Mũi 3 cách mũi 2 bao nhiêu lâu

Các tỉnh, thành cần căn cứ khuyến cáo của WHO, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế để xem xét về thời gian tiêm mũi 2 vaccine Astra Zeneca.

Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là trả lời của Bộ Y tế trước đề xuất của một số tỉnh, thành về việc rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 xuống còn 6 tuần, thay vì 8 - 12 tuần như hiện nay.

Theo hướng dẫn của nhà sản xuất Astra Zeneca, mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1. Còn Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là từ 8 - 12 tuần. Hiệu lực bảo vệ của vaccine cũng đã được chứng minh đạt mức cao nhất lên tới 80% khi tiêm mũi 2 sau 12 tuần.

Việc kéo dài thời gian giữa các mũi tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Astra Zeneca có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại dịch bệnh này.

Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu do Đại học Oxford, đối tác tham gia bào chế vaccine ngừa COVID-19 cùng Astra Zeneca, thực hiện và công bố vào ngày 28/6.

Theo nghiên cứu, phản ứng miễn dịch sẽ tăng lên nếu như khoảng cách giữa mũi tiêm đầu tiên và mũi thứ 2 của vaccine Astra Zeneca lên tới 45 tuần.

Thậm chí, có trường hợp cơ thể vẫn phản ứng miễn dịch tốt khi mũi thứ 2 được tiêm sau mũi thứ nhất 10 tháng. Nếu mũi thứ 3 được tiêm cách mũi thứ 2 sau hơn 6 tháng có thể khiến kháng thể tăng đáng kể và củng cố phản ứng miễn dịch.

Đây mới là dự thảo nghiên cứu, chưa được hội đồng đánh giá và kiểm định. Tuy nhiên, theo ông Andrew Pollard, nhà nghiên cứu của Đại học Oxford, phát hiện mới này có thể giải tỏa phần nào sự lo lắng của các quốc gia đang khan hiếm nguồn cung vaccine và phải trì hoãn tiêm mũi thứ 2 cho người dân.

Theo VTV.VN

Kể từ khi bùng phát đến nay, COVID-19 đã và đang ngày càng diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của nhiều chủng mới. Để phòng ngừa, kiểm soát tốt nhất tác hại của dịch bệnh, việc tiêm bổ sung mũi vaccine thứ 3 là vô cùng cần thiết. Trang bị những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 sẽ giúp bạn giải đáp được những băn khoăn trước khi đưa ra quyết định tiêm phòng.

1. Lợi ích của việc tiêm mũi 3 vaccine phòng bệnh COVID-19

Tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 giúp cơ thể tăng cường miễn dịch chống lại chủng virus mới

Tiêm vaccine là hành động được thực hiện nhằm gây ra miễn dịch chủ động vì nó giúp cho kháng thể được sinh ra. Tuy nhiên, theo thời gian, khoảng 4 - 6 tháng sau khi tiêm vaccine, kháng thể sinh ra từ liều vaccine cơ bản sẽ bị suy giảm dần. Vì thế, tiêm bổ sung mũi thứ 3 là rất cần thiết.

Thực tế toàn cầu cho thấy rằng, sau tiêm 2 mũi vaccine COVID, mức độ miễn dịch sẽ giảm dần, sự xuất hiện biến thể mới của virus khiến cho số ca nhiễm bùng phát. Nghiên cứu ở Anh đã cho thấy, sau 1 tháng, hai mũi vacccine Pfizer/BioNTech có hiệu quả tới 88% nhưng khoảng 5 - 6 tháng sau hiệu quả đã giảm xuống còn có 74%; vaccine AstraZeneca/Oxford thì hiệu quả giảm từ 77% xuống còn có 67%.

Một nghiên cứu được đăng trên The Lancet vào cuối 10/2021 chỉ ra rằng so với người chỉ được tiêm 2 liều vaccine trước đó 5 tháng thì những người đã được tiêm 3 liều vaccine sẽ có nguy cơ nhập viện có liên quan tới COVID-19 thấp hơn khoảng 93% và nguy cơ bị nhiễm bệnh ở mức nghiêm trọng giảm xuống 92% giảm, nguy cơ tử vong có liên quan đến COVID-19 giảm xuống 81%.

Nghiên cứu của Moderna cũng chỉ ra rằng, sau khi tiêm mũi thứ 3 cho người ở độ tuổi trên 65 và nhóm có nguy cơ cao khoảng 6 tháng thì lượng kháng thể ở họ tăng lên gấp 42 lần.

Về hiệu quả của vaccine với Omicron, nhiều chuyên gia chia sẻ mặc dù khả năng phòng nhiễm bệnh chỉ đạt khoảng 30 - 50% nhưng nó vẫn giúp phòng ngừa bệnh tiến triển nặng và tử vong tới hơn 90%.

2. Những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19

2.1. Ai nên tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19?

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC] khuyến cáo, những trường hợp sau nên tiêm mũi 3 vaccine COVID-19:

Người ở độ tuổi trên 65 mắc các bệnh lý nền là một trong những đối tượng cần được ưu tiên tiêm mũi 3 vaccine COVID-19

- Người ở độ tuổi trên 50.

- Người từ 18 tuổi trở lên và mắc bệnh mạn tính như: hô hấp, tiểu đường, tim mạch, ung thư,...

- Người trên 18 tuổi có mong muốn tiêm vaccine phòng COVID-19.

Một điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 nữa là khi đã quyết định tiêm phòng thì chỉ nên tiêm mũi 3 sau khi đã tiêm đủ 2 liều vaccine trước đó và liều thứ hai cần được tiêm trước liều thứ 3 ít nhất 6 tháng.

Đây không phải là mũi tiêm bắt buộc nhưng nó nên được diễn ra để duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại COVID-19 và phòng ngừa nguy cơ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Liều thứ 3 này không được khuyến nghị cho đối tượng trong độ tuổi 12 - 17. Người cao tuổi có bệnh nền và nhân viên y tế là nhóm đối tượng cần được ưu tiên tiêm mũi thứ 3 trước tiên.

2.2. Tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 loại nào là phù hợp?

Cũng liên quan đến những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19, không ít người băn khoăn mũi thứ 3 có cần tiêm đúng loại với 2 mũi tiêm trước đó hay không. Vấn đề này được các chuyên gia y tế chia sẻ rằng: mũi thứ 3 có thể là vaccine cùng loại hay khác loại là mRNA.

- Những ai trước đó đã tiêm vaccine Sinopharm thì mũi thứ 3 có thể tiêm vaccine mRNA là Pfizer, Moderna hoặc AstraZeneca.

- Trường hợp các mũi tiêm bổ sung hoặc cơ bản cùng loại với nhau thì mũi thứ 3 cùng với loại đó hoặc có thể tiêm vaccine mRNA là Moderna, Pfizer,...

- Trường hợp các mũi tiêm trước là những loại vaccine khác nhau thì mũi thứ 3 là vaccine mRNA.

- Trường hợp tiêm liều bổ sung hoặc cơ bản là vaccine Sinopharm thì mũi thứ 3 có thể cùng loại đó hoặc là vaccine mRNA.

2.3. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 là gì?

Về tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng mũi thứ 3 vaccine COVID-19, tùy từng loại vaccine mà tác dụng phụ như sau:

Tham vấn bác sĩ một số điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 giúp hiểu đúng về tác dụng của mũi tiêm này

- Pfizer

Tác dụng phụ tương đối giống so với những triệu chứng một số người đã gặp phải khi tiêm mũi đầu, có khi còn nhẹ hơn. Phổ biến nhất là phản ứng đau tại chỗ [83%], sau đó mức độ trung bình sẽ là đau đầu [48%] và mệt mỏi [63.7%].

Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra là: sốt, nôn mửa, tiêu chảy, ớn lạnh, đau khớp và đau cơ. Người trong độ tuổi từ 65 trở lên ít gặp biểu hiện mệt mỏi hay giống cúm sau tiêm hơn là người ở độ tuổi 18 - 55. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này chỉ là phản ứng của hệ thống miễn dịch trước vaccine mà thôi.

- Moderna

Tác dụng phụ của mũi tiêm thứ 3 COVID tương tự với mũi tiêm thứ 2. Đối với đối tượng được tiêm từ 65 tuổi trở lên, triệu chứng phổ biến nhất là đau tại chỗ [75%], sau đó là đau khớp [39.5%], đau đầu [42.1%], đau cơ [47.4%], mệt mỏi [47.4%]. Những người ở độ tuổi 18 - 64 sẽ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của vaccine hơn so với người lớn tuổi. Tuy nhiên đến nay chưa có báo cáo nào cho thấy về tác dụng phụ nghiêm trọng của mũi tiêm thứ 3.

Ngoài một số điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19 trên đây chúng tôi cũng muốn bạn đọc lưu ý ghi nhớ rằng: sau khi tiêm vaccine về nhà cần chú ý theo dõi thân nhiệt, nếu sốt cần dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo dõi khả năng đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nếu phát hiện những bất thường sau đây hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất:

- Sốt cao trên 39 độ C, kéo dài trên 24 giờ và khó hạ nhiệt.

- Nổi ban đỏ.

- Co giật, buồn nôn, vật vã, lừ đừ.

- Khó thở hay có bất kỳ biểu hiện bất thường khác.

Tiêm vaccine đủ liều là biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho sức khỏe của mỗi cá nhân trước đại dịch COVID-19. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến những điều cần biết về tiêm mũi 3 vaccine COVID-19, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài 1900 56 56 56 để nhận được sự giải đáp chính xác nhất từ đội ngũ chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Tại thành phố Osaka, đang thực hiện tiêm phòng mũi thứ 3 sau khi tiêm mũi thứ 2 đã qua 6 tháng. Những người đã nhận được phiếu tiêm phòng có thể đặt lịch đăng kí tiêm.

Khi tham gia tiêm phòng cần phải hiểu rõ và đồng ý về hiệu quả, nguy hiểm của vắc xin có thể gây ra cho cơ thể.
Tình hình đặt lịch tiêm phòng
Tình trạng đặt lịch tiêm phòng vắc xin ngừa virus Corona chủng mới xem tại đây.

【Đối tượng tham gia】
・Người dân thành phố Osaka trên 12 tuổi, kể từ ngày tiêm mũi thứ 2 đã qua 6 tháng.

Đến trang thông tin về tiêm phòng virus Corona chủng mới

【Phát hành phiếu tiêm phòng】
・Người dân thành phố Osaka đủ điều kiện tham gia tiêm phòng vắc xin lần 3 sẽ được chuyển phát phiếu tiêm phòng, phiếu kiểm tra sức khỏe sơ bộ về địa chỉ nhà đã đăng kí trên thẻ khai báo địa chỉ cư trú.
・Những người sau khi tiêm phòng mũi thứ 2 mới chuyển tới sống tại thành phố Osaka, đã qua 6 tháng kể từ ngày tiêm mũi thứ 2 mà vẫn chưa nhận được phiếu tiêm phòng, … hãy làm thủ tục xin cấp phiếu tiêm phòng. Ngoài ra, đối với trường hợp làm mất, làm hư hại phiếu tiêm phòng đã nhận được, cần phải làm thủ tục cấp lại.
Thủ tục xin cấp mới, cấp lại có thể tiến hành thông qua Internet, Trung tâm tư vấn về tiêm ngừa vắc xin hoặc gửi phiếu xin cấp theo đường bưu điện.

【Những giấy tờ được chuyển đến nhà】

tegami

・Giấy gộp chung phiếu tiêm phòng và giấy khai báo sức khỏe sơ bộ. [Dành cho lần tiêm thứ 3]
・Giấy chứng nhận đã tiêm phòng [iêm phòng tạm thời]
※ Sẽ được dán tem ghi nhà sản xuất, số lô sản xuất vắc xin sau khi tiêm mũi thứ 3.
・Giấy thông báo về việc tiêm phòng bồ sung [tiêm phòng lần 3] ở mặt trước, tài liệu giải thích ở mặt sau.
Đến trang thông tin về tiêm phòng virus Corona chủng mới

【Ngày chuyển phát phiếu tiêm phòng】

・Người 65 tuổi trở lên [Người tiêm mũi thứ 2 trước ngày 27/8/2021]

・Người 64 tuổi trở xuống [Người tiêm mũi thứ 2 trước ngày 27/8/2021]

・Người 18 tuổi trở lên [Người tiêm mũi thứ 2 từ ngày 28/8/2021 trở đi]

・Người từ 12 tuổi ~ 17 tuổi

Người 65 tuổi trở lên [Người tiêm mũi thứ 2 trước ngày 27/8/2021]
Ngày tiêm mũi thứ 2
[Năm 2021]
Ngày chuyển phát
Trước ngày 6/8 Đã gửi
Từ ngày 7/8 ~ 13 14/2/2022 [thứ 2]
Từ ngày 14/8 ~ 20 21/2/2022 [thứ 2]
Từ ngày 21/8 ~ 27 28/2/2022 [thứ 2]

Người tiêm mũi thứ 2 sau ngày 28/8/2021, vui lòng xem “Người 18 tuổi trở lên” dưới đây.

Người 64 tuổi trở xuống [Người tiêm mũi thứ 2 trước ngày 27/8/2021]
Ngày tiêm mũi thứ 2
[Năm 2021]
Ngày chuyển phát
Trước ngày 26/6 Đã gửi
Từ ngày 27/6 ~ 27/7  14/2/2022 [thứ 2]
Từ ngày 28/7 ~ 6/8 21/2/2022 [thứ 2]
Từ ngày 7/8 ~ 27 28/2/2022 [thứ 2]

Người tiêm mũi thứ 2 sau ngày 28/8/2021, vui lòng xem “Người 18 tuổi trở lên” dưới đây.

Người 18 tuổi trở lên [Người tiêm mũi thứ 2 từ ngày 28/8/2021 trở đi]
Ngày tiêm mũi thứ 2
[Năm 2021]
Ngày chuyển phát
Từ ngày 28/8 ~ 6/9 7/3/2022 [thứ 2]
Từ ngày 7/9 ~ 13 14/3/2022 [thứ 2]
Từ ngày 14/9 ~ 20 22/3/2022 [thứ 3]
Từ ngày 21/9 ~ 27 28/3/2022 [thứ 2]
Từ ngày 28/9 ~ 3/10 4/4/2022 [thứ 2]
Từ ngày 4/10 ~ 10 11/4/2022 [thứ 2]
Từ ngày 11/10 ~ 17 15/4/2022 [thứ 6]
Từ ngày 18/10 ~ 24 22/4/2022 [thứ 6]
Từ ngày 25/10 ~ 1/11 26/4/2022 [thứ 3]
Từ ngày 2/11 ~ 8 6/5/2022 [thứ 6]
Từ ngày 9/11 ~ 15 13/5/2022 [thứ 6]
Từ ngày 16/11 ~ 22 20/5/2022 [thứ 6]
Từ ngày 23/11 ~ 29 27/5/2022 [thứ 6]

Người tiêm mũi thứ 2 sau ngày 30/11/2021, sau khi có quyết định chính thức, sẽ thông báo trên trang chủ thành phố Osaka.

Người từ 12 tuổi ~ 17 tuổi
Ngày tiêm mũi thứ 2
[Năm 2021]
Ngày chuyển phát
Từ trước ngày 24/10 22/4/2022 [thứ 6]
Từ ngày 25/10 ~ 1/11 26/4/2022 [thứ 3]
Từ ngày 2/11 ~ 8 6/5/2022 [thứ 6]
Từ ngày 9/11 ~ 15 13/5/2022 [thứ 6]
Từ ngày 16/11 ~ 22 20/5/2022 [thứ 6]
Từ ngày 23/11 ~ 29 27/5/2022 [thứ 6]

Người tiêm mũi thứ 2 sau ngày 30/11/2021, sau khi có quyết định chính thức, sẽ thông báo trên trang chủ thành phố Osaka.

【Hội trường tiêm phòng】
・Tiêm chủng cá nhân [Những cơ sở y tế có thể tiếp nhận tiêm phòng]
・Tiêm chủng tại hội trường tập trung, vui lòng xem tại đây.
Đến trang thông tin về tiêm phòng virus Corona chủng mới

【Cách điền phiếu khai báo sức khỏe sơ bộ】
kakikata

【Những giấy tờ mang theo vào ngày tiêm phòng】

①Giấy gộp chung phiếu tiêm phòng và giấy khai báo sức khỏe sơ bộ [Dành cho lần tiêm thứ 3]
※ Điền và đem theo giấy khai báo sức khỏe sơ bộ.
②Giấy chứng nhận đã tiêm phòng vắc xin ngừa virus Corona chủng mới [Tiêm phòng tạm thời]
③Giấy tờ tùy thân [Một trong những loại giấy tờ dưới đây]
・Thẻ ngoại kiều
・Thẻ bảo hiểm y tế
・Hộ chiếu
・Giấy phép lái xe

motteiku mono

Đến trang thông tin về tiêm phòng virus Corona chủng mới

【Cách đặt lịch tiêm phòng trên Website】

webyoyaku

【Cơ sở tiêm phòng có thể sử dụng tiếng nước ngoài】
Hội trường tiêm phòng tập trung Yasuragi Tenkuukan và Hội trường tiêm phòng tập trung Shiromi Hall có thể sử dụng tiếng nước ngoài.
○Có thể trao đổi bằng nhiều thứ tiếng về tình trạng cơ thể, hướng dẫn nơi tiêm phòng, hỏi ý kiến của y bác sĩ.
○Bằng việc sử dụng máy hỗ trợ thông phiên dịch có thể hiểu được cách thức tiêm phòng.

◆Tiếng nước ngoài có thể được sử dụng

Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn/Triều Tiên, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga, tiếng Philippines, tiếng Pháp, tiếng Hindi, tiếng Mông Cổ, tiếng Indonesia, tiếng Nepal, tiếng Ba Tư, tiếng Myanmar, tiếng Quảng Đông, tiếng Đức.
◆Tiếng nước ngoài có thể thông phiên dịch bằng máy
90 loại ngôn ngữ khác nhau như tiếng Thụy Điển, tiếng Bengali, …
Đến trang thông tin về tiêm phòng virus Corona chủng mới

【Thông tin liên lạc [Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ]】

Video liên quan

Chủ Đề