Kế hoạch kiểm tra, đánh giá môn sinh

Bài tập cuối khóa môn Sinh học mô đun 3 THCS

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC:ADN

SINH HỌC 9

Thời lượng: 01 tiết

Giáo viên:

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực

YCCĐ

[STT của YCCĐ]

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Năng lực kiến thức sinh họcHọc sinh hiểu được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và đa dạng của nó.1
Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oat xơn và F.Crik. Nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtít2
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực giao tiếp và hợp tácTrao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
Năng lựcgiải quyết vấn đề và sáng tạoSử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệmHợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
Chăm chỉHoàn thành các nhiệm vụ được giao

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

[Thời gian]

Mục tiêu

[STT YCCĐ]

Nội dung dạy học

trọng tâm

PP/KTDH

chủ đạo

Phương án đánh giá

Hoạt động 1: Khởi động

[1]

Axit nucleic có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của tế bào, cơ thể; đảm bảo cho khả năng sinh tồn của nòi giống với chức năng mang gen và truyền đạt thông tin di truyền. Axit nucleic gồm 2 loại: ADN [Axit đêoxiribônucleic] và ARN [Axit ribônucleic].

ADN là 1 ptử sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình di truyền và sự nhân đôi của NST. Vậy ADN có cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian như thế nào?

- Dạy học khám phá

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Vấn đáp

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

[1]

[2]

[3]

Cấu tạo hoá học của phân tử AND

Cấu trúc không gian của phân tử AND

- Dạy học khám phá, DH hợp tác nhóm

Phương pháp: Quan sát

Công cụ: Vấn đáp

Hoạt động 3: Luyện tập

[1]

[2]

[3]

Câu 1:Tên gọi của phân tử ADN là:

A. Axit đêôxiribônuclêic

B. Axit nuclêic

C. Axit ribônuclêic

D. Nuclêôtit

Câu 2:Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:

A. C, H, O, Na, S

B. C, H, O, N, P

C. C, H, O, P

D. C, H, N, P, Mg

Câu 3:Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:

A. Là một bào quan trong tế bào

B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật

C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 4:Đơn vị cấu tạo nên ADN là:

A. Axit ribônuclêic

B. Axit đêôxiribônuclêic

C. Axit amin

D. Nuclêôtit

Câu 5:Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:

A. A, U, G, X

B. A, T, G, X

C. A, D, R, T

D. U, R, D, X

Câu 6:Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở

A. đưa đến sự nhân đôi của NST.

B. đưa đến sự nhân đôi của ti thể.

C. đưa đến sự nhân đôi của trung tử.

D. đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.

Câu 7:Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:

A. Menđen

B. Oatxơn và Cric

C. Moocgan

D. Menđen và Moocgan

Câu 8:Chiều xoắn của phân tử ADN là:

A. Chiều từ trái sang phải

B. Chiều từ phải qua trái

C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ

D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau

Câu 9:Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng:

A. 10 Å và 34 Å

B. 34 Å và 10 Å

C. 3,4 Å và 34 Å

D. 3,4 Å và 10 Å

Câu 10:Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa :

A. 20 cặp nuclêôtit

B. 20 nuclêôtit

C. 10 nuclêôtit

D. 30 nuclêôtit

- Dạy học giải quyết vấn đề

Phương pháp: KT viết

Công cụ: Bài tập

Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng[4]

Bài tập 1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

[ mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn] và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

Câu 1: Trình bày c/tạo hóa học và cấu trúc không gian của p/tử ADN? [MĐ1]

Câu 2: Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? [MĐ2]

Câu 3: Một đoạn mạch ADN có trình tự sắp xếp sau: [MĐ3]

- A-G-T-A-X-X-G-T-X-

Hãy viết mạch bổ sung với mạch trên.

Câu 4: Làm bài tập sau: Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 150; G1= 300. Trên mạch 2 có A2= 300; G2= 600.

Dựa vào nguyên tắc bổ sung, tìm số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn và số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN, chiều dài của ADN. [MĐ4]

Bài tập 2.Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ

DH trải nghiệm, DH giải quyết vấn đề

Phương pháp: Đánh giá qua sản phẩm học tập của HS

Công cụ: Bài tập

III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học

1. Bài tập

2. Câu hỏi

3. Xây dựng chi tiết

4. Bài tập

5. Câu hỏi

KẾ HOẠCH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 7

CHỦ ĐỀ: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỶ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỶ X

BƯỚC 1: YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ

- Trình bày sơ lược vị trí địa lý khu vực Đông Nam Á.

- Trình bày được quá trình xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VII.

- Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến từ thế kỷ VII đến thế kỷ X ở Đông Nam Á.

- Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X.

BƯỚC 2: PHÂN TÍCH VÀ MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Yêu cầu cần đạt

Mức độ biểu hiện

- Học sinh trình bày được sơ lược về vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.

