Lớp học viết tiểu thuyết

iPub.vn       3 năm trước       39,930 lượt đọc

1 - Viết tên của mỗi chương sách và quyết định nội dung của mỗi chương, bằng cách này, bạn sẽ luôn biết rõ hướng đi của câu chuyện. Viết về nhân vật của bạn trong chương đầu tiên cũng là một ý hay.

2 - Nhận biết những yếu tố giúp tạo nên một quyển tiểu thuyết hay. Nếu bạn muốn trở thành nhà văn nổi tiếng, hãy suy nghĩ lại về việc đăng ký tham gia lớp học viết lách trong trường [trừ khi bạn đã đang theo đuổi nó]; thay vào đó, hãy chọn lớp Văn học. Bạn cần phải biết cách đọc hiểu sâu sắc trước khi có thể bắt đầu viết lách. Bạn sẽ có thể hình thành cấu trúc câu, đặc điểm nhân vật, cốt truyện, và sự phát triển trong tính cách của nhân vật một cách phù hợp nếu bạn biết cách đọc hiểu trước khi bạn bắt đầu viết.

Bối cảnh. Bối cảnh của một câu chuyện là thời gian, địa điểm và hoàn cảnh câu chuyện xảy ra. Tất nhiên là bạn không cần phải viết ra những điều này ngay lập tức. Cũng tương tự như một họa sĩ, bạn sẽ tạo nên một bức tranh trong tâm trí của người đọc bằng cách tô vẽ xung quanh chủ đề chính.

Ví dụ: Maria bước xuống những con dốc thẳng đứng bao bọc quanh toà lâu đài. Trước khi cô ấy có thể tiến xa hơn, một trong những cô hầu gái của cha cô ấy đã ngăn cô ấy lại và nói rằng "Đức vua Ferdinand muốn gặp cô". Điều này cho thấy rằng Maria, có thể là một cô gái trẻ, sống trong khuôn viên của lâu đài. Đoạn văn này sẽ đưa ra gợi ý cho đọc giả rằng câu chuyện có thể diễn ra trong thời trung cổ. Maria cũng là một cái tên theo tiếng Latin, có thể giúp đưa ra giả thuyết về nơi cô ấy sống, và "Đức vua Ferdinand" là một đầu mối quá rõ ràng! Trong thực tế, vợ của Đức vua Ferdinand—Isabel xứ Castile— đã phê chuẩn và tài trợ chuyến đi của Christopher Columbus đến Thế giới Mới trong khoảng năm 1492 Sau Công nguyên, vì vậy, câu chuyện này có lẽ diễn ra trong khoảng thời gian đó.

Nhân vật. Mỗi câu chuyện đều có nhân vật chính và nhân vật phụ. Điều quan trọng là bạn phải làm cho nhân vật của mình trở nên thú vị và giới thiệu họ một cách phù hợp. Phần giới thiệu bối cảnh, và thậm chí cả nhân vật của bạn, được gọi là phần nhập truyện.

Tác phẩm văn học thường sử dụng nhiều dạng nhân vật khác nhau. Vai chính thường là nhân vật chính mà câu chuyện xoay quanh. Mỗi nhân vật chính thường sẽ có một nhân vật phản diện, nhân vật cung cấp sự đối lập cần phải được giải quyết. Kẻ xấu trong các câu chuyện nhìn chung đều là nhân vật phản diện, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.

Hãy nhớ rằng: thông thường kẻ thù của người này sẽ là anh hùng của người kia. Bất kể họ có vai trò gì trong câu chuyện của bạn, họ rất quan trọng cho sự thành công của câu chuyện của bạn.

Mâu thuẫn. Mâu thuẫn là một vấn đề nghiêm trọng mà nhân vật của bạn phải đối mặt, thường là lý do câu chuyện của bạn được hình thành.

Có thể là Maria, con gái của Đức vua, là người phải đưa ra quyết định xem liệu có nên cho phép Columbus sử dụng những chiếc tàu và thuỷ thủ Tây Ban Nha cho chuyến hành trình của ông ta hay không. Cô ấy có thể sẽ tiếp tục gặp phải vấn đề này xuyên suốt câu chuyện.

