Ma trận đơn vị kí hiệu là gì

Bài giảngGiải tích 1Giải tích 2Đại số tuyến tính [LinearAlgebra]Xác suất thốngkêPhương pháp Toán Lý [PT Đạo hàm riêng và PBĐLaplace]Thảo luậnThảo luận về giảitíchThảo luận ĐSTTThảo luận XSTKEbooksMaths Ebooks

1. Khái niệm ma trận nghịch đảo [matrix inversion]:

1.1 Định nghĩa 1:

Ma trận vuông I cấp n được gọi là ma trận đơn vị nếu A.I = I.A = A, với mọi ma trận vuông A cấp n

Ta nhận thấy ma trận trên là tồn tại. Thật vậy, ma trận thỏa điều kiện trên có dạng sau:


Ma trận đơn vị cấp n


Ngoài ra, ma trận đơn vị là duy nhất. Thật vậy, giả sử có hai ma trận đơn vị I và I’. Ta có:

Vì I là ma trận đơn vị nên I.I’ = I’.I = I’

và I’ là ma trận đơn vị nên I’.I = I.I’ = I

Vậy: I = I’

1.2 Định nghĩa 2:

Cho A là một ma trận vuông cấp n trên K. Ta bảo A là ma trận khả nghịch, nếu tồn tại một ma trận B vuông cấp n trên K sao cho: A.B = B.A = In. Khi đó, B được gọi là ma trận nghịch đảo của ma trận A, ký hiệu A-1.

Bạn đang xem: Ma trận đơn vị là gì

Như vậy: A.A-1= A-1.A= In

1.3 Nhận xét:

1. Ma trận nghịch đảo là duy nhất, vì giả sử tồn tại ma trận C vuông cấp n cũng là ma trận nghịch đảo của A. Ta có: A.C = C.A = In , thì: B = B.In = B[A.C] = [B.A].C = In.C = C

2. Hiển nhiên: [A-1]-1= A, nghĩa là A lại là ma trận nghịch đảo của A-1

3. Trong giáo trình này, ta chỉ xét sự khả nghịch của ma trận vuông. Tuy nhiên, hiện tại, có nhiều giáo trình nước ngoài đã đề cập đến khái niệm khả nghịch của ma trận bất kỳ.

Thật vậy, cho A là ma trận cấp m x n trên trường số K. Khi đó, ta bảo A là khả nghịch trái nếu tồn tại ma trận L cấp n x m sao cho: L.A = In.; A là khả nghịch phải nếu tồn tại ma trận R cấp n x m sao cho: A.R = Im. Và khi đó, dĩ nhiên A khả nghịch nếu A khả nghịch trái và khả nghịch phải.

4. Ma trận đơn vị là khả nghịch, Ma trận không không khả nghịch.

5. Tập hợp các ma trận vuông cấp n trên K khả nghịch, được ký hiệu là GLn[K].

1.4 Các ví dụ:

Xét các ma trận vuông thực, cấp 2 sau đây:

Ta có: A.B = B.A = I2. Do đó: A, B là khả nghịch và A là nghịch đảo của B; B là nghịch đảo của A

Ma trận C không khả nghịch vì với mọi ma trận vuông cấp 2 ta đều có:

Nhận xét: Ma trận có ít nhất 1 dòng không [hoặc cột không] đều không khả nghịch.

Xem thêm: Ching Chong Nghĩa Là Gì - Một Số Ching Chong Meme Sử Dụng Trên Mạng

2. Tính chất:

1. Nếu A, B là khả nghịch thì ma trận tích AB là khả nghịch và [AB]-1= B-1. A-1

2. Nếu A khả nghịch thì ATkhả nghịch và [AT]-1= [A-1]T

[Bạn hãy thừ chứng minh kết quả trên nhé]

3. Mối quan hệ giữa ma trận khả nghịch và ma trận sơ cấp:

3.1 Ma trận sơ cấp: Ma trận E vuông cấp n trên K [n ≥ 2] được gọi là ma trận sơ cấp dòng [cột] nếu E thu được từ ma trận đơn vị In bời đúng 1 phép biến đổi sơ cấp dòng [cột]. Các ma trận sơ cấp dòng hay cột gọi chung là ma trận sơ cấp.

