Khả năng có thai sau khi phá thai bằng thuốc

Sau phá thai, bao giờ có khả năng mang thai trở lại?

[NLĐO] - Tôi hiện không được mang thai vì đang trị bệnh, vừa phải phá thai. Bao lâu thì khả năng mang thai của tôi trở lại? Mốc 6 tháng "an toàn" bác sĩ hay khuyên sản phụ có đúng với người phá thai?

  • Thuốc phá thai có ảnh hưởng đến đứa con sau?

  • Công an điều tra vụ phá thai bằng que làm thai phụ tử vong

  • Việt Nam là 1 trong 3 nước phá thai nhiều nhất thế giới

Bạn đọc Tr. T.T.M. [32 tuổi, quận 4, TP HCM], hỏi: Tôi đang trị bệnh và trong vòng ít nhất 1 năm nữa không được phép mang thai, nếu không con sẽ dị tật nặng. Vừa rồi tôi lỡ có con và phải đau đớn phá bỏ. Tôi nhớ lần trước sinh con đầu lòng thì bác sĩ có nói cho bú thường xuyên và chưa có kinh thì 6 tháng sau mới phải dùng bao cao su. Vậy người phá thai thì bao lâu có khả năng mang thai trở lại và phải ngừa thai như thế nào? Mốc 6 tháng ấy có thể áp dụng không? Xin bác sĩ hướng dẫn giúp, tôi rất sợ phải bỏ con lần nữa…

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM, trả lời:

6 tháng "cho bú vô kinh" chỉ áp dụng cho sản phụ đã sinh con, không thể áp dụng cho trường hợp phá thai. Với phụ nữ phá thai, tôi xin khẳng định rằng khả năng mang thai có thể quay trở lại ngay lập tức!

Đó là lý do phụ nữ cần được hướng dẫn biện pháp tránh thai ngay trong lúc đi thực hiện thủ thuật phá thai. Tôi không rõ vì lý do gì, do người tư vấn hay do bạn vô tình bỏ qua nhưng chắc chắn bạn nên đến cơ sở y tế để thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa ngay.

Các biện pháp tránh thai có thể áp dụng cho người sau phá thai cũng tương tự người bình thường: thuốc tránh thai hàng ngày, đặt vòng, cấy que, bao cao su…

Thuốc tránh thai hàng ngày nên được uống viên đầu tiên trong vỉ ngay khi bạn thực hiện thủ thuật phá thai. Vòng tránh thai cũng có thể đặt ngay lập tức.

Nếu bạn chọn thuốc tránh thai, mà hiện giờ vẫn chưa uống sau thời gian phá thai, bạn có thể xem hướng dẫn để chọn ngày uống viên đầu tiên [đầu kỳ kinh, hoặc uống giữa kỳ kinh thì nên dùng kèm bao cao su trong giai đoạn đầu, chờ thuốc có tác dụng].

Các biện pháp còn lại như đặt vòng, cấy que thì đương nhiên phải thực hiện ở cơ sở y tế. Ngoài ra, bạn và chồng có thể dùng bao cao su.

Tuy nhiên, bạn có nói bạn đang trị bệnh, vì vậy bạn nên tham khảo cả ý kiến của bác sĩ đang trị bệnh cho bạn lẫn bác sĩ sản khoa trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp tránh thai nào, để bảo đảm không có những tương tác bất lợi. Ngay cả người khỏe mạnh, không bệnh gì, trước khi bắt đầu tránh thai bằng các phương pháp không cần nhập viện ví dụ như uống thuốc nội tiết, vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa.

