Miễn nhiệm nghĩa là gì

Bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm là các thuật ngữ pháp lý được sử dụng nhiều hiện nay, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ và còn nhầm lẫn giữa những khái niệm này. Chính vì vậy, trong nội dung bài viết dưới đây của công ty Luật Hùng Sơn, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin về miễn nhiệm là gì? Phân biệt bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Miễn nhiệm là gì? Bổ nhiệm là gì? Bãi nhiệm là gì?

Miễn nhiệm là gì?

Miễn nhiệm là một hình thức được áp dụng khi mà công chức, cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc do chính cán bộ, công chức đó chủ động đề nghị, yêu cầu xin cho thôi giữ chức vụ dù chưa hết về thời gian bổ nhiệm, chưa hết nhiệm kỳ theo căn cứ tại khoản 6 Điều 7 của Luật Cán bộ, công chức 2008.

Bãi nhiệm là gì?

Bãi nhiệm là một hình thức kỷ luật buộc người được giao giữ chức vụ do bầu cử phải thôi giữ chức vụ trước khi hết nhiệm kỳ đối với người có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật không còn xứng đáng tiếp tục giữ chức vụ được giao ở các cơ quan nhà nước.

Bổ nhiệm là gì?

Bổ nhiệm là việc giao cho một người được giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước bằng quyết định của của cơ quan nhà nước hoặc của cá nhân có thẩm quyền. Bổ nhiệm là một việc làm mang tính chất quyền lực nhà nước của người giữ chức vụ nhất định. Việc làm này với mục đích nhằm góp phần kiện toàn và củng cố bộ máy nhà nước, đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả cao nhất trên thực tế.

Phân biệt bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm

Tiêu chí phân biệt Bổ nhiệm Miễn nhiệm Bãi nhiệm
Đối tượng áp dụng Cán bộ, công chức Cán bộ, công chức Cán bộ
Khái niệm Là việc công chức, cán bộ được quyết định cho giữ một chức vụ quản lý, lãnh đạo hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. Là việc công chức, cán bộ được thôi giữ chức danh, chức vụ khi chưa hết thời hạn bổ nhiệm hoặc chưa hết nhiệm kỳ. Là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức danh, chức vụ khi chưa hết nhiệm kỳ.
Khi nào thì áp dụng

Khi cá nhân đủ các điều kiện để đảm nhiệm chức danh, chức vụ theo yêu cầu.

** Đối với cán bộ:

Cán bộ có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ bị miễn nhiệm bởi tổ chức, cơ quan có thẩm quyền;

Cán bộ có thể chủ động yêu cầu, đề nghị miễn nhiệm khi:

+ Không đủ sức khỏe;

+ Không đủ uy tín, năng lực;

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ;

+ Vì các lý do khác.

**Đối với công chức:

Được cấp có thẩm quyền luân chuyển, điều động, phân công, bố trí công tác khác mà không được kiêm nhiệm các chức vụ cũ;

Không đủ sức khỏe để tiếp tục quản lý, lãnh đạo;

Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước nhưng chưa đến mức bị kỷ luật.

Không đủ uy tín, năng lực để làm việc;

Vi phạm các quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc bảo vệ chính trị nội bộ.

Cán bộ vi phạm quy định của Luật Cán bộ, công chức 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì cán bộ đó sẽ bị xem xét bãi nhiệm.

Hệ quả pháp lý

Cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ quản lý, lãnh đạo hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

Cán bộ sẽ thôi không còn làm việc tại đơn vị, cơ quan nhà nước nữa.

Công chức quản lý, lãnh đạo sau khi từ chức hoặc miễn nhiệm sẽ được bố trí công tác tại vị trí phù hợp với nghiệp vụ, chuyên môn được đào tạo hoặc thôi việc, nghỉ hưu.

Công chức quản lý, lãnh đạo xin miễn nhiệm nhưng chưa được cấp có thẩm quyền đồng ý thì công chức vẫn phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Không được tiếp tục giữ chức danh, chức vụ

Quy định của pháp luật về miễn nhiệm

Hệ thống văn bản pháp luật quy định về miễn nhiệm bao gồm:

  • Hiến pháp 2013;
  • Luật cán bộ, công chức năm 2008;
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019;
  • Nghị định số 34/2011/NĐ-CP quy định về việc xử lý kỷ luật đối với công chức.
  • Quy định số 260-QĐ/TW của Bộ Chính Trị quy định về việc thôi giữ chức vụ, từ chức. miễn nhiệm của cán bộ ngày 2 tháng 10 năm 2009.

Các trường hợp miễn nhiệm năm 2021

Căn cứ vào khoản 3, Điều 29 của Luật Cán bộ công chức năm 2008 thì khi thực hiện nhiệm vụ 2 năm liên tiếp mà cán bộ không hoàn thành thì bị miễn nhiệm. Theo đó thì sẽ có các trường hợp miễn nhiệm như sau:

  • Trường hợp miễn nhiệm cán bộ, công chức theo quy định tại Điều 30 của Luật cán bộ, công chức
    • Cá nhân không đủ sức khỏe
    • Cá nhân không đủ uy tín và năng lực để tiếp tục đảm nhiệm chức vụ vị trí hiện tại
    • Theo yêu cầu của nhiệm vụ
    • Hoặc vì lý do khác [như môi trường làm việc không phù hợp, hoàn cảnh gia đình,]
  • Trường hợp miễn nhiệm đối với công chức theo quy định tại khoản 2, điều 42 nghị định 24/2010/NĐ-CP, bao gồm:
    • Công chức không đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ, làm việc
    • Được luân chuyển, điều động và bố trí hoặc phân công đồng thời không được kiêm nhiệm chức vụ cũ.
    • Nhiệm vụ được giao không hoàn thành, bị vi phạm kỷ luật Đảng hoặc vi phạm pháp luật mà mức độ xử lý là chưa đến mức cách chức do kỷ luật
    • Công chức có năng lực, uy tín không đáp ứng đủ để tiếp tục làm việc
    • Vi phạm những quy định về bảo vệ chính trị trong nội bộ

Tuy nhiên, cần lưu ý, các công chức quản lý, lãnh đạo nếu miễn nhiệm nhưng chưa được sự đồng ý từ cấp có thẩm quyền thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyền hạn và những nhiệm vụ hiện tại. Sau khi miễn nhiệm, công chức quản lý, lãnh đạo được bố trí công tác công việc phù hợp với trình độ, chuyên môn của mình. Đồng thời, các trình tự, thủ tục cũng như thẩm quyền về việc xem xét và quyết định miễn nhiệm công chức quản lý, lãnh đạo sẽ thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và do cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Hùng Sơn về vấn đề miễn nhiệm là gì? Phân biệt bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành. Trường hợp quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp, vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua hotline 1900.6518 để được hỗ trợ.

5/5 - [1 bình chọn]

Chia sẻ
Ls. Luyện Ngọc Hùng

Ông Hùng đã làm việc cho Hùng Sơn Law từ những ngày đầu thành lập và có hơn 6 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và hành nghề luật sư tại Việt Nam liên quan đến các Dự án Đầu tư Nước ngoài và Trong nước; Sáp nhập và Mua lại; Luật Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ. Với những kinh nghiệm có được luật sư Hùng chắc chắn sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề pháp lý đòi hỏi chuyên môn cao

Sau Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu mới nhất »
Trước « Bảo hộ thương hiệu là gì, quy trình thủ tục bảo hộ thương hiệu?
Để lại một bình luận

Video liên quan

Chủ Đề