Cao trào. Cao trào là thời điểm mà căng thẳng đạt đến cực độ, thời điểm mà độc giả thật sự phải nín thở để theo dõi.

Có lẽ là Maria đã không đồng ý để Columbus sử dụng tiền của Tây Ban Nha cho chuyến hành trình khám phá của mình và khi ông ta xuất hiện, cầu xin Maria cho phép ông ấy thực hiện điều này và nói rằng ông ấy sẽ làm bất kỳ điều gì để có được cơ hội này. Đây là thời điểm mà Maria sẽ phải đưa ra lựa chọn quan trọng của mình, một lựa chọn sẽ quyết định toàn bộ kết quả của câu chuyện.

Giải pháp. Cao trào đã kết thúc, vấn đề đã được giải quyết, và tất cả mọi ẩn khuất đã được phơi bày. Ghi chú: nếu bạn dự định muốn tạo nên một bộ truyện, bạn cần phải để lại ít nhất một khuất mắc cần lời giải đáp.

Từ ví dụ trên, Maria quyết định chấp nhận yêu cầu của Columbus, để cho ông ấy ra đi, và thuyết phục cha cô ấy cho phép cô ấy đi cùng Columbus. Độc giả sẽ cảm thấy hào hứng khi nhận được hồi kết bất ngờ, vì vậy, không nên xây dựng một câu chuyện mà kết thúc khá dễ để độc giả có thể dự đoán trước.

Chi tiết là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn phải chú ý trong quyển sách của bạn. Thay vì chỉ nói rằng "Bầu trời thật trong xanh", hãy nói chi tiết về màu xanh đó, chẳng hạn như "Bầu trời có chút ánh chàm nhẹ". Điều này thật sự giúp gia tăng độ thú vị cho câu chuyện của bạn. Nhưng đừng đi quá đà. Một ví dụ cho trường hợp này đó là: "Bầu trời có chút ánh chàm nhẹ, pha thêm màu mã não bị đốt cháy trong cát, điểm thêm một vài lớp bọt trắng xoá của lớp sóng vỡ màu ngọc xanh biển nhuốm màu vàng chanh".

Thêm thắt quá nhiều sẽ khiến bạn trông như đang cố gắng quá mức [và có lẽ là bạn đang cố gắng như vậy]. Hãy sử dụng từ ngữ sống động và nhẹ nhàng, và bạn cũng có thể thêm chất thơ vào câu chuyện của bạn.

3 - Viết cốt truyện. Phương pháp này sẽ giúp bạn hình thành điểm bắt đầu cho câu chuyện của bạn. Cốt truyện không cần thiết phải một điều gì đó khác thường, bạn chỉ cần viết về ý tưởng chung để bạn có thể xây dựng câu chuyện của mình. Một khi bạn đã viết được một nửa quyển sách, hãy xem lại cốt truyện ban đầu mà bạn đã viết. Bạn sẽ cảm thấy khá ngạc nhiên khi nhận thấy sự thay đổi trong quan điểm của bạn. Bạn cần phải thay đổi câu chuyện của bạn sao cho phù hợp với cốt truyện ban đầu hoặc loại bỏ nó và đi theo hướng đi mới của câu chuyện mà bạn đang viết. Bạn cũng có thể kết hợp và pha trộn giữa cả hai – tuỳ ý bạn. Hãy nhớ rằng đây là quyển sách của bạn!

4 - Bắt đầu viết! Đây là phần tuyệt vời nhất. Nếu bạn gặp khó khăn với phần mở đầu, hãy bắt đầu từ phần mâu thuẫn của câu chuyện. Một khi bạn cảm thấy thoải mái với cách viết của bạn, bạn có thể thêm vào bối cảnh câu chuyện. Bạn cũng có thể sẽ phải thay đổi khá nhiều yếu tố trong câu chuyện bởi vì sự tuyệt vời trong việc viết lách đó là bạn có thể cho phép trí tưởng tượng của bạn bay xa. Điều duy nhất mà bạn phải nhớ chính là bạn cần phải thích thú với công việc này, nếu không, cuốn sách của bạn có thể sẽ kết thúc trong một thùng chứa bằng kim loại hình trụ điểm thêm màu nâu của quá trình oxy hoá và sắc ngọc lam từ những vết latex loang lổ [nói trắng ra là một thùng rác cũ].

