Làm thế nào để nâng cao chất lượng cuộc sống

1. Hít thở sâu

Chúng ta thường cảm thấy lo lắng, căng thẳng trong công việc, giao thông hay việc nhà nhưng điều bạn kông biết rằng, con người có một cơ chế thư giãn bẩm sinh. Cách hít thở sâu có kiểm soát trong 60 giây khi mệt mỏi có thể hoàn toàn thay đổi tâm trạng của bạn, giúp giảm huyết áp, làm chậm việc sản xuất hormone căng thẳng và giảm bớt lo âu.

2. Ôm người bạn yêu thương

Ôm không chỉ khiến bạn thấy được yêu thương mà còn mang lại những sức khỏe đã được khoa học chứng minh như giảm huyết áp và ổn định nhịp tim. Một cái ôm giải phóng dopamine - một chất giảm đau tự nhiên và có thể làm giảm nồng độ cortisol [một hormone gây stress]. Một cái ôm cũng có thể cung cấp cho bạn năng lượng tinh thần nhiều hơn, và giúp bạn xử lý hầu hết các chuyện không mấy vui vẻ.

3. Cười và cười

Không phải tự nhiên mà người ta nói: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Cười là một trong những liều thuốc giảm đau tự nhiên tốt nhất. William Fry, một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu tiếng cười, tuyên bố rằng việc tập chèo máy trong 10 phút có lợi ích với tim bằng bạn cười trong một phút. Tiếng cười cũng giúp cải thiện trí nhớ và đốt cháy calo. Nếu bạn đang cảm thấy buồn hoặc hơi chán nản, một nụ cười nhỏ [thậm chí là cố gắng để cười] cũng có thể thay đổi tâm trạng của bạn.

4. Ăn sô cô la đen

Thật tuyệt khi biết một món ăn ngon có lợi cho sức khỏe. Socola đen giúp giảm huyết áp, tăng nồng độ cholesterol tốt và giảm nồng độ cholesterol xấu. Nó cũng được biết đến là một thực phẩm có lợi cho hệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và thậm chí giữ sức khỏe cho làn da của bạn

5. Đứng lên bất cứ khi nào bạn có thể

Hầu hết cả ngày chúng ta đều ngồi: làm việc, lái xe, xem tivi, đọc báo… Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngồi quá lâu có thể gây căng thẳng tâm lý. Một nghiên cứu khác đã tìm thấy rằng những phụ nữ ngồi 10 giờ một ngày hoặc hơn dễ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn những người chỉ ngồi 5 giờ. Đứng lên trong vài giây cũng cải thiện lưu thông máu đáng kể

6. Rửa tay

Hành động đơn giản và nhanh chóng này có thể bảo vệ sức khỏe của bạn nhiều hơn bạn có thể biết. Hầu hết mọi người rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi sử dụng nhà vệ sinh, nhưng rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong một ngày sẽ làm giảm nguy cơ bị bệnh từ 20-30%.

7. Thêm quế vào bữa ăn sáng của bạn

Quế có nhiều dược tính, bao gồm cả việc phòng chữa với bệnh tiểu đường bằng cách giảm lượng đường trong máu. Quế cũng là có lợi trong cuộc chiến chống béo phì, giảm mức độ cholesterol xấu, và thậm chí nó giúp giữ ấm cơ thể vào những ngày lạnh. Bạn có thể thêm quế vào bữa ăn sáng của bạn bằng cách trộn vào sữa chua, hoặc cà phê.

8. Sử dụng cầu thang

Thế giới hiện đại không cho chúng ta nhiều cơ hội đi bộ. Đó là lí do tại sao chúng ta nên tận dụng mọi lúc để tập thể dục. Thay vì chờ thang máy, hay đi bằng cầu thang bộ, nó sẽ giúp bạn giảm calo, tránh căng cứng cơ bắp và đau khớp.

9. Đừng nhìn chằm chằm vào màn hình

Nếu bạn là một nhân viên văn phòng hay chỉ là một người yêu công nghệ bạn sẽ phải dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính. Nhìn chằm chằm vào màn hình trong nhiều giờ có hại cho đôi mắt của bạn, vì vậy bạn nên cho mắt được nghỉ ngơi thường xuyên. Phương pháp tốt nhất là "20-60-20", tức là mỗi 20 phút rời mắt khỏi màn hình vào một đối tượng cách xa 20 mét trong 20 giây. Nếu bạn có thể, có một chút thời gian để đi bộ xung quanh văn phòng cũng rất hữu ích.