3.2 Tính chất: Mọi ma trận sơ cấp dòng [hay cột] đều khả nghịch và nghịch đảo của nó lại là một ma trận sơ cấp dòng.

Ta có thể kiểm tra trực tiếp kết quả trên bằng thực nghiệm:

Ma trận sơ cấp dạng 1: nhân 1 dòng của ma trận đơn vị với α ≠ 0


Ma trận sơ cấp dạng 1


Ma trận sơ cấp dạng 2


Ma trận sơ cấp dạng 3


3.3 Định lý:

Cho A là ma trận vuông cấp n trên K [n ≥ 2]. Khi đó, các khẳng định sau đây là tương đương:

1. A khả nghịch

2. In nhận được từ A bởi một số hữu hạn các phép biến đổi sơ cấp dòng [cột]

3. A là tích của một số hữu hạn các ma trận sơ cấp

[Bạn đọc có thể xem chứng minh định lý này trong ca1c giáo trình về ĐSTT]

3.4 Hệ quả:

Cho A là ma trận vuông cấp n trên K [n ≥ 2]. Khi đó, các khẳng định sau đây là tương đương:

1. A khả nghịch khi và chỉ khi dạng chính tắc của A là In

2. Nếu A khả nghịch thì In nhận được từ A bởi một số hữu hạn các phép biến đổi sơ cấp dòng [cột]; đồng thời, chính dãy các phép biến đổi sơ cấp dòng [cột] đó sẽ biến In thành nghịch đảo của ma trận A.

4. Thuật toán Gausβ – Jordan tìm ma trận nghịch đảo bằng phép biến đổi sơ cấp:

Ta sử dụng thuật toán Gausβ – Jordan để tìm nghịch đảo [nếu có]của ma trận A vuông cấp n trên K. Thuật toán này được xây dựng dựa vào kết quả thứ 2 của hệ quả 3.4. Ta thực hiện các bước sau đây

Bước 1: lập ma trận n hàng, 2n cột bằng cách ghép thêm ma trận đơn vị cấp n I vào bên phải ma trận A


Lập ma trận chi khối cấp n x 2n


Bước 2: Dùng các phép biến đổi sơ cấp dòng để đưa < A|I > về dạng < A’ | B >, trong đó A’ là một ma trận bậc thang chính tắc.

– Nếu A’ = In thì A khả nghịch và A-1 = B

– Nếu A’ ≠ In thì A không khả nghịch. Nghĩa là, trong quá trình biến đổi nếu A’ xuất hiện ít nhất 1 dòng không thì lập tức kết luận A không khả nghịch [không cần phải đưa A’ về dạng chính tắc] và kết thúc thuật toán.

Ví dụ minh họa: Sử dụng thuật toán Gausβ – Jordan để tìm ma trận nghịch đảo của:

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Trong đại số tuyến tính, một ma trận khả nghịch hay ma trận không suy biến là một ma trận vuông và có ma trận nghịch đảo trong phép nhân ma trận.

  • Ma trận đơn vị cấp n trên vành có đơn vị V là ma trận vuông cấp n trong đó tất cả các phần tử trên đường chéo chính bằng đơn vị, tất cả các phần tử khác bằng không.
E n = [ 1 0 ⋅ ⋅ 0 0 1 ⋅ ⋅ 0 ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ 0 0 ⋅ ⋅ 1 ] {\displaystyle E_{n}={\begin{bmatrix}1&0&\cdot &\cdot &0\\0&1&\cdot &\cdot &0\\\cdot &\cdot &\cdot &\cdot &\cdot \\0&0&\cdot &\cdot &1\end{bmatrix}}}  
  • Tính chất của ma trận đơn vị: với mọi ma trân vuông cùng cấp AE=EA=A.
  • Ma trận A vuông cấp n được gọi là khả nghịch trên V nếu tồn tại ma trận A' cùng cấp n sao cho A A' = A' A = E. Khi đó A' được gọi là ma trận nghịch đảo của ma trận A, ký hiệu là A−1.
  1. Điều kiện cần và đủ để ma trận A vuông cấp n khả nghịch là định thức của A là phần tử khả nghịch trong vành V.
  2. Nếu A là ma trận trên một trường F thì A là khả nghịch khi và chỉ khi định thức của nó khác 0.
  3. Ma trận đơn vị là ma trận khả nghịch.
  4. Nếu A, B là các ma trận khả nghịch thì AB khả nghịch và [ A B ] − 1 = B − 1 A − 1 . {\displaystyle [AB]^{-1}=B^{-1}A^{-1}.}  
  5. Tập hợp tất cả các ma trận vuông khả nghịch cấp n tạo thành một nhóm với phép nhân ma trận
  • Cho ma trận vuông A cấp n và phần tử aij. Định thức của ma trận cấp n-1 suy ra từ A bằng cách xóa đi dòng thứ i, cột thứ j được gọi là định thức con của A ứng với phần tử aij, ký hiệu là Mij.
  • Định thức con Mij với dấu bằng [-1]i+j được gọi là phần bù đại số của phần tử aij, ký hiệu là Aij.

Ví dụ: Cho ma trận

A = [ 1 1 1 0 2 1 0 0 3 ] {\displaystyle A={\begin{bmatrix}1&1&1\\0&2&1\\0&0&3\end{bmatrix}}}  . Khi đó A 11 = [ − 1 ] 2 | 2 1 0 3 | = 6 {\displaystyle A_{11}=[-1]^{2}{\begin{vmatrix}2&1\\0&3\end{vmatrix}}=6}   Tương tự A12=0; A13=0; A21=-3;A22=3;A23=0;A31=-1;A32=-1;A33=2;

Công thức tính ma trận nghịch đảo

Nếu định thức của ma trận A là khả nghịch thì ma trận nghịch đảo của A được tính bằng công thức:

A − 1 = 1 d e t [ A ] [ A 11 A 21 ⋅ A n 1 A 12 A 22 ⋅ A n 2 ⋅ ⋅ ⋅ ⋅ A 1 n A 2 n ⋅ A n n ] {\displaystyle A^{-1}={\frac {1}{det[A]}}{\begin{bmatrix}A_{11}&A_{21}&\cdot &A_{n1}\\A_{12}&A_{22}&\cdot &A_{n2}\\\cdot &\cdot &\cdot &\cdot \\A_{1n}&A_{2n}&\cdot &A_{nn}\end{bmatrix}}}  

Các bước tìm ma trận nghịch đảo

  • Bước 1: Tính định thức của ma trận A Nếu det[A]=0 thì A không có ma trận nghịch đảo A − 1 {\displaystyle A^{-1}}   Nếu det[A]≠0 thì A có ma trận nghịch đảo A − 1 {\displaystyle A^{-1}}  , chuyển sang bước 2
  • Bước 2: Lập ma trận chuyển vị A' của A.
  • Bước 3: Lập ma trận phụ hợp của A' được định nghĩa như sau A ∗ = [ A i j ′ ] n n {\displaystyle A^{*}=[A'_{ij}]_{nn}}   với A ′ = [ A i j ′ ] {\displaystyle A'=[A'_{ij}]}   là phần bù đại số của phần tử ở hàng i, cột j trong ma trận A'.
  • Bước 4: Tính ma trận A − 1 = 1 d e t [ A ] A ∗ {\displaystyle A^{-1}={\frac {1}{det[A]}}A^{*}}  

Ví dụ

Cho A = [ 1 − 2 3 2 ] {\displaystyle A={\begin{bmatrix}1&-2\\3&2\\\end{bmatrix}}}  . Tính A − 1 {\displaystyle A^{-1}}  ,

Tìm ma trận nghịch đảo bằng phép khử Gauss-Jordan

Phép khử Gauss-Jordan là một phương pháp tìm ma trận nghịch đảo.

  • Bước 1: Tính định thức của ma trận A

d e t [ A ] = | 1 − 2 3 2 | = 1 ∗ 2 − [ − 2 ∗ 3 ] = 8 {\displaystyle det[A]={\begin{vmatrix}1&-2\\3&2\end{vmatrix}}=1*2-[-2*3]=8}  

d e t [ A ] = 8 ≠ 0 {\displaystyle det[A]=8\neq 0}  suy ra tồn tại ma trận nghịch đảo A − 1 {\displaystyle A^{-1}}  , chuyển sang bước 2.

  • Bước 2: Tìm ma trận chuyển vị A' của A.

A ′ = [ 1 3 − 2 2 ] {\displaystyle A'={\begin{bmatrix}1&3\\-2&2\end{bmatrix}}}  

  • Bước 3: Tìm ma trận phụ hợp A* của A'.

A ∗ = [ 2 2 − 3 1 ] {\displaystyle A^{*}={\begin{bmatrix}2&2\\-3&1\end{bmatrix}}}  

  • Bước 4: Tính ma trận nghịch đảo A − 1 {\displaystyle A^{-1}}  .

A − 1 = 1 8 [ 2 2 − 3 1 ] = [ 0.25 0.25 − 0.375 0.125 ] {\displaystyle A^{-1}={\frac {1}{8}}{\begin{bmatrix}2&2\\-3&1\end{bmatrix}}={\begin{bmatrix}0.25&0.25\\-0.375&0.125\end{bmatrix}}}  

  • Phép nhân ma trận
  • Ma trận đơn vị
  • Ma trận giả đảo
  • Hazewinkel, Michiel biên tập [2001], “Inversion of a matrix”, Bách khoa toàn thư Toán học, Springer, ISBN 978-1-55608-010-4
  • Bernstein, Dennis S. [2009]. Matrix Mathematics: Theory, Facts, and Formulas [ấn bản 2]. Princeton University Press. ISBN 978-0691140391 – qua Google Books.
  • Petersen, Kaare Brandt; Pedersen, Michael Syskind [ngày 15 tháng 11 năm 2012]. “The Matrix Cookbook” [PDF]. tr. 17–23.

  • Sanderson, Grant [ngày 15 tháng 8 năm 2016]. “Inverse Matrices, Column Space and Null Space”. Essence of Linear Algebra – qua YouTube.
  • Strang, Gilbert. “Linear Algebra Lecture on Inverse Matrices”. MIT OpenCourseWare.
  • Symbolic Inverse of Matrix Calculator with steps shown
  • Moore-Penrose Inverse Matrix

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ma_trận_khả_nghịch&oldid=67945629”

Video liên quan

Chủ Đề