Vì sao đàn ông thông minh hơn phụ nữ

Khi được hỏi trực tiếp, các đối tượng của nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học Đại học New York, Đại học Denver và Đại học Harvard [Mỹ], đưa ra ý kiến cho rằng phụ nữ tài giỏi hơn nam giới.

Tuy nhiên, qua “cách tiếp cận gián tiếp” bằng một loạt năm nghiên cứu nhánh trên phụ nữ và đàn ông Mỹ trưởng thành, bé gái và bé trai Mỹ [độ tuổi 9 và 10], phụ nữ và đàn ông đến từ 78 quốc gia khác, các nhà khoa học phát hiện bằng chứng chỉ ra có khuôn mẫu/mẫu rập khuôn ngầm cho rằng tài giỏi “dính” đến đàn ông nhiều hơn phụ nữ, theo trang web của Đại học New York [Mỹ].

Khuôn mẫu này có sức mạnh tương tự như khuôn mẫu liên kết đàn ông với sự nghiệp và phụ nữ với gia đình, được xác định trong các nghiên cứu trước đây.

Nghiên cứu mới đã khám phá tác động tiềm tàng của các khuôn mẫu. Ví dụ, trong suy nghĩ của mọi người, phẩm chất thiên tài và tài giỏi liên quan đến đàn ông nhiều hơn phụ nữ, và do đó, phụ nữ ít được khuyến khích theo đuổi một số lĩnh vực nhất định hoặc không khí, môi trường của những lĩnh vực đó ít chào đón phụ nữ.

Khuôn mẫu nhận định tài giỏi là một đặc điểm của nam giới kìm hãm phụ nữ phát triển sự nghiệp. Việc hiểu được sự phổ biến và tầm quan trọng của khuôn mẫu giới tính này có thể thúc đẩy những nỗ lực tương lai nhằm tăng công bằng giới trong nghề nghiệp, theo trang web của Đại học New York.

Nghiên cứu trước đây của một trong các tác giả - Andrei Cimpian, giáo sư Khoa Tâm lý học Đại học New York và các đồng nghiệp - cũng từng kết luận phụ nữ được đánh giá thấp trong nghề, nơi thành công phụ thuộc vào khả năng trí tuệ, tài giỏi hoặc thiên tài, đặc biệt với lĩnh vực khoa học và công nghệ.

\n

Tin liên quan

Phim ảnh hay tiểu thuyết lãng mạn thường có cốt truyện phụ nữ thông minh, thành đạt sẽ đánh bại các cô gái xinh đẹp nhưng kém thông minh để chiếm trái tim các chàng trai. Điều này khiến nhiều cô gái nghĩ rằng cách để chiến thắng trên tình trường là phải thật thông minh. Đáng buồn, khoa học chứng minh điều đó là sai.

Một nghiên cứu mới của nhóm ba nhà tâm lý học ở ĐH Texas, ĐH Buffalo [Mỹ] cho thấy nhiều phụ nữ thông minh vẫn độc thân dù đã cố gắng hẹn hò. Nghiên cứu với sự tham gia của 121 người Anh cho thấy trong mối quan hệ tình cảm khác giới, phụ nữ có trí thông minh cao được xem là "có vấn đề". Tất nhiên, những đặc điểm tương tự ở nam giới lại được xem là một chuẩn mực.

Vậy tại sao đàn ông lại không thích phụ nữ thông minh?

Theo phóng viên tài chính John Carter của tờ Atlantic [Mỹ], kinh nghiệm nhiều năm làm việc với giới tài phiệt và những người thành đạt của anh cho thấy, đàn ông có chút thành công thường lựa chọn hẹn hò với những phụ nữ kém giỏi giang. Lựa chọn này đơn thuần là để tìm một người phụ nữ quan tâm đến họ thay vì chỉ quan tâm đến bản thân mình.

Theo lý giải này, về cơ bản, đàn ông không muốn một người phụ nữ sử dụng trí tuệ của mình vào các công việc quan trọng. Họ thích việc có một người phụ nữ sẵn sàng lui về phía sau, thay vì người đàn bà chốn nào cũng dám dấn thân.

Một nghiên cứu khác của trường Kinh tế Warsaw [Ba Lan] cũng cho thấy, đàn ông không bị thu hút bởi những người phụ nữ thông minh trừ phi họ có ngoại hình đẹp. Nghiên cứu chỉ ra, đàn ông thường bị kích động, khó chịu bởi sự khôn khéo, thông minh của phụ nữ.

Chưa hết, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Personality and Individual cũng cho thấy, trong nhận thức của nam giới, đặc điểm thông minh của phụ nữ là một "điềm xấu về kinh tế".

