Khi lựa chọn chủ đề nghiên cứu khoa học cần chú ý

Tên đề tài là ấn tượng đầu tiên của hội đồng khoa học/người đọc đối với bài nghiên cứu. Nếu những ấn tượng ban đầu là tích cực thì người đọc sẽ dễ có xu hướng đánh giá công trình nghiên cứu cao hơn nếu các phần tiếp theo của công trình nghiên cứu có chất lượng tốt. Vì vậy, việc đặt tên đề tài sao cho thật hấp dẫn, thu hút mà vẫn đảm bảo các chuẩn mực khoa học là điều rất cần thiết khi công bố nghiên cứu. Hãy cùng Cộng đồng RCES tìm hiểu về những lưu ý cần biết để đặt được tên đề tài hợp lí và gây ấn tượng tốt nhất nhé!

 Th
i đim đt tên đ tài

Thông thường tên đề tài sẽ được đưa ra ngay khi nhóm nghiên cứu bắt đầu có ý tưởng về công trình nghiên cứu của mình. Trải qua quá trình tổng quan tài liệu và xây dựng đề cương, tên đề tài sẽ tiếp tục được thay đổi để sao cho phù hợp nhất. Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để đặt tên đề tài là lúc nhóm nghiên cứu đã hoàn thành toàn bộ nội dung công trình của mình. Trong khoảng thời gian này, nhóm nghiên cứu đã có thể hiểu tường tận về nghiên cứu của mình, cùng với sự hỗ trợ và kinh nghiệm của giảng viên hướng dẫn, nhóm nghiên cứu sẽ có thể đưa ra được tên đề tài tốt nhất và phù hợp nhất với công trình của mình.

 
Nh
ng lưu ý khi đt tên đ tài

Tên đề tài khoa học cũng một phần nói lên sự hiểu biết và đánh giá về chủ nhân của nó. Chúng ta nên ghi nhớ rằng, nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh một cách cô đọng nhất trong tiêu đề của nó.

  • Tên đề tài cần chỉ rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì, còn phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn đề nghiên cứu.
  • Tên đề tài phải ngắn, gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng chứa đựng nhiều thông tin nhất.
  • Ngôn ngữ dùng trong tên đề tài phải rõ ràng, chuẩn xác để không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.
  • Tên đề tài phải thống nhất với mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và nội dung nghiên cứu đã được xác định và trình bày trong đề tài.
  • Nên cố gắng đặt tựa đề với một thông điệp mới hay “new thing”. Làm được điều này, công trình nghiên cứu sẽ dễ gây sự chú ý của người đọc. Ví dụ: “Phát hiện mới về mối quan hệ giữa lạm phát và lãi suất của Việt Nam sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế”.

 Nh
ng chú ý nên tránh khi đt tên đ tài

Có một số điểm cần lưu ý nên tránh khi đặt tên cho đề tài như sau:

  • Không nên đặt tên đề tài khoa học bằng những cụm từ có độ bất định cao về thông tin, như: “Về…”, “Thử bàn về…”, “Một số biện pháp…”, “Một số vấn đề…”, “Tìm hiểu về…”, v.v. vì càng bất định thì nội dung phản ánh được càng không rõ ràng, chính xác. Cách đặt tên như trên chỉ thích hợp cho một bài báo chứ không thích hợp cho một công trình khoa học nói chung và khóa luận, luận văn, luận án nói riêng.
  • Không lạm dụng những từ chỉ mục đích: những từ như “nhằm”, “để”, “góp phần” … nếu bị lạm dụng dễ làm cho tên đề tài trở nên rối rắm, không nêu bật được nội dung trọng tâm.
  • Không lạm dụng mĩ từ hoặc cách nói bóng bẩy: tiêu chí quan trọng trong văn phong khoa học là đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa;
  • Không thể hiện tình cảm, thiên kiến, quan điểm: một tiêu chí quan trọng khác trong khoa học, đó là tính khách quan, không phụ thuộc vào tình cảm, chính kiến, quan điểm… vì chúng thường có tính nhất thời, tính lịch sử trong một thời điểm nhất định.
  • Không đặt tên dưới dạng câu hỏi, câu khẳng định hoặc phủ định.
  • Không nên viết tựa đề theo kiểu phát biểu [statement]. Khoa học không có gì là bất biến và “sự thật” hôm nay có thể sai trong tương lai. Do đó những tựa đề kiểu như “Smoking causes cancer” nó chẳng những cho thấy sự ấu trĩ hay ngây thơ trong khoa học của tác giả mà còn làm cho người đọc cảm thấy rất khó chịu.
  • Không bao giờ sử dụng viết tắt trong tựa đề bài báo. Mỗi công trình nghiên cứu thường tập trung vào một vấn đề chuyên sâu nào đó, và nếu chúng ta sử dụng viết tắt thì chỉ những người trong ngành mới hiểu, còn người ngoài ngành không hiểu và đó là một thiệt thòi cho nghiên cứu của mình.
  • Không nên viết tựa đề theo kiểu nghịch lí. Những tựa đề nghịch lí là “Yếu A ảnh hưởng xấu đến X, nhưng tác động tốt đến Y”. Những tựa đề kiểu này có thể làm cho người đọc khó chịu, và có khi làm lẫn lộn vấn đề của nghiên cứu.
  • Tựa đề không nên quá dài hay nhiều chữ. Tựa đề có nhiều chữ làm khó đọc và làm cho người đọc … dễ quên. Thông thường, tác giả nên cố gắng đặt tựa đề dưới 20 chữ.