- Mức độ 1: Xác định được vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Thực hiện được kỹ năng đúng chỉ bản đồ.

- Trình bày được sự xuất hiện của các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Trình bày được sự hình thành và phát triển ban đầu của các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỷ VII – X.

- Mức độ 1: Kể được tên các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Trình bày được sự hình thành và phát triển ban đầu của các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỷ VII – X.

- Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á.

- Vận dụng kiến thức liên hệ thực tế về giao lưu thương mại và văn hóa ở khu vực Đông Nam Á hiện nay.

- Mức độ 1: Nêu được quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á.

- Mức độ 3: Vận dụng được kiến thức liên hệ thực tế về giao lưu thương mại và văn hóa ở khu vực Đông Nam Á hiện nay.

BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ PHÙ HỢP VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ

Hoạt động học

Yêu cầu cần đạt

Mức độ biểu hiện

PP,KTDH

Kiểm tra đánh giá

Phương pháp

Công cụ

Xác định vấn đề

KHỞI ĐỘNG

- Tổ chức trò chơi, tạo hứng thú kết nối vào bài học.

- Thực hiện tốt trò chơi khởi động

Phương pháp trò chơi

- Quan sát

- Hỏi đáp

- Câu hỏi

Hình thành kiến thức

Hoạt động 1

Du lịch Đông Nam Á

- Học sinh trình bày được sơ lược về vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.

- Tự đọc tài liệu tại nhà, thực hành các nhiệm vụ giáo viên yêu cầu.

- Mức độ 1: Xác định được vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Thực hiện được kỹ năng đúng chỉ bản đồ.

PP trực quan

- KWL

- Quan sát

- Hỏi đáp

- Câu hỏi

- Bảng kiểm

Hoạt động 2

Tìm hiểu các vương quốc cổ Đông Nam Á

- Trình bày được quá trình xuất hiện của các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Mức độ 1: Kể được tên các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Trình bày được sự hình thành và phát triển ban đầu của các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á.

- Kỹ thuật động não

- PP nêu và giải quyết vấn đề

- Hỏi đáp

- Sản phẩm học tập

- Câu hỏi

- Bài tập 1 phút

Hoạt động 3

Tìm hiểu Đông Nam Á từ thế kỷ VII đến thế kỷ X.

- Biết được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến.

- Mức độ 1: Kể được tên các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Trình bày được sự hình thành và phát triển ban đầu của các Vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỷ VII – X.

- Kỹ thuật khăn trải bản

- Kỹ thuật trạm.

- Quan sát

- Sản phẩm học tập

- Bài tập

- thang đo.

- Bảng kiểm

Hoạt động 4

Giao lưu thương mại và văn hóa

- Phân tích được tác động chính của hoạt động giao lưu thương mại và văn hóa.

- Vận dụng kiến thức để liên hệ thực tiễn

- Mức độ 1: Nêu được quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á.

- Mức độ 2: Phân tích được những tác động chính của quá trình giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á.

- Mức độ 3: Vận dụng được kiến thức liên hệ thực tế về giao lưu thương mại và văn hóa ở khu vực Đông Nam Á hiện nay.

- Trình bày sản phẩm PPT [lớp học đảo ngược]

- Kỹ thuật viết tích cực

- Sản phẩm học tập

- Hỏi đáp

- Bài tập

- Thang đo

- Bảng kiểm

- Bài tập 1 phút

Luyện tập

+ Củng cố kiến thức bài học

+ Hệ thống hóa kiến thức đã được tìm hiểu.

- Mức độ 1:

+ Trình bày được nội dung cơ bản của bài học

- Mức độ 2:

+ Vẽ được sơ đồ tư duy bài học

- Mức độ 3:

+ Nhận xét, đánh giá được

- Phương pháp trò chơi

- Kỹ thuật vẽ sơ đồ tư duy

- Kiểm tra viết [trắc nghiệm]

- Sản phẩm học tập

- Bài tập

- Kỹ thuật sơ đồ tư duy

- Thang đo

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí.

Vận dụng và mở rộng

- HS vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn.

- Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo

- Mức độ 1:

+ Biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn

- Phương pháp dạy học hợp tác

- Sản phẩm học tập

- Bài tập

- Bảng kiểm

- Thang đo

BƯỚC 4: THIẾT KẾ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

* Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động khởi động:

Giáo viên tổ chức cho HS tham gia trò chơi: Dựa vào hình ảnh về thiên nhiên, đất nước, con người ở Đông Nam Á, chỉ cho tên thủ đô trong vòng 2 phút các em hãy ghi tên các nước mà em biết?

Nhóm nào ghi tên đúng nhiều nước hơn thì nhóm đó được nhiều điểm hơn.

* Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Du lịch Đông Nam Á.

+ Mục tiêu: trình bày được sơ lược về vị trí địa lý của khu vực Đông Nam Á.

+ Gợi ý công cụ đánh giá:

- Bảng thực hiện kỹ thuật KWL:

Bảng KWL

K

W

L

Liệt kê những điều em đã biết về vị trí khu vực Đông Nam Á

Liệt kê những điều em muốn biết về vị trí khu vực Đông Nam Á

Liệt kê những điều em đã học được về vị trí khu vực Đông Nam Á

- Câu hỏi: Em hãy xác định vị trí của khu vực Đông Nam Á trên bản đồ Châu Á?

? Vị trí của khu vực Đông Nam đưa đến đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên của khu vực này là gì?

? Khí hậu tạo nên sự thận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực?

? Liên hệ hiện nay, có những nước nào trong khu vực Đông Nam Á xuất khẩu lúa gạo nhiều nhất trên thế giới?

Hoạt động 2: Tìm hiểu các vương quốc cổ Đông Nam Á.

+ Mục tiêu: Trình bày được quá trình xuất hiện của các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

+ Gợi ý công cụ đánh giá:

- Câu hỏi:

? Các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á được hình thành như thế nào?

? Câu hỏi 1 phút: Dựa vào kênh chữ Sách giáo khoa và lược đồ trên bảng trong 1 phút em hãy liệt kê ra các quốc gia cổ được hình thành ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỷ VII?

Trong 1 phút em ghi được nhiều nước hơn, đúng thời gian hình thành hơn thì được đánh giá tốt hơn.

Hoạt động 3: Tìm hiểu Đông Nam Á từ thế kỷ VII đến thế kỷ X.

+ Mục tiêu: Biết được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến.

+ Gợi ý công cụ đánh giá: Sản phẩm là nội dung hoàn thành của nhóm trên giấy A0

Bảng kiểm và thang đo.

Bảng kiểm hoạt động nhóm:

Nhóm

Số thành viên làm việc với phiếu cá nhân

Số thành viên làm hoàn thành phiếu cá nhân

Số thành viên làm hoạt thành phiếu cá nhân chính xác

Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Nhóm 6

Nhóm 7

Nhóm 8

Bảng đánh giá cá nhân trong nhóm:

Họ và tên

Nhiệm vụ được phân công

Nhận xét, đánh giá

Hoàn thành hoạt động chuẩn bị cá nhân

Thực hiện nhiệm vụ theo phân công trong nhóm

Tham gia thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến

Lê Văn Sức

Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Hồng Huệ

Thư ký

Trần Quang Thành

Thành viên

Nguyễn Hoài Sâm

Thành viên

Thang đo giữa các nhóm với nhau:

Tiêu chí

Mức độ

1

2

3

4

1. Nội dung trình bày

2. Cách trình bày

2a. Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp

2a. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp [tư thế, cử chỉ, điệu bộ…]

3. Tương tác với người nghe [nhìn, lắng nghe, đặt câu hỏi, gây chú ý, khuyến khích người nghe…]

4. Quản lí thời gian

5. Điều chỉnh hợp lí, kịp thời [Nội dung, cách trình bày, tương tác, thời gian]

Thang đánh giá

Mức 1: Đạt được 6 tiêu chí

Mức 2: Đạt được 5 tiêu chí [Đạt đủ các ý trong tiêu chí 2 và 3]

Mức 3: Đạt được 4 tiêu chí [trong đó phải đạt ít nhất 1 tiêu chí 2 hoặc 3]

Mức 4: Đạt được 3 tiêu chí trở xuống.

Hoạt động 4: Giao lưu thương mại và văn hóa

+ Mục tiêu: Phân tích được tác động chính của hoạt động giao lưu thương mại và văn hóa. Vận dụng kiến thức để liên hệ thực tiễn hoạt động giao lưu thương mại, văn hóa hiện nay.

+ Gợi ý công cụ đánh giá: Sản phẩm là bài PPT và phần thuyết trình của các nhóm

Bảng kiểm và thang đo như hoạt động 3.

* Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động luyện tập:

+ Mục tiêu:

+ Gợi ý công cụ đánh giá:

- Gói câu hỏi trắc nghiệm: [5 đến 10 câu]

- Thang đánh giá sơ đồ tư duy:

Tiêu chí đánh giá

Điểm

Nội dung

- Đầy đủ, chính xác, từ khóa

7

Hình thức

- Thẩm mĩ, khoa học, sáng tạo

3

* Thiết kế công cụ đánh giá cho hoạt động vận dụng, mở rộng:

+ Mục tiêu: vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn. Rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

+ Gợi ý công cụ đánh giá:

- Nội dung báo cáo.

- Bảng kiểm, thang đo như ở hoạt động 3.

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề