Mua bán hàng hóa trong nước là gì

Mua bán hàng hóa là hoạt động diễn ra hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Bất cứ ai cũng có thể trở thành chủ thể trong quan hệ mua bán. Tuy nhiên, đó chỉ là mua bán hàng hóa trong dân sự. Vậy còn mua bán hàng hóa trong thương mại là thế nào, khái niệm, đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Tất cả sẽ được chúng tôi phân tích qua bài viết sau.

Mua bán hàng hóa trong thương mại là gì?

Theo quy định tại Luật thương mại 2005, mua bán hàng hóa được coi là hoạt động thương mại mà trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán đồng thời nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo như thỏa thuận.

Phân biệt mua bán hàng hóa trong thương mại và mua bán tài sản trong dân sự

Điểm giống nhau

Mua bán hàng hóa thực chất là một dạng của mua bán tài sản nên sẽ có bản chất giống như mua bán tài sản trong quan hệ dân sự, cụ thể là:

  • Đều có sự thỏa thuận của các bên, trong đó bên bán chuyển sở hữu hàng hóa/tài sản cho bên mua và nhận thanh toán, còn bên mua có quyền sở hữu hàng hóa/tài sản và thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Đều được thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng.

Điểm khác nhau

Điểm cơ bản để phân biệt giữa mua bán hàng hóa và mua bán tài sản là mục đích:

  • Mua bán hàng hóa trong thương mại phải nhằm mục đích sinh lời.

Ví dụ: Anh A nhập khẩu 100 chiếc điện thoại về để bán lại cho khách kiếm lời. Việc anh A mua 100 chiếc điện thoại đó chính là mua bán hàng hóa.

  • Mua bán tài sản trong dân sự có thể nhằm mục đích sinh lời, cho tặng, tiêu dùng, sở thích,

Ví dụ: Anh A mua 1 chiếc máy vi tính về để sử dụng cho mục đích cá nhân, không bán lại kiếm lời.

Chú ý: Nếu một trong hai chủ thể thực hiện mua bán nhằm mục đích sinh lời thì được coi là hoạt động mua bán hàng hóa.

Đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại

Hoạt động mua bán hàng hóa được thể hiện dưới hình thức là hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, đặc điểm của mua bán hàng hóa cũng chính là đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Về chủ thể

Chủ thể của mua bán hàng hóa chủ yếu gồm các thương nhân hoặc cá nhân, tổ chức hoạt động liên quan đến thương mại. Theo đó:

  • Thương nhân bao gồm: tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, mang tính chất thường xuyên và phải có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài.

Như vậy, so với chủ thể mua bán tài sản đòi hỏi các tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thi ít nhất một bên chủ thể mua bán hàng hóa [bên bán] phải đáp ứng thêm điều kiện có đăng ký kinh doanh với tư cách là thương nhân để thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa.

  • Ngoài ra, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá không nhất thiết phải là thương nhân. Theo quy định, chỉ cần ít nhất 1 trong 2 chủ thể có hoạt động mua bán nhằm mục đích sinh lời thì sẽ được coi là hợp đồng mua bán hàng hóa.

Về đối tượng

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa chính là hàng hóa. Theo Luật thương mại, hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật được gắn liền với đất đai.

Bên cạnh đó, động sản được định nghĩa trong Bộ luật dân sự là những tài sản không phải là bất động sản. Bất động sản bao gồm: Đất đai, nhà hoặc các công trình xây dựng được gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất đai, nhà, công trình và tài sản khác.

Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản có thể bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản là tài sản hiện có hoặc cũng có thể tài sản hình thành trong tương lai.

Vật được hiểu là bất kỳ vật chất nào ở các trạng thái [rắn, lỏng, khí]. Tuy nhiên, trong lĩnh vực pháp lý, vật lại được coi là một bộ phận của thế giới vật chất và có thể đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người. Do đó, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được xem là vật nhưng ở dạng khác thì không. Ví dụ: nước, không khí, trong tự nhiên thì không được coi là vật, nhưng khi cho vào chai, bình nước, bình khí thì lại coi là vật.

Về hình thức

Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện dưới nhiều hình thức: Văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Trường hợp từng loại hợp đồng pháp luật quy định phải thể hiện bằng văn bản, các chủ thể phải tuân theo quy định đó.

Đối với giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa bằng văn bản, theo truyền thống các giao dịch thường được thực hiện bằng việc các bên tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng trên văn bản giấy. Nhưng hiện nay, mua bán hàng hóa đã phát triển hơn, có sự ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, các bên mua bán có thể giao kết hợp đồng thông qua các phương tiện điện tử có kết nối mạng viễn thông. Giao kết hợp đồng qua phương tiện điện tử đòi hỏi phải đáp ứng những yêu cầu riêng so với giao kết hợp đồng bằng hình thức văn bản truyền thống.

Ví dụ: điện báo, fax, thư điện tử, thông điệp dữ liệu,

Qua bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu đến quý khách các thông tin liên quan đến khái niệm, đặc điểm mua bán hàng hóa trong thương mại . Để có thể đi đến giao kết hợp đồng một cách thuận lợi, quý khách cần nắm rõ về trình tự, thủ tục và các yếu tố khác. Công ty TNHH tư vấn luật Luật Minh Trí chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý về doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư. Nếu quý khách cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0961 349 060 hoặc email: . Xin cảm ơn.

Bạn đang xem bài viết Đặc điểm mua bán hàng hóa trong thương mại mới nhất 2021 tại chuyên mục Kiến thức tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề