Một năm có bao nhiêu bài kiểm tra?

Học sinh tiểu học trên khắp cả nước đang có lịch đi học trở lại trong những tuần đầu tháng 5. Tuy nhiên, kiểm tra đánh giá như thế nào về kết quả học tập của học sinh trong năm nay là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

 

Đã có một vài địa phương trên cả nước có hướng dẫn về việc kiểm tra học kỳ và thực hiện số điểm kiểm tra đánh giá đối với học sinh trong học kỳ 2. HOCMAI  tổng hợp trong bài viết dưới đây. 

1. Thành phố Hồ Chí Minh

a] Đối với số lần kiểm tra cho điểm thường xuyên và định kỳ

  • Đối với môn học có từ 1 tiết trở xuống/tuần: Thực hiện 1 đầu điểm thường xuyên [hệ số 1]; 1 đầu điểm định kỳ [HS2] và 1 đầu điểm kiểm tra học kỳ [HS3]
  • Đối với môn học có trên 1 tiết đến dưới 3 tiết/tuần: Có tối thiểu 2 đầu điểm thường xuyên [HS1], 1 đầu điểm định kỳ [HS2] và 1 đầu điểm kiểm tra học kỳ [HS3]
  • Đối với môn học có từ 3 tiết trở lên/tuần: thực hiện tối thiểu 3 đầu điểm thường xuyên [HS1], 1 đầu điểm định kỳ [HS2] và 1 đầu điểm kiểm tra học kỳ [HS3]
Những bài kiểm tra trực tuyến có thể trở thành bài kiểm tra thường xuyên, hệ số 1. [Ảnh: St]

Lưu ý: Bài kiểm tra định kỳ các môn của chương trình tích hợp Toán, Khoa học, Tiếng Anh trong học kỳ II thực hiện hoàn tất trước ngày 27/06/2020.

Nhà trường sử dụng kết quả đánh giá quá trình học tập trực tuyến của học sinh quy đổi thành kết quả thường xuyên.

b] Việc tổ chức kiểm tra học kỳ

  • Ma trận kiến thức, kỹ năng [4 mức độ: biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Tổng 2 mức độ biết và hiểu chiếm tỷ lệ 70%] và phù hợp với kế hoạch dạy học sau điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Thành phố Đà Nẵng

Tổ chức đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh đúng quy định. Không tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá vào các bài hoặc nội dung, yêu cầu đã được tinh giảm, các bài không dạy hoặc đã chuyển thành đọc thêm, tự chọn, tự học.

Đối với bậc Tiểu học, điều chỉnh kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học chương trình học kì II năm học 2019-2020 theo công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo linh hoạt, phù hợp với thời gian còn lại của năm học 2019-2020.

Thực hiện ôn tập và kiểm tra định kì giữa học kì II [môn Toán, Tiếng Việt khối 4, khối 5] từ ngày 3/6 đến ngày 5/6. Thực hiện ôn tập và kiểm tra định kì cuối học kì II từ ngày 6/7 đến ngày 10/7.

Trong thời gian từ ngày 4/5 đến 9/5, các trường tiểu học không tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và bán trú, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể bắt đầu tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và bán trú cho học sinh từ ngày 11/5.

Cha mẹ là yếu tố quan trọng giúp con phát hiện những lỗ hổng kiến thức và có sự chuẩn bị tốt trước khi bắt đầu quay trở lại trường, đối diện với các kỳ kiểm tra. [Ảnh: St]

Chương trình học kỳ II bậc tiểu học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tế, có cắt giảm một số bài học và chương trình. Tuy nhiên, những nội dung cốt lõi nhất vẫn được giữ lại, đảm bảo học sinh hoàn tất được chương trình học kỳ II. Trong điều kiện đó, đặc biệt là những tuần đầu tiên sau khi đi học trở lại, học sinh dễ bỡ ngỡ, không quen khi bắt đầu quay trở lại nhịp học tập như trước thời điểm nghỉ dài ngày. Và sự hỗ trợ, đồng hành của cha mẹ là vô cùng cần thiết.

Đối với những nội dung đã học trực tuyến trong suốt tháng qua, cha mẹ cần hướng dẫn con chủ động hệ thống lại theo từng bài học, từng đơn vị kiến thức. Bởi vì khi quay trở lại trường, con sẽ học từ kiến thức kế tiếp, sẽ khó có thời gian để nhắc lại những bài học này. Tập trung giúp con củng cố, phát hiện những điểm còn thiếu và yếu. 1 tháng qua, do mới làm quen với hình thức học trực tuyến, nhiều con thấy lạ lẫm, chưa kịp thích nghi nên việc quên kiến thức, học không vào là rất dễ xảy ra. Và nếu không được nhắc lại hay hệ thống lại thì nếu con gặp phải các kiến thức liên quan trong những bài kiểm tra đánh giá, con sẽ khó mà hoàn thành được.

Chưa kể, các kiến thức luôn có sự liên hệ lẫn nhau. Một bài học có thể là nền tảng của một bài học khác. Việc con không vững một kiến thức có thể tạo ra những ảnh hưởng dây chuyền, tác động xấu tới điểm số định kì [hệ số 2] và học kỳ [hệ số 3]. Do đó, cha mẹ hãy luôn sát sao trong thời gian này, cho tới khi việc học tập của con đã trở lại nhịp độ ổn định. 

- Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

- Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh [theo lớp học] để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau:

+ Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét [không bao gồm cụm chuyên đề học tập]: mỗi học kì chọn 02 [hai] lần.

+ Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số [không bao gồm cụm chuyên đề học tập], chọn số điểm đánh giá thường xuyên [sau đây viết tắt là ĐĐGtx] trong mỗi học kì như sau:

++ Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.

++ Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.

++ Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.

- Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 [một] lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 [một] lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh [theo lớp học] để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

Đánh giá định kì

- Đánh giá định kì [không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập], gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra [trên giấy hoặc trên máy tính], bài thực hành, dự án học tập.

+ Thời gian làm bài kiểm tra [trên giấy hoặc trên máy tính] đối với môn học [không bao gồm cụm chuyên đề học tập] có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học [không bao gồm cụm chuyên đề học tập] có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

+ Đối với bài kiểm tra [trên giấy hoặc trên máy tính] đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

+ Đối với bài kiểm tra [trên giấy hoặc trên máy tính] đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

- Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 lần đánh giá giữa kì và 01 lần đánh giá cuối kì. [1]

- Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 điểm đánh giá giữa kì [sau đây viết tắt là ĐĐGgk] và 01 điểm đánh giá cuối kì [sau đây viết tắt là ĐĐGck]. [2]

- Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại [1], [2] Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì. [3]

- Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản [3] Điều này thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 [không] điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 05/9/2021 và thay thế Thông tư 58/2011/TT-BGDDT với lộ trình áp dụng như sau:

- Từ năm 2021-2022 đối với lớp 6.

- Từ năm 2022-2023 đối với lớp 7 và 10

- Từ năm 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11

- Từ năm 2024-2025 đối với lớp 9 và 12.

Trung Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Chủ Đề