Hình tượng điển hình là gì

Đề bài: Chí Phèo là một trong những nhân vật điển hình nhất của nền văn học hiện thực Việt Nam. Anh chị hiểu như thế nào là nhân vật điển hình, hãy phân tích ý nghĩa điển hình của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

Đang xem: Nhân vật điển hình trong văn học là gì

Related Articles

  • Thằng Đàn Bà Tiếng Anh Là Gì, Sưu Tầm Những Câu Chửi Thề Bằng Tiếng Anh  1 tuần ago
  • Cây kim tiền ra hoa báo hiệu gì trong phong thủy? Ý nghĩa ra sao?  3 tuần ago
  • Ý nghĩa cây hồng môn trong phong thủy và trong thực tiễn  3 tuần ago
  • Ý nghĩa của hoa bỉ ngạn là gì?  3 tuần ago

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về nhân vật: Nhân vật Chí Phèo không chỉ làm tròn nhiệm vụ là linh hồn của tác phẩm, nơi nhà văn truyền tải những sự kiện hiện thực, những thông điệp nhân sinh mà còn trở thành nhân vật điển hình bậc nhất của nền văn học Việt Nam.

2. Thân bài

Nhân vật điển hình là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân vật mang tính cụ thể, vừa không lặp lại nhưng vẫn mang những phẩm chất, đặc điểm chung để có thể trở thành đại diện tiêu biểu cho con người trong xã hội.

Đặt nhân vật Chí Phèo trong tương quan với phạm vi của định nghĩa trên, ta có thể thấy Chí Phèo chính là nhân vật điển hình rõ nét.

Chí Phèo vốn là một anh canh điền hiền lành, lương thiện nhưng sau khi ra tù và trở thành tay sai của Bá Kiến thì Chí Phèo đã trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại

>Sự thay đổi về con người, tha hóa về nhân tính của Chí Phèo hoàn toàn do sự tác động của hoàn cảnh.

Cuộc đời và số phận của Chí Phèo không chỉ là số phận của riêng một cá nhân, cá thể nào đó mà điển hình cho những đau khổ, đọa đầy mà người nông dân phải đối mặt trong xã hội phong kiến đen tối.

> Họ bị tước đi quyền cơ bản nhất của con người là quyền được sống lương thiện, quyền được hạnh phúc.

Đáng lên án hơn nữa, chính cái đen tối, tiêu cực của xã hội phong kiến, của giai cấp cầm quyền đã đẩy con người vào tấn bi kịch khủng khiếp nhất, đó là tha hóa về nhân cách

Ngay cả khi họ đã thức tỉnh nhân tính, khát khao được làm hòa với mọi người để trở về với cuộc sống lương thiện thì họ vẫn bị những định kiến nghiệt ngã của xã hội ngăn cản.

Nam Cao đã xây dựng được môi trường sống, hoàn cảnh có tính điển hình với những mâu thuẫn căng thẳng, không thể giải quyết, từ đó đặt nhân vật của mình trong thế đối kháng giữa phần nhân tính và phần ác quỷ bên trong con người.

Xem thêm: Vay Tiêu Dùng Cá Nhân: Những Điều Kiện Vay Tiền Fe Credit, Điều Kiện Vay Tín Chấp Theo Lương Tại Fe Credit

3. Kết bài

Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo, nhân vật mang tính điển hình của nền văn học Việt Nam bởi nó phản ánh được cuộc sống, số phận của rất nhiều người nông dân bất hạnh trong xã hội cũ, phản ánh được hiện thực mang tính xã hội sâu sắc.

II. Bài tham khảo

Bằng vốn am hiểu sâu sắc về đời sống của người nông dân và sự tinh tế trong phát hiện những hiện tượng nổi bật của đời sống, trong truyện ngắn Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã dựng lên một hình tượng đầy sinh động về người nông dân trước cách mạng tháng tám. Nhân vật Chí Phèo không chỉ làm tròn nhiệm vụ là linh hồn của tác phẩm, nơi nhà văn truyền tải những sự kiện hiện thực, những thông điệp nhân sinh mà còn trở thành nhân vật điển hình bậc nhất của nền văn học Việt Nam.

Nhân vật điển hình là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân vật mang tính cụ thể, vừa không lặp lại nhưng vẫn mang những phẩm chất, đặc điểm chung để có thể trở thành đại diện tiêu biểu cho con người trong xã hội. Đặt nhân vật Chí Phèo trong tương quan với phạm vi của định nghĩa trên, ta có thể thấy Chí Phèo chính là nhân vật điển hình rõ nét.

Chí Phèo vốn là một anh canh điền hiền lành, lương thiện nhưng sau khi ra tù và trở thành tay sai của Bá Kiến thì Chí Phèo đã trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, trở thành tên lưu manh bị tha hóa cả về nhân hình lẫn nhân tính. Sự thay đổi về con người, tha hóa về nhân tính của Chí Phèo hoàn toàn do sự tác động của hoàn cảnh.

Phân tích ý nghĩa điển hình của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao

Chí sẽ mãi là anh canh điền hiền lành chân chất với những giấc mơ giản dị nếu như không bị Bá Kiến hãm hại đẩy vào tù, nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành tên lưu manh bất cần, liều lĩnh. Dưới sự chi phối, sai khiến cho Bá Kiến, Chí Phèo đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, một tay Chí đã gây ra bao tội ác.

Cuộc đời và số phận của Chí Phèo không chỉ là số phận của riêng một cá nhân, cá thể nào đó mà điển hình cho những đau khổ, đọa đầy mà người nông dân phải đối mặt trong xã hội phong kiến đen tối. Họ là những người nghèo khổ bị bóc lột, đọa đày và chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần. Họ bị tước đi quyền cơ bản nhất của con người là quyền được sống lương thiện, quyền được hạnh phúc.

Đáng lên án hơn nữa, chính cái đen tối, tiêu cực của xã hội phong kiến, của giai cấp cầm quyền đã đẩy con người vào tấn bi kịch khủng khiếp nhất, đó là tha hóa về nhân cách, trở thành con quỷ dữ bị mọi người xa lánh, khinh ghét. Để ngay cả khi họ đã thức tỉnh nhân tính, khát khao được làm hòa với mọi người để trở về với cuộc sống lương thiện thì họ vẫn bị những định kiến nghiệt ngã của xã hội ngăn cản.

Có thể nói, tác giả Nam Cao đã xây dựng được môi trường sống, hoàn cảnh có tính điển hình với những mâu thuẫn căng thẳng, không thể giải quyết, từ đó đặt nhân vật của mình trong thế đối kháng giữa phần nhân tính và phần ác quỷ bên trong con người.

Xem thêm: Phillip Nguyễn Nói Lời Yêu Với Linh Rin Là Ai, Phillip Nguyễn Nói Lời Yêu Với Linh Rin

Vận dụng được những am hiểu về đời sống, số phận và tâm lí của người nông dân cùng tài năng nghệ thuật bậc thầy, nhà văn Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo, nhân vật mang tính điển hình của nền văn học Việt Nam bởi nó phản ánh được cuộc sống, số phận của rất nhiều người nông dân bất hạnh trong xã hội cũ, phản ánh được hiện thực mang tính xã hội sâu sắc. READ Viện Bỏng Quốc Gia Tiếng Anh Là Gì, Viện Bỏng Quốc Gia

Video liên quan

Chủ Đề