Khi xử lý những hộ dân xây nhà trái phép, cán bộ thanh tra xây dựng X


Giải thích:

- Nhà ở xây dựng trái phép là nhà ở xây dựng không đúng nội dung giấy phép xây dựng đã cấp.

- Hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép là việc điều chỉnh giấy phép xây dựng nếu đủ điều kiện. Hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép không phải là “xấu” hay vi phạm pháp luật mà vì chỉ được thực hiện nếu có đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.

1. Được hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép khi đã xây xong?

Theo khoản 16 Điều 16 và khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, nhà ở riêng lẻ [biệt thự, nhà ở độc lập, nhà ở liền kề] xây dựng trái phép được hợp thức hóa nếu có đủ điều kiện theo quy định, cụ thể:

[1] Đang thi công xây dựng.

[2] Thuộc một trong các trường hợp được điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở, cụ thể:

Khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 quy định trong quá trình xây dựng trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:

- Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc.

- Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính.

- Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.

Lưu ý: Trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng như trên không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.

Như vậy, nhà ở đã xây dựng xong [hành vi vi phạm đã kết thúc] sẽ không được hợp thức hóa, thay vào đó sẽ bị phạt tiền mà buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm. 

2. Thời hạn hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép

Khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định thời hạn hợp thức hóa nhà ở riêng lẻ xây dựng không phép là 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Nghĩa là kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng không đúng nội dung giấy phép xây dựng đã cấp thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh trong vòng 30 ngày.

Nếu quá 30 ngày mà không được được điều chỉnh giấy phép xây dựng sẽ không được hợp thức hóa.

3. Hồ sơ, thủ tục hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép

3.1. Hồ sơ hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép

Hồ sơ này chính là hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng, gồm:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 02.

- Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp.

- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng điều chỉnh triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định.

- Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính [biên lai nộp tiền].

3.2. Trình tự, thủ tục thực hiện

Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng

Bước 2: Xem xét, giải quyết

Bước 3: Trả kết quả [thời hạn thực hiện 15 ngày kể từ nhận đủ hồ sơ hợp lệ]

Bước 4: Xuất trình giấy phép xây dựng điều chỉnh cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải xuất trình giấy phép xây dựng điều chỉnh cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Nếu quá 30 ngày mà tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng điều chỉnh thì người có thẩm quyền xử phạt ra văn bản thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân vi phạm tự phá dỡ phần xây dựng trái phép.

Bước 5: Tiếp nhận và xử lý

- Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng điều chỉnh, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng điều chỉnh.

- Tổ chức, cá nhân vi phạm chỉ được xây dựng tiếp nếu biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng điều chỉnh.

- Trường hợp hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy phép xây dựng điều chỉnh thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng điều chỉnh.

Trên đây là quy định giải đáp cho vướng mắc: Có được hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép khi đã xây xong? Theo đó, không được hợp thức hóa nhà ở khi đã xây dựng xong. Điều này cũng dễ hiểu vì cơ quan nhà nước không thể điều chỉnh nội dung giấy phép xây dựng theo đúng hiện trạng nhà ở đã xây dựng xong mà phải theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, người vi phạm cũng không phải quá lo lắng, bởi lẽ nếu không được hợp thức hóa thì chỉ bị tháo dỡ phần xây dựng không đúng với nội dung giấy phép xây dựng đã cấp [trên thực tế thường chỉ một hoặc một số bộ phận nhà ở xây dựng không đúng giấy phép xây dựng đã cấp, ít trường hợp toàn bộ nhà ở xây dựng sai phép, trái phép].

Nếu có vướng mắc về vấn đề trên hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

>> Xin giấy phép xây dựng nhà ở: Hồ sơ và thủ tục thực hiện

[PLO]- Một phó chủ tịch phường ở Hậu Giang xây nhà ở trái phép trên đất trồng cây lâu năm, nhưng biên bản vi phạm hành chính chị gái bà này lại đứng tên người vi phạm.

