Hợp đồng mua lại là gì

Nội dung bài viết

  • 1. Định nghĩa
  • 2. Đặc điểm
  • 3. Repo và vay thế chấp có gì khác nhau?
  • 4. Lãi suất
  • 5. Tác động của Repo
  • 6. Rủi ro
1. Định nghĩa

Hợp đồng Repo [Repurchase Agreement] tên đây đủ là Sale and Repurchase Agreement là thỏa thuận mua lại hay thị trường Repo.

Repo là một hình thức vay ngắn hạn đối với các loại chứng khoán của bên nhà đầu tư. Người tham gia thế chấp các chứng khoán của mình cho bên mua [như ngân hàng thương mại, cục dữ trữ liên bang, công ty chứng khoán,], thông thường trong khoảng thời gian ngắn hạn [1 ngày hoặc 1 tuần sau đó,], và sau đó mua lại hôm tiếp theo. Repos thường được sử dụng để nâng cao ngắn hạnvốn.Chúng cũng là một công cụ phổ biến củahoạt động thị trường mởngân hàng trung ương.

Đối với bên bán phải đồng ý mua lại chứng khoán đã bán gọi là Repo; đối với bên mua của giao dịch, phải đồng ý bán lại chứng khoán đó, đó là một thỏa thuận mua lại ngược lại [Reverse Repo].

Như vậy 2 khái niệm Repo và Reverse Repo đồng thời xảy ra và phụ thuộc lẫn nhau của 2 bên thực hiện trong 1 giao dịch.

2. Đặc điểm

Thỏa thuận Repo thường cho là khoảng đầu tư an toàn vì tính thanh khoản nhanh và bảo mật cao cùng với đó nó có chức năng như là 1 tài sản thế chấp, vì hầu hết các thỏa thuận đều liên quan đến trái phiếu, cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường hoặc của chính phủ. Cho thấy Repo như là 1 công cụ tiền tệ hữu hiệu trên thị trường.

Được phân loại như 1 khoản vay ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản thế chấp và chịu lãi, các chứng khoán được coi như là tài sản thế chấp. Đến đây ta hình dung giống như là margin trong chứng khoán như không phải. Vì margin chỉ cho ta tăng lên sức mua trong tài khoản để mua/bán thêm cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm tài chính khác,chứ không đưa người bán dạng tiền mặt [cash] để người bán dùng chúng qua những mục đích khác như bổ sung vốn lưu động, Tạo tính thanh khoản ngắn hạn.

Cục dự trữ liên bang hay các ngân hàng trung ương khác thường dùng công cụ này trong việc điều tiết lượng cung ứng tiền ra thị trường và dự trữ trong ngân hàng. Các repo thường dùng đối với Cục dự trữ liên bang Mĩ là các công cụ chứng khoán nợ, các tài sản khác,

3. Repo và vay thế chấp có gì khác nhau?

Nhìn chung 2 công cụ tài chính này đều giống nhau, tuy nhiên đối với repo, người mua chỉ sở hữu các tài sản: cổ phiếu, trái phiếu, tạm thời trong thỏa thuận này. Nếu trong trường hợp phá sản hay khủng hoảng xảy ra thì người mua có thể bán tài sản thỏa thuận của họ. Đây là điều khác biệt lớn nhất đối với vay thế chấp.

4. Lãi suất

Repo có ngày đáo hạn xác định [ngày, tuần tiếp theo,] được gọi là thỏa thuận có thời hạn. Việc xác định lãi xuất sẽ do người mua/bán thỏa thuận có trong hợp đồng. Nhưng việc định giá để tính lãi xuất đều dựa trên chên lệch giá mua-bán tài sản thỏa thuận đến ngày đáo bạn. Việc sử dụng repo có ngày đáo hạn thường cho những trường hợp có sẵn kế hoạch tài chính về thời gian thu hồi vốn theo hợp đồng.

Còn trường hợp không có ngày đáo hạn gọi là thỏa thuận mua lại mở [On-demand Repo], điều này xảy ra khi 1 trong 2 bên huy thỏa thuận hợp đồng. Nếu 2 bên không hủy thời hạn đáo hạn thì hợp đồng sẽ giống như Repo có ngày đáo hạn như trên. Loại hợp đồng Repo mở này thường được sử dụng trong trường hợp không có sẵn kế hoạch tài chính về thời gian thu hôi vốn theo hợp đồng.

5. Tác động của Repo

Nếu repo có kì hạn dài [lớn hơn 5 năm] thì mức độ rủi ro của hợp đồng sẽ cao hơn vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến uy tin của người mua lại [bên bán] và lãi suất sẽ tác động đến giá tài sản thỏa thuận trong việc mua lại như trong thỏa thuận.

Điều này cũng tương tự như yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu.

6. Rủi ro

Các công cụ thỏa thuận Repo thường được xem là công cụ giảm thiểu rủi ro trong tín dung [như đó ở mục 3].

Nhưng rủi ro lớn nhất gặp phải đối với repo là khi người bán không chịu mua lại tài sản thỏa thuận [gọi tắc là thế chấp] đã bán vào ngày đáo hạn với những lí do khác nau. Nhưng lí do phổ biến nhất là giá trị tài sản thế chấp bị giảm rất nhiều lần so với trước khi kí hợp đồng repo. Làm cho tài sản kém hấp dẫn để người bán đồng ý mua lại, trong trường hợp này người mua chỉ còn cách bán tài sản đó để thu tiền một cách tối đa hóa đạt được.

Nên thỏa thuận Repo thường được sử dụng trong ngắn hạn như đã nói lúc đầu.

Nói chung rủi ro trong tín dụng phụ thuộc rất nhiều yếu tố bao bào gồm như: Các thỏa thuận, điều kiện trong giao dịch, tính thanh khoản, kinh tế vĩ mô, lãi suất,

Nguồn tham khảo: Investopedia

Video liên quan

Chủ Đề