Làm thẻ căn cước quận đống đa ở đâu

– Sổ hộ khẩu bản gốc [ bắt buộc đầy đủ ngày, tháng, năm sinh ]
Lưu ý: Nếu thiếu ngày tháng năm sinh, phải cầm theo giấy khai sinh bản gốc đi đối chiếu thông tin. – Chứng minh thư cũ [ nếu có] – Đơn đề nghị cấp đổi CMND [ có đóng dấu xác nhận Công An Phường ]

Lưu ý: giấy này chỉ áp dụng đối với trường hợp hộ khẩu chuyển từ tỉnh khác lên Hà Nội – chưa được cấp cmnd/ thẻ căn cước công dân ở hà nội lần nào./.

II. ĐỊA CHỈ NỘP HỒ SƠ :

  • Phòng 106 – 44 Phạm Ngọc Thạch, Quận Đống Đa, Tp Hà Nội

III. TRÌNH TỰ NỘP HỒ SƠ :

Bước 1: Kê khai tờ khai cấp thẻ căn cước công dân – mẫu CC 01
Download tờ khai căn cước: tại đây
Bước 2: Kẹp tờ khai vào hộ khẩu đưa vào bàn: Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ căn cước công dân.
< Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, cán bộ sẽ cấp cho bạn số thứ tự và ghim vào tờ khai cấp thẻ căn cước công dân>

Bước 3: Ngồi đợi gọi tên theo số thứ tự trên bảng điện tử để lên làm thủ tục

Bạn đang đọc: Hướng Dẫn Làm Căn Cước Tại 44 Phạm Ngọc Thạch – CA Tp Hà Nội

Bước 4: Nhận giấy hẹn ngày lấy thẻ căn cước công dân.

IV. HỖ TRỢ LẤY THẺ CĂN CƯỚC NHANH TẠI LAMCANCUOCNHANH.COM

Quý khách sau khi nhận giấy hẹn, có nhu cầu lấy thẻ căn cước sớm vui lòng liên hệ  TẠI ĐÂY  để được hỗ trợ tốt nhất.

V. MỘT SỐ LƯU Ý KHI LÀM THỦ TỤC CẤP THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TẠI HÀ NỘI :

♦ ️ Công dân có hộ khẩu Hà Nội hoàn toàn có thể làm căn cước ở 2 địa điểm sau :

– Công an quận/huyện nơi đăng kí thường trú
– 44 Phạm ngọc thạch – Công an thành phố Hà Nội.

♦️ Sổ hộ khẩu:

Xem thêm: TOP 35 địa điểm du lịch An Giang đẹp hút du khách nhất 2021

– Phải có đầy đủ ngày tháng năm sinh [Thiếu phải ra công an phường/quận để bổ sung, đính chính]
– Hộ khẩu thường trú tại Quận Từ Liêm cũ thì phải ra công an quận đính chính lại thành Nam Từ Liêm hay Bắc Từ Liêm

♦ ️ Kê khai thông tin tờ khai cấp thẻ căn cước
– Phần thông tin của bố / mẹ không nhất thiết phải điền không thiếu số chứng minh thư của bố / mẹ

♦️ Thời gian làm thẻ căn cước tại 44 Phạm Ngọc Thạch – Công an TP Hà Nội.

Xem thêm: Điểm Đến Của Cuộc Đời

– Sáng: 7h45 Chiều 1h30 bắt đầu làm việc
– Lưu Ý 44 Phạm Ngọc Thạch khá đông bạn nên đến trước 8h30 sáng và 2h00 chiều. Sau giờ đó có thể không còn nhận hồ sơ, phải chuyển sang ngày hôm sau dẫn đến bạn mất công đi lại nhiều lần

Có thể bạn quan tâm:

Hỗ Trợ Làm Thẻ Căn Cước Nhanh Tại Hà Nội

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thông tin, người dân sẽ nhận được giấy hẹn. Việc cấp thẻ sẽ hoàn thành trong 7 ngày.

