Ỉ ôi là gì

Quá mệt mỏi sau những trận khóc lóc, mè nheo của con, vậy tại sao mẹ không thử tìm hiểu điều con muốn là gì và giải quyết triệt để tận gốc.

  • 9 nghiên cứu tâm lý cha mẹ nên lấy làm kim chỉ nam trong quá trình dạy dỗ con nhỏ
  • Cả một loạt ảnh hưởng vô cùng tiêu cực khi trẻ ngủ không đủ giấc mà các mẹ chưa chắc đã biết đến
  • 7 mẹo hữu ích khi nuôi con các mẹ đều ước giá như mình biết sớm hơn

Mè nheo là một trong những đặc tính tâm lý bình thường ở trẻ nhỏ, thường gặp ở các bé 2-4 tuổi. Khi bé khóc lóc vì đòi một thứ gì đó mà không được đáp ứng, mẹ cần phải tỏ thái độ nghiêm khắc ngay từ đầu, không nên chiều theo ý muốn của bé. Hãy kiên định với câu trả lời của mình, để bé hiểu rằng khi nào người lớn cho phép mới được, chứ không thể mè nheo, ăn vạ mà thay đổi được tình hình.

Việc nói "Không" với trẻ thì dễ nhưng làm cách nào để bé hiểu và hạn chế bớt "sóng gió" trong gia đình thì lại rất cần đến sự thấu hiểu của mẹ [Ảnh minh họa]

Vẫn biết mẹ phải đủ sự kiên nhẫn, nếu không kiên nhẫn mà chấp nhận thoả hiệp với bé vì nghĩ rằng thôi cho cho đỡ đau đầu thì bé sẽ nhờn và đòi được lần 1 thì chắc chắn sẽ có lần 2, hay kiên nhẫn chờ đợi cho cơn mè nheo của bé qua đi thì có lẽ không biết bao giờ mới kết thúc. Việc nói "Không" với trẻ thì dễ nhưng làm cách nào để bé hiểu và hạn chế bớt "sóng gió" trong gia đình thì lại là chuyện khác. Khi bé xuất hiện tính mè nheo nghĩa là bé đang chứng tỏ sự độc lập và ý kiến riêng của mình, bé muốn thu hút sự chú ý của mẹ. Và ẩn trong những giọt nước mắt ỉ ôi đó là cả một bầu trời mong muốn bé đang cần thổ lộ.

Vì vậy mẹ hãy "dập tắt" cơn mè nheo, khóc lóc ỉ ôi của trẻ bằng chính sự thấu hiểu những điều bé muốn sau đây để biến việc tưởng khó hóa thành dễ một cách khéo léo nhất có thể.

Con muốn mẹ giúp đỡ

Em bé khóc lóc khi cần ti sữa, thay tã, hay đơn giản là ôm ấp, vỗ về mà thôi. Còn trẻ tập đi thì muốn học cách tự lập, thử vượt qua các ranh giới, nhưng đôi khi bé vẫn cần sự giúp đỡ của mẹ khi đói, khát, mệt mỏi hoặc quá sức.

Mẹ hãy kiểm tra xem con có bị đau hay đau không, nếu con không gặp nguy hiểm đe dọa đến tính mạng thì mẹ không thể làm gì nhiều ngoài việc cố gắng hỏi han hoặc tìm hiểu xem con đang cần gì và đáp ứng nhu cầu cần thiết cho bé.

Bé mè nheo, khóc lóc vì muốn được đáp ứng những nhu cầu cần thiết như sữa, nước hay là mẹ bế [Ảnh minh họa]

Bé muốn có sự thoải mái

Nhà giáo dục và tâm lý học phát triển Becky Bailey cho hay ỉ ôi, mèo nheo cũng có thể nghĩa là trẻ đang cảm thấy lo lắng và trẻ cần chia sẻ với mẹ. Một nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ có bố mẹ thờ ơ, hay xem điện thoại, ti vi thì con cái thường hay mè nheo và khóc lóc nhiều hơn. Khi trẻ cảm thấy bị bỏ rơi thì sự khao khát được mẹ dành thời gian và tình cảm trở nên cấp thiết hơn.

Trong trường hợp này, chính người lớn cần xem lại mình để điều chỉnh cho hợp lý. Trẻ đang cần sự thoải mái và tình cảm của mẹ, vậy mẹ hãy trao cho bé những hành động bày tỏ tình yêu thương, những cái ôm hay vuốt ve thể hiện sự che chở và thấu hiểu, chắc chắn bé sẽ thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Những đứa trẻ có bố mẹ thờ ơ, hay xem điện thoại, ti vi thì con cái thường hay mè nheo và khóc lóc nhiều hơn [Ảnh minh họa]

Con cần bày tỏ cảm xúc

Con có thể rên rỉ hoặc khóc lóc mãi không thôi, thậm chí la hét, đấm đá mỗi khi cảm thấy bực bội, buồn bã hoặc chuẩn bị nổi cơn giận dữ vì chuyện gì đó. Con cần trút ra những cảm xúc tiêu cực.

Vì vậy trước khi tức giận, mẹ hãy nhớ rằng con chỉ mới đang bắt đầu mở rộng vốn từ vựng của mình và sẽ cần sự trợ giúp để nhận diện và gọi tên từng cung bậc cảm xúc. Chuyên gia nuôi dạy con cái và tác giả của nhiều cuốn sách về làm cha mẹ, Janet Lansbury, khuyên các bậc cha mẹ luôn thừa nhận cảm xúc của con mình ngay cả khi chúng buồn vì những điều nhỏ nhặt nhất. Sau đó dạy con các kỹ thuật làm dịu cơn giận như hít thở, đưa bản thân ra khỏi trong tình huống khó chịu, hoặc đếm ngược từ 10.

Trẻ cần môi trường tốt hơn

Trẻ rất nhạy cảm với tình cảm, cảm xúc của cha mẹ. Khi mẹ vui hay lo lắng thì trẻ cũng có nhiều khả năng cảm thấy hạnh phúc hoặc lo lắng giống mẹ. Một nghiên cứu cho thấy trẻ sẽ càng quấy khóc, mè nheo khi môi trường xung quanh trẻ cũng có nhiều những hiện tượng tiêu cực không tốt.

Vì vậy, mẹ hãy quan sát lại môi trường sinh hoạt của trẻ liệu có đảm bảo cho trẻ một không gian luôn vui vẻ và thoải mái hay không. Trẻ thấy gì qua các hoạt động của các thành viên trong gia đình, là thường xuyên cãi lộn, quát mắng hay chơi vui vẻ, hòa đồng.

Trẻ sẽ càng quấy khóc, mè nheo khi môi trường xung quanh trẻ cũng có nhiều những hiện tượng tiêu cực không tốt [Ảnh minh họa]

Trẻ muốn được độc lập

Đôi khi trẻ khóc lóc, than vãn đơn giản vì muốn được mẹ đồng ý cho trẻ được làm theo cách mà trẻ muốn. Trẻ muốn mẹ nhượng bộ và chiều theo ý kiến của trẻ, trẻ cần sự độc lập và muốn thể hiện bản thân.

Chuyên gia, cố vấn gia đình Erin Leyba khuyến cáo: "Cha mẹ có thể nhượng bộ nhưng tránh tình trạng không nhất quán và luôn tỏ ra chiều theo ý trẻ. Hãy giữ một thái độ mềm mỏng, khéo léo nhưng kiên định để trẻ hiểu ý nghĩa của sự thỏa thuận, nhượng bộ là hợp lý chứ không phải bỗng dưng mà có".

Nguồn: Parent

Khi nói chuyện về những vấn đề lớn, nặng nề và nhạy cảm với con, cha mẹ nhất định cần chuẩn bị sẵn sàng những điều này

Mùa… năn nỉ, ỉ ôi

Giai đoạn này, ban quản lý KTX các trường bắt đầu làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng kí ở. Những thành phần nằm ngoài danh sách cũng nhân cơ hội  “túc trực”  trước phòng đăng kí. Họ tạo nên mùa “năn nỉ ỉ ôi” đặc trưng của KTX.

Thành phần “năn nỉ” bao gồm những SV từng “bám rễ”  ở KTX nhưng do vi phạm nội quy mà bị ra ngoài, hoặc những sinh viên đã vật lộn chán chê với cảnh thuê trọ bên ngoài nay muốn dịch chuyển vào trong, hoặc các tân SV háo hức với cuộc sống tập thể… Nhưng xét cho cùng, lý do chính khiến họ chọn KTX  là giá rẻ - giá ổn định và vấn đề vệ sinh, an ninh tương đối tốt.

Thời điểm đăng kí, ban quản lý KTX Mễ Trì luôn căng tai nhức óc trước những bài ca “ỉ ôi” muôn thuở của sinh viên. Những sinh viên đã có “thâm niên” ở  KTX rất có kinh nghiệm trong việc xin ở lại.

SV cũ muốn ở lại còn tân SV cũng trông chờ một suất tại KTX. [ảnh minh họa]

N.T [ ĐH KHTN] “can tội” về muộn nên không được xét ở tiếp trong năm học mới, T kéo theo hai nhân vật tích cực của kí túc [được các cô bác trong BQL quý] xuống xin xỏ.

Tuấn [ ĐH Bách Khoa] cũng vi phạm nội quy. Lần đầu xin ở lại, Tuấn nhận được cái lắc đầu ngao ngán ngay khi ló mặt vào. Năm lần bảy lượt mang bộ mặt thiểu não xuống BQL cộng cái đơn cam kết, Tuấn mới có cơ hội tiếp tục được ở KTX. 

Sinh viên trọ ngoài, không thuộc diện chính sách, muốn vào KTX vô cùng khó khăn. H.M [ĐH Giáo Dục] dùng đến cả nước mắt, cả buổi sụt sùi dưới phòng đăng kí cũng không được vào kí túc. Các cô bác ở đây đã quá “quen bài” của sinh viên nên nước mắt không phải là vũ khí lợi hại.

“Cầu” luôn lớn hơn “cung”, ngay các tân sinh viên vốn  được “ưu ái” cũng hụt hơi trong cuộc chạy đua vào KTX. Năm ngoái, Hiên [ĐHKHTN] quê Nghĩa Hưng, Nam Định lên HN nhập học cùng bố.

Chưa có chỗ ở, Hiên tạm thời ở chui trong KTX trường khác [chỗ một chị bạn cùng quê] trong lúc chờ xin vào KTX trường. Bố thì nay nhà người quen này, mai nhà người quen khác, ngại nhờ vả, có hôm ông ngủ luôn trong ghế đá công viên. Bố Hiên vạ vật hơn tuần ở Hà Nội để xin cho con vào KTX nhưng không được. Cũng may là qua giới thiệu của chị bạn, Hiên ở ghép cùng một “tân sinh viên” khác trong xóm trọ Triều Khúc.


Không ít cuộc "chuyển nhượng ngầm" suất KTX được các SV trao đổi. [ảnh minh họa]

Mùa …chuyển nhượng và đấu giá

Khi không ít SV bên ngoài mơ ước được vào kí túc thì cũng không thiếu SV bên trong  lại chán ứa cảnh sống tập thể, ăn cơm bụi, ngủ giường tầng. T.P [SV một trường ĐH ngành y tế] quyết định chuyển ra ngoài sau ba năm gắn với KTX. Mới “đánh tiếng” với cô bạn cùng phòng mà tới tấp tin nhắn, điện thoại gọi đến xin được chuyển nhượng chỗ ở.

Sinh viên có nhu cầu chuyển nhượng thường không thuộc diện chính sách nên các cuộc chuyển nhượng diễn ra trong một “thế giới ngầm”, không thông qua BQL. “Thế giới ngầm” này đồng nghĩa với ở chui và  khá nguy hiểm nếu bị phát hiện. Không chỉ người ở chui bị đuổi thẳng mà cả phòng cũng bị liên lụy vì tội bao che.

Nếu như bạn T.P bên trên chỉ lấy giá tiền chuyển nhượng bằng đúng giá của KTX với tinh thần sinh viên giúp nhau là chính thì H [SV một trường ĐH trên đường Nguyễn Trãi] không ngần ngại hét giá 2,5 triệu đối với SV cùng khoa, 3 triệu với SV khác khoa. Trong khi giá thực tế mà H phải đóng cho cả năm ở kí túc là 950K. Biết là bị “chặt chém” nhưng nhiều SV nhẩm tính như thế vẫn rẻ chán so với ở ngoài nên vẫn chấp nhận mua.

Thậm chí, N.D [ĐH KHXH và NV] lên hẳn mail lớp rao bán chỗ ở. Khi lượng người có nhu cầu quá đông, D mở cuộc… bán đấu giá online. Người trả giá cao nhất hiển nhiên là người được sở hữu chỗ ở trong KTX.

Chỗ ở luôn là vấn đề nóng sốt của sinh viên. Nếu KTX cung không đủ cầu thì giá nhà trọ lại nhảy giá liên tục  cùng thực phẩm hay xăng dầu. Chính trong hoàn cảnh đó, chủ nhà vì lợi nhuận “chặt chém” SV đã đành mà chính SV cũng “hét giá” nhau không thương tiếc.

Thúy An

Video liên quan

Chủ Đề