Thủy quái là ai

Từ khoảng cuối thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20, tại Việt Nam liên tục có nhiều nhân chứng trong và cả ngoài nước công khai tuyên bố rằng đã nhìn thấy thủy quái ngoài khơi Vịnh Hạ Long. Thậm chí đến truyền thông nước ngoài cũng từng đưa tin về sự việc này.

Theo tài liệu của Hải quân Pháp đã ghi chép thời chiến tranh ở Việt Nam; vào tháng 7/1897, vị đại uý Lagresille, chỉ huy pháo thuyền Avalanche cùng các thủy thủ của mình khi ở địa phận Vịnh Hạ Long. Họ đã vô tình bắt gặp 2 con vật có hình thù to lớn rất kỳ lạ. Thân hình chúng trông như rắn, và di chuyển uốn lượn dưới mặt nước. Chúng dài khoảng 20m, thân to đến 2-3m. Vì quá sợ hãi nên các thủy thủ trên tàu đã bắn đại bác về phía chúng khiến chúng lặn sâu xuống biển.

Thủy quái xuất hiện ở Việt Nam?

Con thuồng luồng khổng lổ kêu như bò rống hay con quái vật giống “rồng biển” lưng có lớp vảy dày; đầu giống đầu cá heo, đôi mắt to như hai chiếc bát… Những điều kỳ bí dưới mặt nước cho đến nay vẫn chưa giải mã được.

Thỉnh thoảng, báo chí trong và ngoài nước đăng tin về sự xuất hiện của những con thủy quái ở các vùng biển. Hồ ở châu Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Á. Những tin tức này rất thu hút sự quan tâm của dư luận. Điều thú vị là chính ở Việt Nam ngay từ thời xưa cũng đã có thủy quái xuất hiện. Theo lời kể của những bậc lão thành và theo ghi nhận của Hải quân Pháp thời đô hộ. Các sự kiện này cũng đã được một vài tờ báo thời đó ở miền Bắc đưa tin.

Đại úy Lagresille và thủy thủ đoàn lại bắt gặp 2 con thủy quái

Sau đó vào ngày 15/2/1898, cũng trên con tàu này đại úy Lagresille. Và thủy thủ đoàn lại bắt gặp 2 con thủy quái trên. Lần này đoàn thủy thủ không hoảng sợ như lần trước mà thay vào đó là tò mò. Đại úy ra lệnh cho tàu đuổi theo tiếp cận 2 con thủy quái. Thấy động chúng liền bơi đi, tàu liên tục đuổi theo suốt 35 giờ.

Trong lúc rượt đuổi, các thủy thủ muốn dồn chúng vào vùng nước nông để dễ bắt. Nhưng chúng dường như biết ý nên liền quay ra hướng biển sâu. Lúc tiếp cận gần thủy quái, đại úy Lagresille mới nhìn thấy rõ. Ông mô tả đầu chúng giống đầu hải cẩu nhưng to gấp đôi.

Một trường hợp khác là vào buổi sáng ngày 12/2/1904. Đại uý hải quân Pháp Peron, chỉ huy tàu Chateurenault đang tuần tra khu vực hòn Con Cóc, Vịnh Hạ Long. Thì bắt gặp một sinh vật lạ nổi trên mặt biển. Nhìn từ xa trông giống một mỏm đá, khi tiến lại gần thì nó bơi ra xa. Thuyền trưởng cho thuyền đuổi theo, lúc đến Cát Bà cũng là thời điểm tiếp cận gần còn thủy quái nhất. Thì thấy nó như con cá chình khổng lồ, da màu xanh rêu, có đốm vàng nhạt, sau một đoạn thời gian thì lặn sâu xuống biển.

Những câu chuyện trên vào thời đó đã được đăng trên một tờ báo tiếng Pháp có tên ‘Haiphong Nouvelles’; với tựa đề “Dragon apparaît sur la baie d’Halong” [Rồng xuất hiện trên vịnh Hạ Long].

Ngoài khơi Vịnh Hạ Long đã nhiều lần xuất hiện loài rắn biển khổng lồ

Tờ tạp chí của Anh là Fortean Times cũng từng đưa tin các nhà hải dương học cho rằng; nhiều nơi ngoài khơi Vịnh Hạ Long đã nhiều lần xuất hiện loài rắn biển khổng lồ.

Tháng 3/2010, tạp chí Fortean Times đưa tin một người ngoại quốc có biệt danh Steve0606. Khi du dịch ở vùng biển Vịnh Hạ Long, trong lúc anh ngồi trên mui tàu ngắm cảnh thì đột nhiên trông thấy một con vật kỳ lạ nhô lên khỏi mặt nước, cách thuyền 3m.