Bà Trần Thị Anh Đào là Phó Chủ tịch phụ trách mảng xây dựng, trật tư đô thị của UBND phường Thuận An, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Đầu năm 2022, bà nhận tặng cho từ cha ruột thửa đất số 325, diện tích hơn 508 m2, thuộc loại đất trồng cây lâu năm - một dạng của đất nông nghiệp. Kế sát là thửa đất số 331, thuộc loại đất ở. Cả hai thửa đất này thuộc địa bàn phường Thuận An.

Hiện trường xây dựng nhà của bà Đào: phần nhà tiền chế cất trên đất thổ cư, trong khi đó, phần nhà ở kiên cố lại cất trên đất nông nghiệp. Ảnh: CHÂU ANH

Tháng 3-2022, bà Đào làm thủ tục xây dựng nhà ở và được UBND thị xã Long Mỹ cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ đô thị trên, với vị trí xây dựng được nêu rõ là thửa đất số 331.

Vấn đề là, công trình xây dựng trên thực tế chỉ có phần nhà khung sắt tiền chế, dạng như hiên che mưa nắng sân là đúng trên đất ở. Còn phần nhà chính, xây dựng kiên cố đã hoàn thành và đưa vào sử dụng lại nằm hoàn toàn trên thửa đất trồng cây lâu năm kia.

Làm việc với PLO, bà Đào thừa nhận công trình xây dựng này nằm trên cả hai thửa đất, nhưng cho rằng không phải do mình đầu tư xây dựng, mà là của người chị gái.

Theo bà, gia đình mình có 6 chị em, hầu hết không có công ăn việc làm ổn định. Cha mẹ lại lớn tuổi, cần có tiền lo cho vợ chồng người em kế bà Đào đi du học, nên nhờ con gái đứng tên thửa đất để cầm cố ngân hàng. Còn thực tế trong gia đình đã thống nhất phần đất này thuộc về bà T, là chị trên bà Đào.

“Tôi đã làm hợp đồng chuyển lại cho chị rồi, vì phần tài sản này là của chị. Nhưng không ngờ chị cất nhà nhanh quá, tôi không kịp cản” – bà Đào nói.

Chưa rõ thực hư việc chuyển tài sản này của bà Phó chủ tịch UBND phường Thuận An. Nhưng trong hồ sơ vi phạm trật tự xây dựng mà cán bộ địa chính phường Thuận An lập đầu tháng 6-2022 thì xác định bà T là người vi phạm.

“Do công trình của tôi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, xin các cấp chính quyền xem xét, tôi sẽ chuyển mục đích để xin phép xây dựng đúng quy định” - bà T nêu ý kiến trong biên bản vi phạm hành chính.

Ông Nguyễn Tiến Danh, Chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ: “Ai cũng như ai, sai phải xử lý. Dân vi phạm chỉ đóng phạt, tháo dỡ thôi, còn cán bộ vi phạm, sau khi thực hiện các bước khắc phục sẽ căn cứ theo các quy định để xem xét và có hình thức kỷ luật”.

Tuy nhiên, đang có dư luận là công trình xây dựng này là của bà Đào, do bị phát hiện vi phạm mà “ve sầu thoát xác” để chị gái đứng ra nhận lỗi. Để làm rõ thêm, phóng viên đã trao đổi với ông Nguyễn Tiến Danh, Chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ.

Ông Danh cho biết: “Qua kiểm tra bước đầu, lực lượng chức năng báo cáo bà Đào là người đứng ra xin giấy phép xây dựng. Do đó, không có chuyện người này đứng tên, xin xây dựng lại xử phạt người khác. Tôi sẽ chỉ đạo làm rõ vụ việc này và xử lý nghiêm các cá nhân vi phạm”.

Về các bước xử lý, ông cho hay trước hết sẽ mời những người liên quan trong vụ việc đến để lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, buộc tháo dỡ và sẽ tiến hành cưỡng chế nếu cá nhân vi phạm không thực hiện.

Còn về nguyện vọng của gia đình bà Đào muốn xin chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở để hợp thức hóa cho công trình xây dựng sai phép, Chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ nói: “Khi phát hiện công trình xây dựng trái phép, không phép, sai mục đích sử dụng đất thì tiến hành lập biên bản xử phạt, buộc tháo dỡ, còn chuyện chuyển mục đích sẽ xem xét sau”.

CHÂU ANH

Video liên quan

Chủ Đề