Tài liu tham kho:

  1. Dương Thanh Bì, “Một số suy nghĩ về việc lựa chọn và triển khai đề tài nghiên cứu khoa học”. Truy cập tại đây.
  2. “Thắc mắc về lựa chọn chủ đề nghiên cứu khoa học và tên đề tài”. Truy cập tại đây.
  3. Phạm Phúc Vĩ [2015], “Chọn và đặt tên đề tài”. Truy cập tại đây.
  4. Trần Thị Minh Thụ [2014], “Trao đổi kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học”. Truy cập tại đây.
  5. Trần Thị Ngọc Duy [2012], “Cách thức lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học”. Truy cập tại đây.
  6. Vũ Cao Đàm [2000], “Các bước triển khai một đề tài nghiên cứu khoa học”. Truy cập tại đây.

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học [RCES]

Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học, có thể có những khả năng sau:

  • người hướng dẫn áp đặt một đề tài mà mình đang quan tâm, ưu tiên trong các nghiên cứu trước mắt: có thể người thầy sẽ có tâm thế sẵn sàng hơn khi hướng dẫn những đề tài như vậy;
  • người hướng dẫn gợi ý một đề tài được cho là phù hợp, có thể là với khả năng và điều kiện thực tế;
  • sinh viên lựa chọn một đề tài trong danh sách các chủ đề nghiên cứu của người hướng dẫn: ở đó có thể có đủ cả những vấn đề bắt buộc phải nghiên cứu, những vấn đề ưu tiên, những vấn đề ưa thích, hay chỉ đơn giản là những gợi ý nghiên cứu;
  • sinh viên lựa chọn một đề tài từ các ý tưởng có sẵn của mình: có thể liên quan đến những lợi ích, điều kiện thuận tiện trước mắt hoặc khả năng, sở thích nghiên cứu của sinh viên;
  • sinh viên và người hướng dẫn thảo luận với nhau, mỗi người đưa ra những ý tưởng, lí do, đánh giá ưu nhược điểm của mỗi vấn đề,... và cuối cùng đi đến một lựa chọn phù hợp nhất cho cả hai: đây là cách khá phổ biến, lời khuyên của người thầy giúp sinh viên định hướng tốt hơn trong quyết định của mình mà không có cảm giác bị áp đặt, điều sẽ ảnh hưởng không ít đến động cơ và hứng thú làm việc về sau;
  • v.v.

Đặc điểm của một đề tài tốt

Có thể có một số đề tài đòi hỏi những kĩ năng đặc biệt hoặc sự đầu tư thời gian và công sức nhiều hơn bình thường, nhưng nhìn chung đối với sinh viên nghiên cứu khoa học, một đề tài sẽ có kết quả tốt nếu như chịu làm việc một cách có phương pháp, có óc tìm tòi và... một chút thông minh. Về mặt phương pháp, một đề tài tốt phải khuyến khích một quá trình học tập có tính sáng tạo và lâu dài của sinh viên về các phương pháp nghiên cứu cũng như kĩ thuật trình bày ý tưởng và kết quả thu thập được.