Con thủy quái này có bề rộng lưng khoảng 1,5 – 3m. Thân không có vảy, màu xanh nâu, đuôi hình tròn dài khoảng 2 – 2,4m. Con vật bơi ở độ sâu chưa đến 1m, anh nhận thấy nó có chiều dài từ 5 – 6m. Nhưng không nhìn rõ đầu, lối bơi của nó có phần tương tự loài cá nược. Sau khi kể lại cảnh tượng nhìn thấy cho thủy thủ đoàn. Anh được biết đó là một loại thủy quái mà người dân ở đây hay gọi là “rồng biển.”

Không chỉ người nước ngoài nhìn thấy; những người dân bản địa đánh bắt cá ở khu vực này cũng từng bắt gặp thủy quái.

Ông Nguyễn Đình Hùy làm nghề đánh bắt cá kể rằng khoảng đầu thập kỷ 80. Một đêm ông cùng một số ngư dân trong Hợp tác xã Phù Long đi đánh bắt cá ở khu biển Rãng Le. Khi đến đảo Đại Thành, có người trên tàu phát hiện một khối đen. Từ biển nổi lên chỉ cách tàu vài chục mét.

Xem thêm các bài viết về Chuyện lạ – Bí ẩn tại đây.

Không chỉ Vịnh Hạ Long, vùng nước Sông Hồng cũng là địa điểm mà thủy quái hay xuất hiện

Thủy thủ bẻ lái để tránh đâm vào vật lạ thì thấy nó chuyển động rồi bơi song song theo tàu. Nhìn kỹ thì thấy sinh vật lạ này vô cùng to lớn, có đầu như cá heo, thân màu vàng nhạt, mắt to như 2 cái bát. Không chỉ Vịnh Hạ Long, vùng nước Sông Hồng cũng là địa điểm. Mà thủy quái hay xuất hiện.

Theo VTC News, ông Phạm Văn Đông, người dân sống ở ven Sông Hồng từng kể. Vào những năm 1960-1970, khi ông còn trẻ thường nghe các cụ trong làng. Kể về rất nhiều chuyện liên quan đến thuồng luồng khổng lồ dưới sông. Thời đó những câu chuyện này ai ai cũng biết. Ông nói các cụ mô tả con thuồng luồng có thân dài 30m, to như cây cột đình, đầu màu đen giống rắn. Vì loài vật này thường xuyên xuất hiện nên không ai dám lội xuống sông.

Nói về vấn đề thủy quái, Cố GS. Võ Quý – nhà bảo tồn thiên nhiên hàng đầu Việt Nam từng nhận định: “Từ trước, khoa học đã phát hiện được nhiều điều kỳ bí của thiên nhiên mà ban đầu cũng chỉ dựa vào những thông tin ở dạng đồn thổi. Về giả thuyết loài rắn biển trên là biến thể của loài ngư long tồn tại từ thời tiền sử cũng có phần nào cơ sở.

Có thể có những loài động vật mà tổ tiên chúng đã bị tuyệt chủng cách đây hàng chục triệu năm, giờ cũng còn đang tồn tại ở đâu đó trong thiên nhiên mà khoa học chưa phát hiện được, đặc biệt là dưới đại dương. Khoa học càng phát triển bao nhiêu thì sự phát hiện càng bất ngờ bấy nhiêu.”

Tags: Sông Hồngthủy quáiVịnh Hạ Long

Đoạn video quay sinh vật được nói là thủy quái hồ Lagarfljot, Iceland

Chúng có thể là những con rồng, các loài thủy quái sống dưới nước thỉnh thoảng lên bờ gây họa cho con người... Dù tin hay không, tin tức hay lời đồn về chúng luôn được dư luận chú ý, ngay cả giới khoa học cũng quan tâm.

Chúng cũng là đề tài ưa chuộng của các hãng phim lớn. Những bộ phim viễn tưởng cực kỳ ăn khách như mực khổng lồ Kraken, Godzilla, King Kong, quái vật Alien... luôn mang lại doanh thu và lợi khủng cho ngành điện ảnh.

Báo chí thế giới thỉnh thoảng lại đăng tin, bài phóng sự điều tra về những con thủy quái sống ở các hồ lớn rải rác khắp các châu lục. Thực hư về chúng ra sao? 

Mời bạn theo dõi loạt bài Thủy quái có thật không? trên tuoitre.vn.

Kỳ I: Những con thủy quái nổi tiếng Bắc Mỹ và châu Âu

Video được nói là quay thủy quái Champ

Tại khu vực Bắc Mỹ, theo lời kể của cư dân địa phương, có đến 18 cái hồ ở Mỹ và Canada là nơi cư trú của những con thủy quái. Nổi tiếng nhất là thủy quái Champ, được đặt theo tên hồ nước nơi nó sống là hồ Champlain ở bang Vermont [Mỹ] giáp giới tỉnh Quebec của Canada.

Bộ tộc da đỏ Abenaki sống ở vùng hồ này có nhiều truyền thuyết về thủy quái Champ từ rất lâu trước khi người châu Âu đến định cư ở đây. 

Những năm đầu thế kỷ 17, các thổ dân Abenaki khi dẫn đường cho giới chức quân sự Pháp thám hiểm nơi này đã cảnh báo rằng họ phải hết sức cẩn thận không được kinh động con thủy quái đang sống dưới hồ.

Đã có nhiều ghi nhận khá chi tiết, ảnh chụp, video về sự hiện diện của Champ. Các nhân chứng đã thấy Champ kể rằng nó dài khoảng 10m-24m, thân dài như rắn, có các vây giống mái chèo và có cái đầu giống như đầu ngựa hay chó.

Những năm 1980, nhiều vụ xuất hiện của Champ được nhiều người chứng kiến. Bẵng đi một thời gian khá lâu, người ta không thấy nó xuất hiện nữa, mãi cho đến 2005 và 2009 có người mới quay những đoạn video ngắn về một sinh vật lớn bơi dưới nước mà nhiều người cho rằng đó là Champ.

Một trong những bức ảnh chụp về thủy quái Champ - Ảnh: CBS.News

Các loài khủng long tiền sử Plesiosaur - Ảnh: Wiki

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, theo các ảnh chụp, video và mô tả của các nhân chứng, Champ có thể thuộc loài Xà đầu long Plesiosaur, một loài khủng long sống dưới nước thời tiền sử. Một số thủy quái ở các hồ khác trên thế giới cũng có hình dạng tương tự.

Còn ở châu Âu cũng có nhiều hồ nước rất nổi tiếng vì thủy quái xuất hiện. Nhiều con, theo truyền thuyết dân gian, đã xuất hiện từ những thế kỷ trước chứ không phải chỉ mới đây.

Ảnh chụp thuỷ quái Selma ở hồ Seljord, Na Uy - Ảnh: Reviews

Ở Na Uy có hồ Seljord, hạt Telemark với con thủy quái Selma mang hình dạng rắn khổng lồ dài 10-15m, lưng có bướu. Con thủy quái này xuất hiện từ năm 1750, đến nay đã có 500 vụ xuất hiện của nó được nhiều người chứng kiến. 

Năm 1999, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã đến hồ rà quét bằng máy định vị thủy âm [sonar] và thiết bị lặn điều khiển từ xa ROV. Tuy cuộc tìm kiếm không mang lại kết quả, nhưng họ phải thừa nhận rằng "có điều gì đó rất bất thường dưới hồ này".

Xứ Iceland băng giá thì có con trùn biển khổng lồ Lagarfljot ở hồ Lagarfljot, nó xuất hiện từ năm 1345. Các nhân chứng mô tả nó dài khoảng 60m, lưng có các bướu, thình thoảng nó lên bờ nằm cuộn lại như rắn. 

Lần cuối cùng người ta thấy nó xuất hiện là vào năm 2012, một người nông dân địa phương tên Hjortur Kjerulf đã quay được đoạn video ngằn về một con vật to lớn dạng rắn đang bơi dưới hồ. 

Biển cảnh báo có rắn biển dưới hồ Lagarfljot, Iceland - Ảnh: Guide.to.Iceland]

Một ủy ban do hội đồng thị chính hạt Fljotsdalsherad lập nên để tìm hiểu về sự tồn tại của thủy quái Lagarfljot đã trao tặng cho ông này giải thưởng trị giá 3.300 euro vì cho rằng Kjerulf đã giúp chứng minh Lagarfljot là có thật.

Ở Ý thì có con thủy quái Lariosauro sống ở cái hồ có phong cảnh đẹp tuyệt vời và sâu vào hàng nhất châu Âu là hồ Como, vùng Lombardy. 

Một ngư dân nhìn thấy nó lần đầu tiên vào năm 1949. Đến năm 1957, một thợ lặn cho biết đã nhìn thấy một con vật rất kỳ quái, có cái đầu giống cá sấu và bốn chân như loài bò sát ở độ sâu 100m. 

Vào năm 1830, các nhà khảo cổ Ý tìm thấy ở vùng gần bờ hồ bộ xương hóa thạch của một con vật có cái đầu nhỏ, cổ ngắn, thân có 4 cái vây bơi và một đuôi dài, họ đặt tên cho con vật này là Lariosaurus. Nhiều người tin rằng Lariosauro là hậu duệ của con vật tiền sử này.

Bộ xương hoá thạch Lariosaurus tìm được ở ven hồ Como, Ý - Ảnh: ItalyMagazine

Tại nước Nga, nổi tiếng nhất là con thủy quái Brosno sống ở cái hồ cùng tên thuộc địa phận vùng Andreapol, cách thủ đô Moscow 250km. Theo truyền thuyết của dân địa phương, con thủy quái có dạng mình rắn đầu rồng, có màu phát sáng lóng lánh. 