Trên hết, bạn nên kỹ lưỡng trong việc tránh thai bởi như bạn nói, bạn không được phép mang thai trong thời gian tới. Nếu phá thai hai lần quá gần nhau sẽ rất nguy hiểm cho bạn, tăng nguy cơ biến chứng và tác động xấu tới tâm lý. Cho dù không gần nhau, phá thai nhiều lần vẫn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Anh Thư thực hiện

Phẫu thuật phá thai rất hiếm khi có thể gây tổn thương cổ tử cung hoặc tử cung. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất khi tử cung bị tổn hại, bạn có thể cần phải tiến hành phẫu thuật để chữa lành tử cung trước khi thụ thai lần nữa. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định phá thai bằng thuốc để đưa thai nhi ra khỏi cơ thể nếu người phụ nữ thực hiện phá thai ở giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chỉ định phẫu thuật để phá thai, thai nhi sẽ được lấy ra khỏi tử cung bằng một loại thiết bị hút, ống tiêm hoặc dụng cụ có hình muỗng với rìa mỏng. Ngoài ra, cổ tử cung cũng có thể bị suy yếu và dẫn đến khả năng cổ tử cung mở sớm hơn trong thai kỳ tiếp theo. Điều này thường xảy ra phổ biến hơn ở những phụ nữ đã phẫu thuật phá thai nhiều lần.

Nhìn chung, phá thai sẽ để lại nhiều hậu quả hoặc gây ra các vấn đề sinh sản, biến chứng trong thai kỳ tiếp theo. Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa phá thai và khả năng tăng nguy cơ:

  • Chảy máu âm đạo trong thời kỳ đầu mang thai;
  • Sinh non;
  • Sinh con nhẹ cân;
  • Vấn đề về nhau thai.

Những ảnh hưởng của nạo phá thai nhiều lần?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nạo phá thai một lần hay nhiều lần đều có cùng mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Điều khác biệt duy nhất có thể xảy ra khi bạn nạo phá thai nhiều lần là nguy cơ sẩy thai sẽ tăng cao hơn.

Sau khi nạo phá thai bao lâu thì an toàn để thụ thai lần nữa?

Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn và bạn đời đã cảm thấy sẵn sàng để có em bé hay chưa. Sau khi phá thai, bạn có thể cảm thấy đặc biệt nhạy cảm về việc mang thai. Người bạn đời của bạn cũng có thể cảm thấy khá dè dặt. Cả hai bạn nên tránh cảm giác bị thúc ép có con. Khi đã cả hai đã hoàn toàn sẵn sàng, đó mới chính là thời điểm tốt để cố gắng thụ thai.

Nếu bạn chỉ mới phá thai gần đây, bạn không nên quá vội vàng để cố gắng mang thai lại lần nữa. Cơ thể bạn cần có thời gian để hồi phục sau khi đã trải qua quá trình phá thai. Tốt nhất hãy chờ cho tới khi bạn đã trải qua một hoặc hai chu kỳ kinh nguyệt bình thường trở lại trước khi cố gắng thụ thai một lần nữa.

Nếu bạn quyết định bỏ đứa bé vì bất kỳ lý do sức khỏe nào trước đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cố gắng thụ thai lại. Bác sĩ sẽ tư vấn và giải đáp nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc có thai sau khi đã nạo phá thai.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Bạn đang gặp các vấn đề về Sản - Phụ khoa?

Đặt lịch khám với Bác sĩ chuyên khoa Sản-Phụ khoa:

Xem thêm

{{#data}}

{{name}}

{{specialties}}

{{provideCareText}}

Phí tư vấn

{{price}} {{priceUnit}}

{{hospital.name}}

{{hospital.address}}

Chỉ đường

Đặt lịch hẹn{{#phone}} Đăng nhập để gọi{{/phone}}

{{/data}}

Hơn 70.000 mẹ bầu đã tìm đến Cộng đồng Mang Thai!

Gia nhập cộng đồng để cập nhật kinh nghiệm chuẩn bị mang thai miễn phí từ bác sĩ và các mẹ bỉm thông thái khác. Click tham gia ngay!

{{name}}

{{topics_count}}

Chủ đề

{{posts_count}}

Bài đăng

{{members_count}}

Thành viên

Tham gia cộng đồng

Các chủ đề về {{name}}

{{#renderTopics}}

{{name}}

Theo dõi

{{/renderTopics}}{{#topicsHidden}}

Các chủ đề khác

{{/topicsHidden}}

{{#post}}

{{authorName}}

{{community.name}}

{{postCreatedTime}}

{{postName}}

{{description}}

{{likes_count}}
{{comments_count}}

Bình luận

{{/post}}

Verifying...

Video liên quan

Chủ Đề