+ Khi đi làm cccd nên chuẩn bị về mặt ngoại hình để ảnh chụp chân dung đỡ ngáo 🙂

+ Tại Hà Nội, làm căn cước công dân tại phòng CS QL hành chính – 44 Phạm Ngọc Thạch mất khoảng 6-8 ngày, tại công an các quận mất khoảng 10 ngày.  

+ Làm tại Phòng CSQLHC – 44 Phạm Ngọc Thạch thì nên đến sớm, tầm 7h hơn [đến lúc 8h thì khả năng phải đợi đến 11h mới đến lượt – làm thủ tục chỉ hết khoảng 10p]. 

+ Nếu làm CCCD tại công an các quận/huyện thì cần tham khảo lịch làm căn cước công dân của từng quận/huyện [do lịch sẽ do từng cơ quan công an quận/huyện quy định tùy theo tình hình của địa phương].

+ Nên làm xác nhận số Chứng minh thư cũ & căn cước công dân là một [tích trong đơn].

+ Sổ hộ khẩu nếu không ghi đầy đủ ngày tháng năm sinh mà chỉ ghi năm sinh thì cần cầm thêm giấy khai sinh bản gốc theo – nếu cẩn thận thì cần lên công an quận/huyện để bổ sung thêm thông tin ngày tháng năm sinh trước khi làm căn cước công dân.

Cách điền đơn đề nghị cấp CCCD – cần điền số CMT/CCCD cũ vào – trừ khi chưa từng được cấp mới để trống:

Công dân có nhu cầu làm thủ tục cấp căn cước công dân gắn chip điện tử liên hệ với công an các quận, huyện, thị xã nơi có hộ khẩu đăng ký thường trú - Ảnh: H.Q

Theo đó kể từ ngày 12-4 tới, Công an TP Hà Nội tạm dừng tiếp nhân dân tại trụ sở số 6 Quang Trung, phường Quang Trung, quận Hà Đông. 

Tại trụ sở số 44 Phạm Ngọc Thạch, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Công an TP Hà Nội duy trì một bộ thiết bị cấp căn cước công dân gắn chip, tiếp nhận mỗi ngày khoảng 375 hồ sơ đề nghị cấp căn cước công dân

Tất cả thủ tục diễn ra theo thời gian cụ thể, được tính toán khoa học để người dân căn cứ vào đó bố trí thời gian, công việc, phối hợp cùng lực lượng chức năng hoàn thành nhiệm vụ.

Cụ thể: 7h30-9h30, tiếp nhận hồ sơ có số thứ tự từ 1 đến 50; 9h30-11h30, từ số 50-100; 11h30-13h30, từ số 100-150; 13h30-15h30, từ số 150-200; 15h30-17h30, từ số 200-250; 17h30-19h30, từ số 250-300; 19h30-21h30, từ số 300-350; 21h30-22h30, từ số 350-375.

Trụ sở số 44 Phạm Ngọc Thạch, phường Phương Liên, quận Đống Đa - Ảnh: H.Q

Mục đích thay đổi trên là để công dân có nhu cầu làm thủ tục cấp căn cước công dân gắn chip điện tử liên hệ với công an các quận, huyện, thị xã nơi có hộ khẩu đăng ký thường trú để được phục vụ thuận tiện.

Hiện nay, công an các quận, huyện, thị xã đều bố trí, tổ chức cấp tại trụ sở cố định và các điểm cấp căn cước công dân trên địa bàn các xã, phường, thị trấn [mỗi đơn vị được bố trí ít nhất 2 điểm lưu động].

Đến nay, Công an TP Hà Nội đã hoàn thành thủ tục cấp 2.046.079 hồ sơ căn cước công dân gắn chip, đạt trên 30% so với chỉ tiêu Bộ Công an giao.

