Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước lớp 9

D. Hoạt động vận dụng

1. Công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước hoàn thành có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nước ta sau này?


Sau Đại thắng 1975, việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam. Khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước nghĩa là chúng ta đã thể chế hóa thống nhất lãnh thổ. Từ đó, tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lãnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa....Đồng thời, nó cũng tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn dân và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.


+ Vì sao phải hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước? 

- Từ lâu đất nước ta đã là một. Thống nhất đất nước là một quy luật phát triển của dân tộc ta. Xưa nay tất cả các thê lực nào muốn chia cắt đất nước ta đều bị lịch sử chôn vùi. Hồ Chủ tịch thường nói: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một... Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”

 - Thống nhất đất nước là một nguyện vọng chính đáng, một điều kiện thống nhất đất nước về toàn diện, mới mở ra khả năng to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như mở rộng quan hệ quốc tế của nước ta. 

Quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã diễn ra như thế nào?

 Qua nhiều bước:- Nắm bắt được yêu cầu khách quan của lịch sử, Hội nghị Trung ương Đảng [8/1975] đề ra chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. - Thực hiện chủ trương trên đây của Đảng, một hội nghị đại biểu của nhân dân hai miền Nam – Bắc đã được triệu tập tại thành phố Sài Gòn [12/1975] để bàn về việc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Hội nghị đã tán thành chủ trương hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước của Trung ương Đảng. - Thực hiện Nghị quyết của hội nghị đại biểu của nhân dân hai miền Nam – Bắc, chúng ta đã tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào ngày 26/4/1976 để bầu Quốc hội chung trong cả nước. - Tiếp đó vào khoảng cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976 Quốc hội khoá VI đã họp kỳ họp thứ nhất tại Hà Nội. Quốc hội quyết định những vấn để trọng dại của đất nước như: + Đổi tên nước thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam [kể từ ngày 2/7/1976].+ Vẫn lấy Hà Nội làm thủ đô chung của cả nước, lá cờ đỏ sao vàng 5 cánh làm Quốc kỳ, bài Tiến quân ca làm Quốc ca và đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành thành phố Hồ Chí Minh. + Bầu ra cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, bầu những người lãnh đạo cao nhất của Nhà nước. + Cử ra một ban dự thảo hiến pháp mới và công bố vào nồm 1980. Đến đây việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. 

+ Ý nghĩa lịch sử của việc thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ?

 - Đây là tháng lợi to lớn của ta vì từ nay đã thể chế hoá được sự thống nhất đất nước vé mặt lãnh thổ trước đó.- Tạo điều kiện để ta đi đến thống nhất đất nước toàn diện về chính trị. kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, văn học nghệ thuật và tư tưởng v.v...- Mở ra những khả năng to lớn cho nước ta trong việc phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

- Mở rộng quan hệ đối ngoại, ngoại thương, giao lưu quốc tế, đồng thời nâng cao hơn nữa uy thế của nước ta trên trường quốc tế, góp phần tích cực vào công việc củng cố hòa bình, an ninh ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung.

Hướng dẫn trả lời câu 2 trang 203 sgk Lịch Sử 12 – Câu hỏi ôn tập kiến thức sử 12 bài 26

Câu 2 trang 203 sgk Lịch Sử 12

Câu hỏi

Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Trả lời

Phương án 1

  • Là yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.
  • Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, ý chí thống nhất Tổ quốc, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam độc lập và thống nhất của toàn thể nhân dân ta.
  • Tạo điều kiện cho việc tiếp tục hoàn thành thống nhất các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.
  • Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện đất nước, để cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo ra khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.

Phương án 2

  • Là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.
  • Thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã thể chế hóa thống nhất lãnh thổ.
  • Tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lãnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa.
  • Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn dân và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Câu hỏi khác

Tags: Lịch Sử 12

Đại thắng mùa xuân 1975 đã đưa Việt Nam bước vào thời kì 

Sau năm 1975 tình hình miền Nam có điểm gì nổi bật?

Trong giai đoạn 1954-1975, nền kinh tế miền Nam phát triển theo hướng nào?

Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?

Ngày 25/4/1976, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

Ở miền Nam, chính quyền cách mạng giải quyết vấn đề ruộng đất như thế nào?

Khó khăn cơ bản nhất của đất nước sau 1975 là gì?

Skip to content

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước diễn ra trong hoàn cảnh nào? Được tiến hành như thế nào?

* Hoàn cảnh lịch sử:

Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứư nước thắng lợi, nước ta đã thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Nhân dân hai miềnc ó nguyện vọng đất nước phải được thống nhất về mặt nhà nước.

* Tiến hành :

– Tháng 9/1975: Hội nghi Ban chấp hành TW Đảng lần thứ 24 họp đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

– Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975: Hội nghi hiệp thương chính trị thống nhất đất nước về mặt nhà nược họp tại Sài gòn, hội nghị hòan toàn nhất trí với chủ trương thống nhất đất nước về mặt nhà nước của Đảng. – Ngày 25/4/1976 Tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa VI được tiến hành trong cả nước.

– Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976 Quốc hội họp phiên thứ nhất bầu các cơ quan và thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.

Tại kỳ họp thứ nhất của quốc hội khóa VI đã quyết định:

– Quốc hội thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định chuyển hướng cách mạng Việt Nam sang giai đoạn cách mạng XHCN. – Quyết định đổi tên nước là Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Kể từ ngày 2/7/1976. Quýêt định Quốc Kỳ, Quốc ca, Quốc huy. Quyết định thủ đô nước CHXHCN Việt Nam là Hà Nội. Thành phố Gài gòn- Gia định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. – Bầu các cơ quan và các chức lãnh đạo cao cấp của nhà nước: Chủ tịch, Phó chủ tịch, Chủ tịch Quốc hội….. – Ở Điạ phương tổ chức thành ba cấp chính quyền: Cấp Tỉnh- Thành phố trực thuộc TW; Cấp Huyện- Thị xã; Cấp xã – Thị trấn.

– Quốc hội bầu Ủy ban dự thảo hiến pháp và quyết định khi chưa có hiến pháp mới thì nước CHXHCN Việt Nam tổ chức các hoạt động dựa trên cơ sở hiến pháp 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam chính thức được quốc hội thông qua vào ngày 18/12/1980. Đay là hiến pháp đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH.

Lý thuyết:

Mục III

III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước [1975 - 1976]

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức Nhà nước khác nhau. Nguyện vọng của nhân dân cả nước muốn có một Chính phủ Thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho cả nước.

- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 24 [9-1975] đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất mrớc về mặt Nhà nước.

- Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị hiệp thương đã nhất trí hoàn toàn việc thống nhất hai miền trong một Nhà nước chung.

- Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước

- Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, Ọuốc hội khoá VI của nước Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội. Thông qua chính sách đối nội, đối ngoại.

+ Quyết định lấy tên nước là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội là Thủ đô, đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước nhà.

+ Đầu Ban Dự thảo Hiến pháp.

- Ở địa phương, Quốc hội tổ chức thành ba cấp tỉnh, huyện, xã.

Chủ Đề