10. Thêm chanh vào nước uống

Thêm một lát chanh để nước không chỉ thơm mát hơn mà còn có lợi cho sức khỏe. Chanh là một siêu thực phẩm, một loại quả detox hiệu quả nhất và là gia vị tuyệt vời cho các món ăn.

11. Lau sạch bàn làm việc

Cho dù bạn có giữ bàn làm việc gọn gàng thế nào thì nó vẫn chứa đầy vi trùng. Dành ra vài phút mỗi sáng để lau sạch mặt bàn, bàn phím, chuột máy tính sẽ giúp ngăn ngừa nguồn ô nhiễm vi khuẩn trong môi trường làm việc của bạn.

12. Nâng cao chân

60 giây nằm xuống với đôi chân đưa thẳng lên, dựa vào tường trong lúc hít thở chậm và sâu sẽ giúp cơ thể có thêm sinh lực như nửa tiếng ngủ trưa. của bạn tăng lên và dựa vào tường thêm sinh lực cho cơ thể nhiều như một giấc ngủ trưa nửa giờ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vị trí này giúp máu ở chân chảy ngược lại vào ngực và đầu của bạn.

13. Nhai kẹo cao su

Các nhà nghiên cứu của Đại học Swinburne, Úc phát hiện ra rằng nhai kẹo cao su cải thiện mức độ tỉnh táo và làm giảm căng thẳng. Vì thế, họ khuyên bạn nên nhai kẹo cao su trước khi một cuộc họp quan trọng, một cuộc phỏng vấn xin việc, và trong khi lái xe. Lý do là vì khi nhai kẹo cao su sẽ gieo vào não bạn suy nghĩ rằng bạn đang ăn, điều này giúp bạn được liên kết với cảm giác an toàn và không có gì để lo sợ

Hữu Nguyên

Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ được sử dụng nhằm mục đích chính là để đưa ra đánh giá chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên phạm vi toàn xã hội cũng như để nhằm đánh giá về mức độ sự sảng khoái, hài lòng hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội. Chất lượng cuộc sống là thước đo quan trọng về phúc lợi vật chất và giá trị tinh thần. Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người là một nỗ lực của mỗi quốc gia, xã hội và cả cộng đồng quốc tế. Để hiểu biết thêm về cụm từ này bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu chất lượng cuộc sống là gì cũng như cách đo lường chất lượng cuộc sống?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Chất lượng cuộc sống:

Thuật ngữ chất lượng cuộc sống trong giai đoạn hiện nay đã được sử dụng trong một loạt các ngữ cảnh bao gồm các lĩnh vực phát triển quốc tế, y tế, sức khỏe và thậm chí là cả về mặt chính trị. Cụm tư chất lượng cuộc sống không nên nhầm lẫn với khái niệm về mức sống, mà tiêu chí là dựa chủ yếu vào thu nhập. Thay vào đó, chỉ số tiêu chuẩn về chất lượng của cuộc sống hiện nay sẽ bao gồm không chỉ về thu nhập, sự giàu có và việc làm, mà còn là môi trường xã hội, môi trường sống, sức khỏe [về thể chất] và tinh thần, giáo dục, giải trí và cuộc sống riêng tư. Chất lượng cuộc sống cũng không nên nhầm với chất lượng sống, đây là một khái niệm chỉ về các chỉ số sức khỏe của con người.

Chất lượng cuộc sống được hiểu cơ bản là thước đo chủ quan về mức độ hạnh phúc, là một yếu tố quan trọng của nhiều quyết định tài chính. Các yếu tố đóng vai trò xây dựng chất lượng cuộc sống thay đổi tùy theo sở thích cá nhân, nhưng chúng thông thường sẽ bao gồm an ninh tài chính, sự hài lòng trong công việc, cuộc sống gia đình, sức khỏe và sự an toàn.

Các quyết định tài chính thông thường có thể liên quan đến sự đánh đổi, trong đó chất lượng cuộc sống bị giảm để tiết kiệm tiền hoặc kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc ngược lại, chất lượng cuộc sống có thể được tăng lên bằng cách các chủ thể thực hiện chi tiêu nhiều tiền hơn.

Ngoài ra chất lượng cuộc sống cũng rất thường xuyên liên quan đến những khái niệm trừ tượng và đậm màu sắc chính trị như tự do, dân chủ, nhân quyền, dân quyền. Bên cạnh đó thì chất lượng cuộc sống cũng liên quan đến chỉ số hạnh phúc, tuy nhiên, vì hạnh phúc là yếu tố mang tính chủ quan và khó để đo lường, thống kê, người ta không thể cân đong đo đếm được và không nhất thiết phải là sự giàu có, tăng thu nhập mới là sự hạnh phúc, thoải mái và mức sống không nên được coi là một thước đo duy nhất của sự hạnh phúc.

2. Chất lượng cuộc sống tiếng Anh là gì?

Chất lượng cuộc sống tiếng Anh là Quality of life.

3. Đặc điểm và cách đo lường chất lượng cuộc sống:

Cách đo lường chất lượng cuộc sống:

Chất lượng cuộc sống là một phạm trù khá rộng và cũng được xem là một vấn đề mang nặng tính chủ quan. Không giống như GDP bình quân đầu người hoặc mức sống, cả hai khái niệm này đều có thể được đo trong các số liệu tài chính, kinh tế, chất lượng cuộc sống khó khăn hơn nhiều để nhằm thực hiện những phép đo một cách khách quan hoặc lâu dài.

Xem thêm: Chế độ lương dành cho Chỉ huy phó ban chỉ huy quân sự cấp xã

Một số tiêu chí khác có thể phản ánh chất lượng cuộc sống được sử dụng cụ thể như: HDI, GDP [GDP bình quân đầu người và hộ gia đình, chỉ số nghèo đói], chỉ số giáo dục [gồm tỷ lệ người biết chữ, trình độ văn hóa và tay nghề, số người mù chữ, số năm đến trường, cơ sở hạ tầng cho giáo dục], Chỉ số tuổi thọ [gồm tuổi thọ, sức khỏe, y tế và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng cho y tế], và một số tiêu chí khác như chỉ số calo bình quân đầu người – phản ánh tình trạng no đủ và chất lượng bữa ăn đầu người, điều kiện sử dụng điện sinh hoạt, sử dụng nước sinh hoạt [nước sạch, nước lọc, nước máy, nước ngầm, nước giếng…] là vấn đề cơ bản và cấp thiết của con người, điều kiện về nhà ở, chỗ ở của con người [bao gồm diện tích nhà ở và chất lượng nhà ở], ngoài ra còn các công trình công cộng, xã hội khác như công viên, nhà vệ sinh công cộng, nhà ở xã hội…. và các công trình phúc lợi công cộng khác phục vụ cho cuộc sống vật chất và tinh thần của con người.

Có lẽ biện pháp quốc tế được sử dụng phổ biến nhất nhằm mục đích để đo lường chất lượng cuộc sống là các chỉ số phát triển con người, với các nội dung cơ bản về tuổi thọ, giáo dục và mức sống như là một nỗ lực để nâng cao cuộc sống có cho các cá nhân trong một xã hội nhất định. Các chỉ số phát triển con người được sử dụng bởi Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc trong Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc. Đây là một tiêu chí tổng hợp phản ánh chất lượng cuộc sống.

Đặc điểm và ví dụ về cách đo lường chất lượng cuộc sống:

Hiện nay, tiêu chí được các chủ thể sử dụng để nhằm mục đích đánh giá chất lượng cuộc sống của một nước dựa trên bảng chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc, chuyên theo dõi tỉ lệ mù chữ ở người lớn, tuổi thọ trung bình và mức thu thập. Bên cạnh những nhân tố xếp hạng truyền thống như kinh tế, an ninh, tỉ lệ thất nghiệp thì chúng ta nhận thấy vẫn còn có những nhân tố khác như việc áp dụng các biện pháp tránh thai, sức khoẻ của trẻ em, tỉ lệ tội phạm, tử hình…

Chất lượng cuộc sống được đánh giá cụ thể là một thành phần phi tài chính gắn liền với sự hài lòng trong công việc và cuộc sống. Khi được sử dụng trong bối cảnh công việc, cuộc sống đủ điều kiện thường đề cập đến thời gian và khả năng làm điều bạn thích.