Nó được nói là xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 13. Khi đó, Khả Hãn Batu Khan [cháu của Thành Cát Tư Hãn] dẫn đoàn quân viễn chinh Mông Cổ xâm lăng nước Nga. Lúc quân Mông dừng chân đóng trại bên bờ hồ Brosno, con quái vật này đã từ dưới nước xông lên bờ và nuốt sống rất nhiều binh lính và ngựa chiến. 

Quá kinh hoàng, cả đoàn quân Mông Cổ phải rút lui trong hoảng loạn và bỏ dở cuộc xâm lăng. Truyền thuyết cũng kể rằng, sau đó, có những ngư dân đang đánh cá trên mặt hồ bị nó từ dưới nước trồi lên nuốt sống.

Theo lời đồn, nó còn xuất hiện vào thời Thế chiến thứ II, một số máy bay của Đức Quốc Xã bị lực lượng phòng không Liên Xô bắn hỏng máy phải đáp khẩn cấp xuống mặt hồ, con thủy quái đã trồi lên và ăn thịt các phi công Đức.

Tranh vẽ dân gian mô tả thủy quái hồ Brosno ở Nga - Ảnh: Prosv.ru

Thỉnh thoảng nó còn xông lên bờ tấn công làng mạc của ngư dân sống quanh hồ cũng như khu vực sông Volga kế cận. Có tin đồn rằng nó đã làm lật một số thuyền đang đánh cá trên hồ và là thủ phạm của nhiều vụ mất tích bí ẩn của cư dân nơi đây. 

Năm 1996, thông tấn xã Itar-Tass tường thuật rằng người dân sống quanh bờ hồ rất kinh sợ con quái vật mà họ gọi là Brosnya, đến mức họ phải gia cố nhà cửa thật chắc chắn để đề phòng bị nó tấn công. 

Hồ Brosno ở Nga và ảnh chụp thuỷ quái Brosnya - Ảnh: Prosv.ru

Cùng năm này, một gia đình du khách từ Moscow đến đã tình cờ chụp được bức ảnh về nó, khi đứa bé trai 7 tuổi của gia đình này thấy "một con rồng rất lớn" đang lội dưới hồ.

Mùa hè năm 2002, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Nghiên cứu khu vực Komsomolsk đã đến hồ. Họ tiến hành thả thiết bị thu âm thanh và chất nổ xuống hồ để thu tiếng dội và đã nhận được những kết quả lạ thường không thể giải thích.

Có một phát hiện khá thú vị là trong hồ có nhiều loài cá chỉ sống ở nước mặn như cá tuyết và cá pecca. 

Người ta cho rằng vì đáy hồ có hệ thống hang động nên có thể có đường ngầm thông ra biển. Nhờ thế nên các loài cá này [và có thể cả con thủy quái] có thể từ hồ bơi ra biển hoặc ngược lại.

Tuy thế, những người không tin vào sự tồn tại của Brosnya cho rằng đến nay vẫn chưa có bức ảnh nào chụp con vật một cách đủ rõ ràng để giới chuyên môn phân tích. Họ cho rằng đó chỉ là những con cá chó đã sống cả trăm năm nên có kích thước cực lớn thỉnh thoảng xuất hiện mà thôi.

Một số nước châu Âu khác cũng có những cái hồ mà cư dân địa phương tin rằng có thủy quái. Khu vực Nam Mỹ thì có thủy quái Nahuelito ở hồ Nahuel Huapi thuộc Argentina, ở Colombia có thủy quái Muyso ở hồ Tota. 

Còn ở châu Phi, có nhiều vùng hồ, thác mà cư dân địa phương thấy có thủy quái thỉnh thoảng xuất hiện, nổi tiếng nhất là con Inkanyamba sống ở vùng thác Howick của Nam Phi. 

Nhưng những con thủy quái ở các khu vực trên rất ít người chứng kiến khi chúng xuất hiện, hầu như không có bức ảnh nào chụp về chúng nên không gây nhiều chú ý. 

Ở Scotland có một con thủy quái thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng và giới khoa học, bởi nó đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 6 kéo dài đến ngày nay.

Tần suất xuất hiện của nó khá thường xuyên và đã có nhiều người chụp ảnh, quay phim được lúc nó nổi lên mặt nước.

Nó nổi tiếng đến nỗi nhiều đoàn nghiên cứu khoa học và đông đảo du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về nơi nó sinh sống để điều tra, quan sát.

Mời đón đọc Kỳ II: 'Quái vật' hồ Loch Nes

ĐỒNG LỘC

Video liên quan

Chủ Đề