5 - Cần nhớ rằng bạn chỉ nên sử dụng quyển sổ tay cho việc lên kế hoạch! Tốt nhất là bạn nên gõ câu chuyện của bạn vào máy tính để bạn có thể dễ dàng tạo thêm nhiều bản sao, sửa chữa lỗi, và gửi nó đến nhà xuất bản.

--

Nguồn: //www.wikihow.vn/Vi%E1%BA%BFt-M%E1%BB%99t-Quy%E1%BB%83n-s%C3%A1ch

Dạy viết, biên tập sách và làm website cho tác giả là những hoạt động diễn ra sôi nổi trong thời gian gần đây, do một số tác giả và biên tập viên đứng lớp.

Trong thời gian thực hiện giãn cách, người làm sách bị ảnh hưởng công việc. Khi chưa tìm được cảm hứng cho tác phẩm hoặc chưa có bản thảo mới để biên tập, nhiều người làm công tác xuất bản, viết sách đã lên kế hoạch cho những hoạt động thiết thực khác.

Nếu Nguyễn Hoàng Diệu Thủy - biên tập viên sách của Nhã Nam - mở lớp đào tạo nghề biên tập, thì tác giả trẻ Hạ Chi truyền tình yêu viết lách qua những khóa dạy viết. Cây bút trẻ Nam Kha lại tìm cách làm website cho tác giả và mong muốn nhân rộng cách làm ấy qua các buổi học online.

Nam Kha mở lớp dạy làm website cho tác giả. Ảnh: NVCC.

“Ngôi nhà online” cho tác giả

Mới đây, cây bút trẻ Nam Kha khai trương lớp học online làm website cho tác giả. Ý tưởng này đến với anh trong chuỗi ngày thực hiện cách ly tại nhà.

Theo Nam Kha, việc xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội có nhiều điểm bất cập như: Phải đăng bài theo khuôn phép, bài viết muốn truyền tải đến độc giả bị lu mờ trước những tin tức giật gân khác… Vì thế, anh quyết định tìm hiểu, xây dựng website riêng để khắc phục các điểm trừ đó.

“Hiểu tâm lý các tác giả chỉ quen làm bạn với con chữ nên tôi đã chọn các công cụ làm website đơn giản, không cần đến mã code mà chi phí rất hợp lý. Mỗi khi 'tụt mood', các cây bút sẽ có ngôi nhà online riêng của mình để nạp năng lượng và viết tiếp”, Nam Kha tâm sự.

Một website chuyên nghiệp sẽ tạo ra trải nghiệm đặc biệt cho độc giả, giúp họ thoải mái khám phá thông tin. Người đọc sẽ dễ dàng tìm tựa sách mới hoặc thông tin phát hành sách của tác giả đó, tiết kiệm thời gian hơn so với các nền tảng mạng xã hội khác. Hình ảnh cá nhân của tác giả nhờ thế mà được khẳng định hơn.

Theo Nam Kha, xây dựng website riêng giúp tác giả có thêm sự chủ động khi giao lưu độc giả, đồng thời quảng bá tác phẩm mới một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt, việc tạo mã QR từ website cá nhân cũng là cách để tác giả tự giới thiệu bản thân theo đúng chuẩn mực 4.0.

“Tôi mở lớp học không chỉ với mong muốn chia sẻ kiến thức làm website cho người cầm bút, mà còn tự tạo cơ hội để bản thân tương tác với các tác giả khác, trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Đây cũng là cách để tôi nạp lại năng lượng sau chuỗi ngày lo lắng vì dịch bệnh”, Nam Kha nói thêm.

Biên tập viên Nguyễn Hoàng Diệu Thủy mở lớp dạy biên tập sách. Ảnh: NVCC.

Cung cấp kỹ năng biên tập

Nguyễn Hoàng Diệu Thủy là thạc sĩ Ngữ văn [ĐH Sư phạm Hà Nội], giảng viên thỉnh giảng khóa học Biên tập tại khoa Viết văn - Báo chí [ĐH Văn hóa Hà Nội]. Cô có 15 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, đồng thời là diễn giả, điều phối viên của nhiều sự kiện, tọa đàm.