Vậy những quý cô thông minh phải làm gì nếu không muốn độc thân cả đời?

Câu trả lời, theo Linda Hirshman, tác giả của cuốn Get to Work, chính là ở bên một người đàn ông không có trình độ quá cao. "Nếu bạn muốn đeo đuổi các mục tiêu sự nghiệp và cần một người đàn ông hỗ trợ điều đó, hãy áp dụng phương pháp của đàn ông: đặt cược vào cửa an toàn".

Điều đáng ngạc nhiên là nhiều phụ nữ nghe theo lời khuyên này. Theo khảo sát năm 2012 của Trung tâm Nghiên cứu Pew, 21% phụ nữ đã kết hôn với bạn đời có học thức kém họ.

Thùy Linh [Theo The Atlantic/Tango]

Đàn ông đoạt giải Nobel và đạt các thành tựu khoa học nhiều hơn chỉ đơn giản là bởi họ thông minh hơn phụ nữ, một nam giáo sư tuyên bố.

Richard Lynn, giáo sư danh dự tại Đại học Ulster, - một trong những học giả nổi tiếng nhất của Anh - tuyên bố rằng đàn ông không chỉ có não to hơn và mà còn chỉ số IQ cao hơn, trung bình là 5 điểm so với phụ nữ, nên phù hợp với những nhiệm vụ có độ phức tạp cao.

Sự khác biệt này có nghĩa là số đàn ông có chỉ số IQ cao ngất ngưởng sẽ lớn hơn rất nhiều so với đàn bà và điều này có nghĩa là đàn ông sẽ dễ dàng giành giải Nobel và thực hiện các phát hiện khoa học nhiều hơn phụ nữ.

Công trình sẽ phản bác lại quan niệm chính thống rằng đàn ông và đàn bà về cơ bản là như nhau và bất cứ sự khác biệt giới tính nào cũng là do sức ép của xã hội phải tuân theo những định kiến giới tính.

Lynn cho rằng nỗ lực lật đổ quan niệm thông thường của mình cũng giống như Galileo cố gắng giải thích vào thế kỷ 17 rằng trái đất quay xung quanh mặt trời.

Hầu hết nghiên cứu vào thế kỷ 20 đã kết luận rằng không có sự khác biệt nào trong chỉ số IQ của đàn ông và đàn bà. Các học giả đó cho rằng sự khác biệt là không đáng kể và không đáng để nói tới. Irwing phản bác: "Chúng tôi không cho rằng 5 điểm khác biệt lại có thể dễ dàng bỏ qua".

Ông cho rằng sự khác biệt có một tác động to lớn tới những người có IQ cao nhất. Ông cho biết có 3 đàn ông trên 1 phụ nữ có IQ cao hơn 130 và 5,5 đàn ông trên 1 phụ nữ có IQ trên 145.

"Tỷ lệ khác biệt này rất đáng để nói tới và có thể lý giải số lượng đàn ông đạt thành tựu cao mà ở đó chỉ số IQ cao đóng vai trò quan trọng, chẳng hạn như đại kiện tướng cờ vua, người đoạt giải Nobel và những thứ khác", ông nói.

M.T. [theo IOL]

Đàn ông thông minh hơn đàn bà?

Trong thời đại nam, nữ bình quyền và “phải đạo” như hiện nay, câu hỏi đó có thể đem lại nhiều phiền phức cho người đặt câu hỏi. Nhưng câu trả lời đơn giản là: không

Nam không thông minh hơn nữ, họ chỉ cao hơn nữ mà thôi. Đó là câu trả lời cũng là kết luận của hai nhà tâm lý học ở Anh trong một công trình nghiên cứu mới công bố trong một tập san tâm lý học Mỹ.

Khoảng giữa thế kỷ trước, giới tâm lý học phát triển và sau này sử dụng chỉ số IQ để đo thông minh. Qua nhiều nghiên cứu họ tin rằng nam thông minh hơn nữ, nhưng họ cũng ghi nhận độ khác biệt về chỉ số IQ ở nam cao hơn ở nữ. Trong thực tế chúng ta thấy phần lớn các nhà khoa học là đàn ông, nhưng phần lớn những người khờ dại nhất cũng là đàn ông!

Thời gian gần đây, có khá nhiều cuộc điều tra lớn trong cộng đồng để đo lường chỉ số IQ trong các sắc dân Tây Ban Nha, Đan Mạch và Mỹ. Năm ngoái, một nhà tâm lý học phân tích dữ liệu thu thập trên 100.000 học sinh tuổi từ 17 đến 18 và kết luận rằng chỉ số IQ của nam cao hơn nữ khoảng 4 điểm. Mới đây, một phân tích tổng hợp về đề tài này, cũng đi đến kết luận nam có chỉ số IQ cao hơn nữ khoảng 3-5 điểm.