Nếu một công việc trả nhiều tiền nhưng công việc đó đòi hỏi quá nhiều giờ làm việc mà các chủ thể là những người lao động không thể tận hưởng bất kì khoản tiền nào kiếm được, đó là một cuộc sống kém chất lượng.

Còn một công việc cho phép thời gian để các chủ thể có thể tận hưởng cuộc sống nhưng khiến người lao động quá mệt mỏi, bị thương, căng thẳng hoặc không thể tận hưởng thu nhập của mình, thì đây cũng được đánh giá là một bất lợi khác cho chất lượng cuộc sống. Ngày nay người ta sẽ thường cân nhắc cả lương và chất lượng cuộc sống khi xem xét một công việc là tốt hay xấu.

Phương tiện đi làm cũng được xem là một ví dụ chất lượng cuộc sống tốt. Có những người tiết kiệm tiền thuê nhà ở bằng cách sống xa các trung tâm việc làm phổ biến và đi làm xa mỗi ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này thì những người đi làm không có nhiều thời gian dành cho gia đình hoặc sở thích vì phải dành phần lớn thời gian lái xe hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Xem thêm: Danh mục sản phẩm hàng hoá phải công bố tiêu chuẩn chất lượng

Các khu vực nhà ở khi có giá rẻ hơn thì thường cũng có xu hướng ở xa những trung tâm nghệ thuật, văn hóa và giải trí. Một số người coi sự đánh đổi này là đáng giá, trong khi những người khác chọn tối đa hóa chất lượng cuộc sống của họ bằng cách chi nhiều tiền hơn để sống gần nơi làm việc và các trung tâm văn hoá hơn.

Thời gian dành cho công việc so với thời gian rảnh có thể là một thước đo khác về chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia có thể chọn nhận các công việc lương cao nhưng công việc đó lại đòi hỏi thời gian làm việc kéo dài hoặc trễ một cách thường xuyên để các chủ thể đó kiếm thu nhập mà họ mong muốn.

Điều này có thể bao gồm việc các chủ thể thực hiện đi công tác dài ngày để họp tại các địa điểm xa. Mặc dù các lựa chọn như vậy có thể cung cấp cho họ mức lương cao, nhưng nó giới hạn số giờ nghỉ ngơi hoặc các sở thích cá nhân khác. Tuy nhiên, về cơ bản, đó lại là những thứ mà các chủ thể này đang tiết kiệm tiền để có thể phục vụ.

Điều kiện nơi làm việc cũng được xen là một khía cạnh khác của chất lượng cuộc sống. Các công việc khác nhau cũng có thể yêu cầu các chủ thể là người lao động phải dùng nhiều sức, như nâng vật nặng hoặc lao động lặp đi lặp lại có thể tổn hại cơ thể theo thời gian, hoặc yêu cầu người lao động phải tiếp xúc với các hoá chất độc hại và máy móc hạng nặng, dẫn đến suy yếu về thể chất lâu dài.

Ngược lại, một công việc có thể hạn chế đáng kể mức lao động nặng nhọc của công nhân bởi vì không gian làm việc tương đối hạn chế, ví dụ cụ thể như nhân viên trạm thu phí hoặc trạm bảo vệ từ xa.

Chất lượng cuộc sống cũng là một vấn đề quan trọng và được quan tâm khi xây dựng kế hoạch tiết kiệm cá nhân. Trong trường hợp này, sự đánh đổi liên quan đến sự hi sinh chất lượng cuộc sống hiện tại là nhằm mục đích để các chủ thể có thể cải thiện chất lượng cuộc sống trong tương lai. Điều này có thể bao gồm việc các chủ thể sẽ hạn chế chi tiêu hiện tại bằng cách mua các mặt hàng chi phí thấp hơn thay vì mua các mặt hàng cao cấp có chi phí cao hơn.

Video liên quan

Chủ Đề