Từ ngày 1-1 đến nay, Công an thành phố đã gửi dữ liệu của 926.241 trường hợp đến Bộ Công an, đã nhận 122.735 thẻ căn cước công dân do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội [Bộ Công an] trả qua đường bưu điện.

Hà Nội đã cấp hơn 1 triệu hồ sơ căn cước công dân gắn chip

HÀ QUÂN

Để phục vụ nhu cầu cấp thẻ căn cước công dân gắn chip cho toàn bộ công dân đủ 14 tuổi trở lên trên địa bàn để góp phần xây dựng Chính phủ điện tử, quản lý di chuyển nội địa trong và sau giai đoạn dịch bệnh Covid-19, Công an quận Đống Đa đang tiếp tục thực hiện chiến dịch cấp thẻ căn cước lưu động tại địa bàn cơ sở.

 Công an quận Đống Đa thực hiện cấp căn cước cho công dân tại điểm cố định số 119B Thái Hà.

Trước đó, Đội Cảnh sát QLHC về TTXH - Công an quận Đống Đa đã hướng dẫn Công an 21 phường tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền về tính ưu việt của thẻ căn cước gắn chip nhất là sự tiện ích và các thuận lợi khi ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân tham gia làm thủ tục cấp căn cước.

Đồng thời, tổ chức rà soát phân loại chi tiết từng nhóm đối tượng cụ thể để xác định từng đối tượng theo danh sách được Bộ Công an cung cấp. Bên cạnh đó, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát khu vực tiến hành rà soát, đối chiếu số lượng nhân khẩu trong độ tuổi chưa được cấp căn cước trên địa bàn. Đặc biệt, trong đợt cấp căn cước giai đoạn này, Đội Cảnh sát QLHC về TTXH - Công an quận Đống Đa tiếp tục thu nhận hồ sơ đối với người đang tạm trú.

Để người dân thuận lợi nhất trong việc di chuyển đi làm căn cước và đảm bảo các quy định về quy định phòng dịch Covid 19, Công an quận Đống Đa đã bố trí 8 điểm cấp căn cước công dân cố định và lưu động tại các phường. Trong đó, bố trí cố định điểm cấp căn cước công dân tại 119B Thái Hà và 392 Khâm Thiên. Ngoài ra, mỗi ngày sẽ bố trí từ 5-6 tổ công tác xuống các phường làm căn cước cho Nhân dân.

Tại toàn bộ các điểm cấp căn cước công dân, Công an quận Đống Đa bố trí các điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19. Người dân 100% phải khai báo y tế bằng QR Code và có sổ theo dõi của đơn vị. Ngoài ra các Công an quận cũng bố trí các vị trí ghế ngồi chờ đảm bảo giãn cách, công dân phải sát khuẩn tay trước khi vào phòng nộp hồ sơ, thủ tục. Đối với các trường hợp người già yếu, bệnh tật, đi lại khó khăn, Công an các phường chủ động lập danh sách, Công an quận sẽ bố trí tổ công tác đến tận nhà phục vụ Nhân dân.

 Các điểm cấp căn cước cố định đều có mã QR Code để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Trong đợt cấp căn cước này, Công an quận đã quán triệt tới từng các cán bộ, chiến sỹ phải tuân thủ nghiêm túc các quy định về phòng dịch. Đồng thời, mỗi ngày, các tổ công tác sẽ chia 3 ca làm việc đến khi nào người dân hết nhu cầu mới dừng nghỉ theo phương châm "làm hết việc chứ không hết giờ". Cùng với đó, các tổ làm việc cả ngày thứ 7 và chủ nhật để người dân thuận tiện nhất trong việc giải quyết thủ tục hành chính. Từ ngày 1 – 19/10, Đội Cảnh sát QLHC về TTXH - Công an quận Đống Đa đã thu nhận hồ sơ và giải quyết cho gần 6.000 trường hợp.

Video liên quan

Chủ Đề