Thời gian qua phải làm việc ở nhà, cô chia sẻ bản thân rơi vào tình trạng “đói giao tiếp”, “chỉ đắm đuối vào biên tập chữ nghĩa nên thấy khá nặng nề”. Vì thế, cô quyết định mở lớp dạy online về nghề biên tập sách.

Tháng 9 vừa qua, ngay sau khi Diệu Thủy công bố trên mạng xã hội thông tin về khóa học biên tập, nhiều người là sinh viên, dịch giả, giảng viên và cả tác giả đã hào hứng đăng ký học.

Bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam - cũng là một trong số các học viên đó. Kết thúc buổi học đầu tiên, bà cảm nhận: “Sau một ngày dài làm việc online, tôi vẫn hạnh phúc khi ‘chui’ tiếp vào một lớp học zoom về nghề của mình. Giảng viên của khóa học biên tập đã có những chia sẻ ấm áp, say sưa qua bài giảng sinh động với nhiều slide dễ thương kể về câu chuyện ‘bếp núc’ của nghề xuất bản”.

Khóa học cung cấp cho học viên những bài giảng được tích lũy từ trước và đi kèm nhiều bổ sung nói về toàn cảnh ngành xuất bản, kỹ năng biên tập đối với các dòng sách, từ mức độ cấu trúc cho tới con chữ…

“Mục đích của tôi trước hết là muốn vực tinh thần của mình bằng cách thay đổi hoạt động, sau đó là đem đến nhận thức toàn diện về vai trò của một biên tập viên sách - vị trí mà nhiều người chưa hiểu rõ. Trước đây, một số bạn nhắn tin riêng đề xuất tôi mở lớp. Tôi nhận thấy thời gian giãn cách này rất phù hợp để thực hiện kế hoạch đó”, Nguyễn Hoàng Diệu Thủy nói.

Hạ Chi là tác giả của cuốn sách Người viết kiếm sống. Ảnh: NVCC.

Lan truyền tình yêu viết

Hạ Chi là cây bút trẻ gây tiếng vang trong thời gian qua với cuốn sách Người viết kiếm sống. 12 năm làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông và viết lách, cô đem những trải nghiệm quý báu trong nghề để mở các khóa học đào tạo nghề viết cho các bạn trẻ.

Mỗi năm, tác giả Hạ Chi mở hai khóa học online. Mỗi khóa kéo dài 12 tuần, đi qua 12 chủ đề của nghề cầm bút. Mục đích cô hướng tới là giúp người yêu chữ khai thác câu chuyện của chính mình, kết nối với bản thân để viết có cảm xúc và sáng tạo hơn; từ đó, hình thành thói quen viết thường xuyên.

Trong đợt dịch tái bùng phát lần thứ tư này, tác giả Hạ Chi tổ chức khóa học thứ ba. Đối tượng tham gia học gồm sinh viên, người làm trong ngành xuất bản hoặc đang ấp ủ mục tiêu viết sách. Họ có một điểm chung là muốn viết.

“Tôi mở các khóa học này không chỉ để phát triển kỹ năng viết cho bản thân mà còn phục vụ việc biên tập nội dung, đánh giá chất lượng và đào tạo kỹ năng cho các bạn trẻ hiện nay. Tôi tập trung xây dựng những bài giảng chứa đựng cả lý thuyết và trải nghiệm cá nhân, cố gắng truyền đạt sao cho học viên dễ tiếp thu nhất qua hình thức online”, Hạ Chi cho biết.

Theo "người viết kiếm sống", mùa dịch cũng là thời điểm để mỗi người tự phát triển năng lực cá nhân, tìm cơ hội nghề nghiệp mới.

“Học viết là chìa khoá để hiểu bản thân, rèn luyện tư duy và cách cảm thụ cuộc sống. Trong công việc, viết tốt giúp giao tiếp hiệu quả. Trong thời đại chuyển đổi số, kỹ năng viết còn giúp phát triển nhiều nghề tay trái”, tác giả Hạ Chi nói thêm.

Video liên quan

Chủ Đề