Chúng ta đã có chân lý? Chưa chắc. Các nghiên cứu trên đây chỉ mang tính mô tả, tức là chỉ tính toán chỉ số IQ nam và nữ rồi so sánh sơ qua mà thôi. Câu hỏi mang tính tiến hóa quan trọng hơn là: Tại sao đàn ông thông minh hơn đàn bà? Thông minh chắc chắn là một đặc tính có lịch sử tiến hóa, nếu hiểu thông minh theo nghĩa khả năng thích ứng với môi trường mới.

Chiều cao và thông minh

Trong một công trình nghiên cứu đăng trên tập san tâm lý học của Mỹ [American Journal of Psychology] hai nhà tâm lý học Satoshi Kanazawa và Diane Reyniers [thuộc Trường Đại học London School of Economics] lý giải rằng chính chiều cao mới có liên quan đến thông minh, chứ giới tính chẳng có dính dáng gì đến thông minh.

Họ cho rằng vì nam thường cao hơn nữ và vì chiều cao có liên hệ với IQ, cho nên khi phân tích sự khác biệt về IQ giữa nam và nữ mà không điều chỉnh cho chiều cao là sai lầm. Lý giải này hợp lý nếu sự thật chiều cao có liên quan đến IQ.

Hai nhà tâm lý phân tích lại dữ liệu, sau khi điều chỉnh cho yếu tố chiều cao, thú vị thay, họ khám phá rằng IQ của nam không cao hơn nữ. Thật ra, sau khi điều chỉnh cho chiều cao, chỉ số IQ ở nam có vẻ còn thấp hơn nữ! Nói cách khác, kết quả của họ cho biết: Nếu một người nam và một người nữ có cùng chiều cao, thì nữ có chỉ số IQ cao hơn nam.

Nhưng nam và nữ có thể khác biệt về trình độ học vấn, thu nhập cá nhân, bệnh tật, tôn giáo, v.v... tức những yếu tố cũng có thể liên quan đến IQ. Do đó, để chắc chắn hơn, họ điều chỉnh cho các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, sắc diện [tức là mức độ đẹp và hấp dẫn], độ tuổi, sắc tộc, tôn giáo, trình độ học vấn và thu nhập. Nhưng kết quả vẫn không thay đổi: không có khác biệt gì về IQ giữa nam và nữ.

Thật ra, kết quả phân tích này cho thấy sau khi điều chỉnh cho các yếu tố trên, mỗi 2,5 cm tăng chiều cao có liên quan đến tăng IQ 0,4 điểm và mức độ tăng này tương đương giữa nam và nữ. Nói cách khác, nếu hai người cùng tuổi và cùng hoàn cảnh kinh tế, người nào có chiều cao hơn người kia 5 cm thì chỉ số IQ của người đó tăng khoảng 1 điểm.

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của một phân tích do JT Porter làm vào thế kỷ 19 ở Anh. Năm 1892, nhà nhân chủng học Porter công bố một nghiên cứu trên 33.500 học sinh với tựa đề có thể dịch theo nghĩa đen là “cơ sở sinh lý của sáng dạ và u tối”; trong đó ông trình bày dữ liệu cho thấy học sinh [bất kể là nam hay nữ] có chiều cao cao thường học giỏi hơn học sinh với chiều cao thấp.

Biểu đồ phân tích chỉ số thông minh của hai thiên tài: Nhạc sĩ Mozart và nhà bác học Einstein

Tại sao chiều cao có liên quan đến chỉ số thông minh?

Nói ngắn gọn: Không ai biết câu trả lời! Tuy nhiên, có một số giả thuyết đặt ra để giải thích mối tương quan giữa chiều cao và chỉ số thông minh. Theo giả thuyết này, người khỏe mạnh thường có gien tốt, cao hơn và có chỉ số thông minh cao hơn những người có sức khỏe kém.

Xuất phát từ quan điểm này, trong nghiên cứu của Satoshi Kanazawa và Diane Reyniers, họ đề ra một giả thuyết có thể tóm lược như sau. Đàn ông cao thường kết hôn với phụ nữ xinh đẹp. Bởi vì đối với nữ, chiều cao của nam giới là một đặc tính hấp dẫn, do đó xu hướng chung là phụ nữ thích thành hôn với nam có chiều cao cao. Đàn ông cao thường giữ những địa vị quan trọng trong xã hội. Chẳng hạn như chiều cao trung bình ở đàn ông Mỹ là 1,79 m, nhưng chiều cao trung bình của 500 giám đốc của các công ty lớn [CEO, trong danh sách Fortune 500 của Mỹ] là 1,85 m. Ở Sài Gòn ngày trước, có một cô ca sĩ khả ái và có tiếng nọ từng tuyên bố “Tôi thà làm bé ông lớn, còn hơn làm lớn ông bé!” Quyền bính là cục nam châm làm cho các di truyền tố phụ nữ chui vào lưới tình. Khi chồng cao và người vợ xinh đẹp, họ lý giải rằng con của những cặp vợ chồng này thường cao và thể diện hấp dẫn. Do đó, chiều cao và sẽ có thể diện hấp dẫn là hai đặc tính sinh học mang tính di truyền. Nói cách khác, qua chọn lọc tự nhiên nhiều thế hệ, người cao thường có thể diện hấp dẫn hơn người thấp.

Sự quan trọng của chiều cao đối với học hành còn có thể giải thích được bằng “mô hình ký sinh” [parasite model] mà các nhà tâm lý học thường đề cập tới. Theo mô hình này, đàn ông có độ testosterone [một hormone nam] cao thường có chiều cao trên trung bình và có khả năng kháng sinh cao. Vì có khả năng đề kháng cao, họ có thể đầu tư nhiều hơn vào việc học hành và trau dồi kiến thức. Do đó, mối liên hệ giữa IQ và chiều cao có thể còn do yếu tố môi trường, chứ chắc chắn không hoàn toàn do ảnh hưởng của di truyền.

Vấn đề

Người viết bài này thấy nghiên cứu này đặt ra nhiều câu hỏi hơn là trả lời. Câu hỏi cơ bản nhất là giới tính. Dựa vào yếu tố nào để định nghĩa một người là đàn ông hay đàn bà? Câu hỏi tưởng ngớ ngẩn, nhưng đối với khoa học thì không ngớ ngẩn chút nào. Đặc tính sinh lý hay tâm lý? So với nữ, nam thường cao hơn, nặng hơn, có ít mỡ, có ít estrogen, v.v... Có lẽ chính những đặc tính sinh lý và sinh học này là những yếu tố làm nên cái mà chúng ta gọi là “nam”. Nhưng ở đây, hai tác giả này chỉ sử dụng chiều cao để lý giải. Câu hỏi đặt ra là tại sao không sử dụng nồng độ estrogen, hay sự phân phối mỡ trong cơ thể [hai biến này cũng có lịch sử tiến hóa vậy]? Do đó, tôi nghĩ câu trả lời của họ chỉ mới giải đáp một phần của câu hỏi mà thôi.

Tiếng Việt ta có chữ “giới tính” để chỉ nam hay nữ, nhưng người Mỹ có đến 2 chữ để chỉ giới tính: sex và gender. Trong y khoa, sex thường được sử dụng để chỉ nam/nữ, còn giới tâm lý học thì sử dụng gender. Người ta đi đến một quy ước bất thành văn rằng chỉ sử dụng sex khi nói về sinh lý [physiology], còn gender liên quan đến các đặc tính “nhẹ” hơn như hành vi và thái độ. Theo đó, một người châu Phi có thể sex là nam, nhưng gender là nữ [vì ông này mặc đồ màu hường, đeo bông tai, hành vi õng ẹo] chẳng hạn. Những gì hai nhà tâm lý học phân tích có lẽ liên quan đến sex hơn là gender. Tôi nghĩ nếu phân tích theo gender có thể kết quả còn cho ra nhiều câu hỏi khác hơn.

Ngay cả chỉ số IQ cũng chỉ là sản phẩm của một giai cấp thống trị trong xã hội sáng chế ra để phân biệt họ với người khác mà thôi. Chỉ số IQ nghiêng về kỹ năng con số, chữ và xã hội Tây hơn là các xã hội Phi châu. Do đó, một người có thể giỏi về nghệ thuật nhưng chỉ số IQ sẽ thấp. Thành ra, dựa vào IQ tôi e rằng có vấn đề về hợp lý nội tại.

Tuy nhiên, mối tương quan giữa chiều cao và thông minh vẫn là một giả thuyết thú vị cần được khai thác thêm.

Quay trở lại câu hỏi tại sao nam thông minh hơn nữ, câu trả lời là không phải họ thông minh hơn, nhưng vì họ cao hơn nữ [tính trung bình], nhưng nếu nam và nữ có cùng chiều cao thì nữ thông minh hơn nam.

Nguyễn Văn Tuấn

Video liên quan

Chủ Đề