Nêu cách đo nhiệt độ không khí lấy ví dụ cụ thể

Trả lời Câu hỏi trang 31, 32, 33 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo. Giải bài 1, 2, 3 trang 34 SGK Khoa học tự nhiên lớp 6 CTST. Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ – Chủ đề 1 Các phép đo

Mẹ: Mẹ sờ trán em Vinh thấy hơi nóng. Có lẽ em Vinh bị sốt rồi.

Vân: Con sờ trán em Vinh thấy bình thường mà.

Vậy em Vinh có bị sốt không? Để biết chính xác em Vinh có bị sốt không ta nên làm thế nào?

Để biết chính xác em Vinh có bị sốt không ta dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể em Vinh.

1. Nhiệt độ và nhiệt kế trang 31 SGK KHTN 6

Câu 1. Thực hiện thí nghiệm như mô tả ở thí nghiệm 1 và cho biết cảm nhận của em về độ nóng lạnh ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 có như nhau không? Từ đó em có thể rút ra nhận xét gì?

Cảm nhận về độ nóng , lạnh ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 khác nhau. Ngón tay từ cốc 1 sẽ có cảm giác nóng, ngón tay từ cốc 3 có cảm giác lạnh hơn mặc dù nước trong cốc 2 có nhiệt độ nhất định.

=> Nhận xét: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật khi ta sờ hoặc tiếp xúc với nó.

Câu 2. Để so sánh độ “nóng”, “lạnh” của các vật, người ta dùng đại lượng nào?

Để so sánh độ “nóng”, “lạnh” của các vật, người ta dùng đại lượng: Nhiệt độ.

Luyện tập

Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của các vật.

Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của các vật là:

Vào mùa đông, khi cho bàn tay đang lạnh buốt nhúng vào nước lạnh thì tay ta cảm thấy ấm.

Câu 3. Kể tên một số loại dụng cụ đo nhiệt độ mà em biết. Nêu những ưu thế và hạn chế của mỗi loại dụng cụ đó.

– Dụng cụ dùng để đo độ “nóng”, “lạnh” của vật là: Nhiệt kế.

– Một số loại dụng cụ đo nhiệt độ:

+ Nhiệt kế thủy ngân: ưu điểm là phổ biến, giá rẻ và cho độ chính xác cao. Tuy nhiên, rất độc hại nếu để nhiệt kế bị vỡ.

+ Nhiệt kế hồng ngoại: ưu điểm đó là thời gian đo nhanh, cách sử dụng đơn giản, độ an toàn cao, vị trí đo đa dạng, ngoài đo thân nhiệt có thể được sử dụng đo nhiệt độ của các vật thể khác, đo nhiệt độ phòng, …

Luyện tập

Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi nhiệt kế ở hình 7.3, 7.4 và 7.5.

– Hình 7. 3: GHĐ: 420C; ĐCNN: 0,10C

– Hình 7.4: GHĐ: 450C; ĐCNN: 0,50C

– Hình 7.5: GHĐ: 500C; ĐCNN: 10C

2. Thang nhiệt độ trang 33 Khoa học 6

Câu 4. Có các nhiệt kế như hình 7.6, để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng loại nhiệt kế nào? Vì sao?

Trong hình 7.6, ba loại nhiệt kế có GHĐ lần lượt là 450C, 420C, 400C.

– Để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm, ta không dùng được nhiệt kế nào trong hình 7.6 vì:

Nhiệt độ sôi của nước là 1000C, ta phải dùng những loại nhiệt kế có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 1000C => cả 3 nhiệt kế đều không phù hợp.

– Để đo nhiệt độ cơ thể, ta có thể dùng được cả ba nhiệt kế trong hình 7.6 vì GHĐ của cả ba nhiệt kế đều phù hợp để đo nhiệt độ cơ thể người.

Câu 5. Hãy đo nhiệt độ của 2 cốc nước rồi điền kết quả theo mẫu bảng 7.1.

Học sinh tự thực hành đo nhiệt độ của hai cốc nước đã chuẩn bị trước. Sau đó kẻ bảng và hoàn thành theo mẫu bảng 7.1.

Vận dụng

 -Tại sao chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước?

– Mô tả cách đo và thực hành đo nhiệt độ của cơ thể em.

– Chỉ có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà không có nhiệt kế nước vì:

Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. Rượu hay thủy ngân có tính co dãn vì nhiệt đều còn nước thì không có tính chất này. Hơn nữa, nước thì không đo được nhiệt độ âm.

– Cách đo nhiệt độ cơ thể:

Khi đo nhiệt độ của cơ thể, ta cần thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của cơ thể.

+ Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.

+ Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.

+ Bước 4: Thực hiện phép đo.

+ Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Học sinh thực hành đo nhiệt độ của cơ thể và ghi nhận kết quả.

Giải bài 1 trang 34 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo

Tại sao bảng chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thủy ngân thường ghi nhiệt độ từ 350C đến 420C?

Bảng chia nhiệt độ của nhiệt kế y tế thủy ngân thường ghi nhiệt độ từ 350C đến 420C vì nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể con người, nhiệt độ mà cơ thể con người chỉ trong khoảng 340C đến 420C.

Bài 2

Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế?

A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí

C. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ

D. Hiện tượng nóng chảy của các chất

Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.  Chọn đáp án A

Giải bài 3 trang 34 Khoa học tự nhiên 6 CTST

Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và nhiệt độ ghi trên thang đo của chúng.

Loại nhiệt kế

Thang nhiệt độ

Y tế

Từ 350C đến 420C

Rượu

Từ -300C đến 600C

Thủy ngân

Từ -100C đến 1100C

 Phải dùng loại nhiệt kế nào để đo nhiệt độ của:

a] Cơ thể người

b] Nước sôi

c] Không khí trong phòng

a] Cơ thể người: nhiệt độ trong khoảng 350C đến 420C => nhiệt kế y tế.

b] Nưới sôi: nhiệt độ sôi của nước là 1000C => nhiệt kế thủy ngân.

c] Không khí trong phòng: trong khoảng 200C đến 400C => nhiệt kế rượu.

Soạn Địa 6 trang 146 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải Địa lí 6 bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi nội dung bài học, luyện tập và vận dụng sách Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 146, 147, 148, 149.

Qua đó, giúp các em củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải Địa lí 6 thật thành thạo. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án bài 16 chương 4 cho học sinh của mình. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn Địa 6 Bài 16: Nhiệt độ không khí. Mây và mưa

a] Nhiệt độ không khí và cách sử dụng nhiệt kế

  • Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất.
  • Dụng cụ đo nhiệt độ không khí là nhiệt kế.
  • Đặc điểm: Ở các trạm khí tượng, nhiệt kế được đặt trong lều khí tượng sơn màu trắng, cách mặt đất 1,5 m.
  • Thời gian đo: Nhiệt độ không khí được đo ít nhất 4 lần trong ngày [ở Việt Nam vào các thời điềm: 1, 7, 13, 19 giờ].

b] Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

  • Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.
  • Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.
  • Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.

2. Mây và mưa

a] Quá trình hình thành mây và mưa. Cách sử dụng ẩm kế

* Độ ẩm không khí

  • Trong không khí có hơi nước.
  • Hơi nước trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí.
  • Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế.
  • Nhiệt độ không khí càng cao thì khả năng chứa hơi nước của không khí càng lớn.
  • Lượng hơi nước trong không khí đã bão hoà hoặc hơi nước bốc lên cao hoặc hơi nước tiếp xúc vơi khối không khí lạnh sẽ ngưng tụ.

* Mây và mưa

  • Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước [mây], gặp điều kiện thuận lơi hạt nước to dần và rơi xuống, gọi là mưa.
  • Dụng cụ đo mưa là vũ kế.

b] Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

  • Khu vực có lượng mưa nhiều từ 1000-2000 mm phân bố ở 2 bên đường Xích đạo.
  • Khu vực ít mưa, lượng mưa trung bình < 200 mm tập trung ở vùng có vĩ độ cao.
  • Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều, giảm dần từ xích đạo về hai cực.

Phần nội dung bài học

1. Nhiệt độ không khí

Câu 1: Em hãy đọc giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế ở hình 1.

Trả lời:

Giá trị nhiệt độ không khí hiển thị trên nhiệt kế là 180C.

Câu 2: Ở trạm khí tượng Láng [Hà Nội], kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm ngày 25 tháng 7 năm 2019 lần lượt là 27°C, 27°C, 32°C, 30 °C. Hãy cho biết nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó.

Trả lời:

Nhiệt độ không khí trung bình của ngày hôm đó là: [27°C + 27°C + 32°C + 30°C] : 4 = 29°C

Câu 3: Quan sát hình 2 và đọc thông tin mục 1b], em hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm của không khí giữa các địa điểm. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Trả lời:

Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm của không khí thay đổi theo vĩ độ, càng xa Xích đạo nhiệt độ càng thấp [Ma-ni-la 25,40C, Xơ-un 13,30C và Tích-xi – 12,80C].

Giải thích: Càng xa Xích đạo góc nhập xạ [chiếu sáng] càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời càng ít => Nhiệt độ trung bình năm của không khí càng thấp.

2. Mây và mưa

Câu 1: Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4. Còn bao nhiều % nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà?

Trả lời:

Giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 4 là: 85%. Còn 15% nữa thì độ ẩm không khí sẽ đạt mức bão hoà [đạt 100%].

Câu 2: Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 5, em hãy mô tả quá trình hình thành mây và mưa. Gợi ý:

  • Hơi nước trong không khí được cung cấp từ những nguồn nào?
  • Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây?
  • Khi nào mây tạo thành mưa?

Trả lời:

Quá trình tạo mây và mưa:

  • Hơi nước trong không khí được cung cấp từ bề mặt Trái Đất [ao, hồ, sông, suối, thực vật,…], biển và đại dương.
  • Khi không khí đã bão hòa hơi nước mà vẫn tiếp tục được nhận bổ sung hơi nước hoặc bị lạnh đi thì sẽ xảy ra hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, nhẹ. Các hạt nước này tập hợp lại thành từng đám gọi là mây.
  • Các hạt nước trong mây lớn dần và khi đủ nặng sẽ rơi xuống thành mưa.

Câu 3: Hãy xác định trên bản đồ hình 6:

  • Những vùng có lượng mưa trung bình năm trên 2 000 mm.
  • Những vùng có lượng mưa trung bình năm dưới 200 mm.

Trả lời:

Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là: phía Bắc Braxin, ven biển phía Tây của Bắc Mĩ, khu vực Trung Mĩ, vịnh Chilê, In-đô-nê-xi-a, ven vịnh Bengan, phía Đông Bắc Ấn Độ, ven biển phía Đông Ô-xtrây-li-a,...

Các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm là: châu Nam Cực, Bắc Phi, Tây Nam Á, Tây Á, sơn nguyên Tây Tạng, nội địa Ô-xtrây-li-a, ven biển Chi-lê, phía Bắc bán đảo Grơnlen, Đông Bắc Liên bang Nga,...

Phần luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Câu 1: Cho bảng số liệu sau:

 NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA TRẠM KHÍ TƯỢNG A

[Đơn vị: 0C]

Tháng123456789101112
Nhiệt độ25,826,727,928,928,327,527,127,126,826,726,425,7

Tính nhiệt độ trung bình năm của trạm.

Trả lời:

- Công thức: Nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ trung bình các tháng: 12 [0C].

- Áp dụng công thức, ta có:

Nhiệt độ trung bình năm = [25,8 + 26,7 + 27,9 + 28,9 + 28,3 + 27,5 + 27,1 + 27,1 + 26,8 + 26,7 + 26,4 + 25,7] : 12 = 324,9 : 12 = 27,0750C [Làm tròn thành 27,10C].

Câu 2: Em hãy nêu ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống.

Trả lời:

Ảnh hưởng của mưa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống:

  • Nước mưa có thể được sử dụng như nước uống.
  • Nước mưa là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng.
  • Mưa giúp rửa sạch không khí, làm giảm nhiệt.
  • Mưa mang lại nước, nguồn sống cho tất cả các sinh vật trên Trái Đất.
  • Mưa là một mắt xích quan trọng của tuần hoàn nước,…

Vận dụng

Câu 3: Theo dõi bản tin dự báo thời tiết trong một ngày. Cho biết nhiệt độ không khí cao nhất và nhiệt độ không khí thấp nhất, sự chênh lệch nhiệt độ trong ngày ở bản tin đó.

Trả lời:

Theo dõi bản tin thời tiết qua internet, TV, sách, báo,… để ghi chép thông tin.

Cập nhật: 15/03/2022

Video liên quan

Chủ Đề