Một đề tài nghiên cứu được đánh giá là tốt khi:

  • có phạm vi giới hạn: vì phạm vi càng hẹp vấn đề sẽ càng được đào sâu, trong khi một vấn đề có phạm vi rộng sẽ dễ dẫn đến nguy cơ dàn trải, thiếu tập trung, xử lí các vấn đề chỉ ở trên bề mặt;
  • có tính mới và độc đáo: kết quả nghiên cứu phải mang lại một sự tiến bộ nhất định trong tri thức khoa học chuyên ngành, không trùng lắp với những kết quả, công trình đã công bố trước đó;
  • xử lí vấn đề tương đối trọn vẹn: sao cho kết quả thu được giúp rút ra những kết luận rõ ràng, góp phần giải quyết hầu hết các vấn đề cơ bản cần nghiên cứu đã đặt ra [thể hiện qua tên đề tài];
  • thể hiện bằng một bản báo cáo kết quả nghiên cứu: chặt chẽ trong phương pháp tiến hành, rõ ràng trong phong cách trình bày và... dễ đọc.

Do đó, để hướng đến một kết quả tốt cho công tác nghiên cứu, cần lưu ý những điểm sau khi chọn đề tài:

  • khả năng thực địa;
  • khả năng truy cập các nguồn thông tin, tài liệu chuyên ngành;
  • sự hỗ trợ của các chuyên gia và nhà chuyên môn;
  • các điều kiện, phương tiện, thiết bị nghiên cứu;
  • những thói quen, yêu cầu, xu hướng về chuyên môn và quản lí;
  • v.v.
Tất cả phải đáp ứng đủ yêu cầu để có thể tiến hành được đề tài nghiên cứu và đạt được đến đích mong muốn.

Tên đề tài

Nội dung nghiên cứu của một đề tài khoa học được phản ánh một cách cô đọng nhất trong tiêu đề của nó. Tên của đề tài cần có tính đơn nghĩa, khúc chiết, rõ ràng, không dẫn đến những sự hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ.

Có một số điểm cần lưu ý hạn chế khi đặt tên cho đề tài như sau:

  • dùng những cụm từ có độ bất định thông tin cao: như "Về...", "Thử bàn về...", "Một số biện pháp...", "Một số vấn đề...", "Tìm hiểu về...", v.v. vì càng bất định thì nội dung phản ánh được càng không rõ ràng, chính xác;
  • lạm dụng những từ chỉ mục đích: những từ như "nhằm", "để", "góp phần",... nếu bị lạm dụng dễ làm cho tên đề tài trở nên rối rắm, không nêu bật được nội dung trọng tâm;
  • lạm dụng mĩ từ hoặc cách nói bóng bẩy: tiêu chí quan trọng trong văn phong khoa học là đơn giản, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, đơn nghĩa;
  • thể hiện tình cảm, thiên kiến, quan điểm: một tiêu chí quan trọng khác trong khoa học, đó là tính khách quan, không phụ thuộc vào tình cảm, chính kiến, quan điểm,... vì chúng thường có tính nhất thời, tính lịch sử trong một thời điểm nhất định.
Dưới đây là một số mẫu về cách cấu tạo tên đề tài:
CẤU TRÚC VÍ DỤ
Đối tượng nghiên cứu "Cấu trúc câu tiếng Lào" [Ngữ văn], Bualy Paphaphan, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1993.
Giả thuyết khoa học "Phông lưu trữ Uỷ ban Hành chính Hà Nội [1954-1975] - nguồn sử liệu chữ viết nghiên cứu lịch sử thủ đô" [Biên soạn lịch sử và sử liệu học], Hồ Văn Quýnh, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995.
Mục tiêu nghiên cứu "Đặc điểm khu hệ thú Ba Vì" [Động vật học], Phi Mạnh Hồng, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1994.
Mục tiêu + phương tiện "Chuyển hoá phế liệu ligno-xenluloza nhờ nấm sợi bằng phương pháp lên men rắn" [Vi sinh học], Phạm Hồ Trương, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1993.
Mục tiêu + Môi trường "Đặc trưng sinh học về sự phát triển cơ thể và sự sinh đẻ của phụ nữ nông thôn Đồng bằng Bắc bộ" [Nhân chủng học], Hà Thị Phương Tiến, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1995.
Mục tiêu + Phương tiện + Môi trường "Sử dụng kỹ thuật kích hoạt nơtron để khảo sát sự phân bố của nguyên tố đất hiếm trong một số khoáng vật Việt Nam" [Hoá vô cơ], Nguyễn Văn Sức, Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội, 1995.
[Nguồn: Vũ Cao Đàm, 2000]



Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề