hỏi này, học sinh sẽ dần dần phát hiện ra các từ ngữ, chi
tiết, hình ảnh gợi ra trong bài tập đọc. Thông qua đó, trí tưởng tượng của các em sẽ
được phát huy, khả năng cảm thụ hình tượng văn học dần được hình thành và phát
triển. Ngoài ra, loại câu hỏi này còn giúp học sinh được rèn luyện về trí nhớ, nhớ lại
những nội dung, chi tiết liên quan càng nhiều, càng chính xác càng tốt.
- Ví dụ:
+ Sẻ làm gì khi Mèo đặt nó xuống đất?
[Mưu chú Sẻ TV 1 tập 2]

16

+ Bạn nhỏ thấy gì khi mở quyển vở?
[Quyển vở của em TV 1 tập 2]
+ Từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực?
[Chiếc bút mực TV 2 tập 1]
+ Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?
[Ông Mạnh thắng Thần Gió TV 2 tập 2]
+ Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra.
[Trận bóng dưới lòng đường TV 3 tập 1]
+ Tìm những chi tiết nói lên nỗi vất vả của đoàn quân vượt dốc.
[Trên đường mòn Hồ Chí Minh TV 3 tập 2]
+ Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt.
[Dế Mèn bênh vực kẻ yếu TV 4 tập 1]
+ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người
mẹ đối với con.
[Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ TV 4 tập 2]
+ Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê
thêm đẹp và sinh động?
[Quang cảnh làng mạc ngày mùa TV 5 tập 1]
+ Chi tiết nào trong truyện gây bất ngờ cho người đọc?
[Tiếng rao đêm TV 5 tập 2]
d. Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra những câu quan trọng của bài
- Cách tạo dựng câu hỏi: Hình thức của loại câu hỏi này thường là hãy tìm câu
văn, câu thơ cho thấy tầm quan trọng của văn bản, hoặc tìm những câu văn, câu thơ
làm toát lên nội dung của bài.
- Tác dụng: Loại câu hỏi này không chỉ giúp học sinh tái tạo ngôn ngữ trong một
từ, một cụm từ mà còn tái tạo lại cả một câu văn, câu thơ đặc sắc nhằm làm rõ nội
dung của bài.
- Ví dụ:
+ Đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình đối với đôi bàn tay mẹ.
[Bàn tay mẹ TV 1 tập 2]
+ Đọc những câu thơ nói về tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu đất nước.
[Ngôi nhà TV 1 tập 2]

17

+ Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở?
[Đàn gà mới nở - TV 2 tập 1]
+ Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với
Bác?
[Cây và hoa bên lăng Bác TV 2 tập 2]
+ Tìm những câu văn tả chiếc bánh khúc.
[Chõ bánh khúc của dì tôi TV 3 tập 1]
+ Những câu thơ nào cho thấy cảnh chùa Hương rất đẹp và thơ mộng?
[Đi hội chùa Hương TV 3 tập 2]
+ Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.
[Đôi giày ba ta màu xanh TV 4 tập 1]
+ Tình đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ được thể hiện trong những
câu thơ nào?
[Bài thơ về tiểu đội xe không kính TV 4 tập 2]
+ Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
[Ca dao về lao động sản xuất TV 5 tập 1]
+ Những câu thơ nào cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?
[Sang năm con lên bảy TV 5 tập 2]
e. Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn văn, đoạn thơ
- Cách tạo dựng câu hỏi: Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn thường có
dạng: Bài này gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu? Hoặc cụ thể hơn như: Mỗi ý
sau được nói đến trong khổ thơ, đoạn văn nào?
- Tác dụng: Giúp học sinh có kĩ năng nhận biết cấu trúc, bố cục của văn bản, mối
quan hệ giữa các bộ phận trong bài, nhận biết được những phương tiện liên kết văn
bản thành một thể thống nhất. Không những thế, mục đích của những câu hỏi này còn
giúp học sinh có kĩ năng tóm tắt văn bản, rút ra được ý chính của đoạn văn, khổ thơ.
Với những văn bản nghệ thuật, học sinh biết phân tích đề tài, chủ đề, trả lời được câu
hỏi bài nói về cái gì và người viết muốn đạt đến cái gì với văn bản đó. Đây là một kĩ
năng thiết yếu phải hình thành khi dạy học nhằm giúp học sinh biết vận dụng vào phân
môn Tập làm văn, nhất là các lớp 3, 4, 5.
- Ví dụ:
+ Tìm đoạn văn tương ứng với từng nội dung sau:

18

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề