Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi

Người cao tuổi có xu hướng bị đa rối loạn mãn tính, thường mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy dinh dưỡng và cả những vấn đề về nhận thức, chức năng hoặc xã hội. Tất cả những điều này đều làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Đó là lý do tại sao việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi rất quan trọng.

Người cao tuổi có xu hướng bị đa rối loạn mãn tính, thường mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, suy dinh dưỡng và cả những vấn đề về nhận thức, chức năng hoặc xã hội. Tất cả những điều này đều làm suy giảm chất lượng cuộc sống và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy người cao tuổi là những người có nhu cầu cao về chăm sóc sức khỏe lão khoa. Không chỉ cần tình yêu thương và sự kiên nhẫn, chăm sóc sức khỏe tuổi già còn cần quan tâm đến tất cả các vấn đề về thể chất và tinh thần.

Khi đến tuổi xế chiều, người cao tuổi thường có nhiều thay đổi về mặt tinh thần và thể chất. Cụ thể, các yếu tố sau sẽ làm rõ lý do tại sao phải chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

  • Người cao tuổi thường cảm thấy cô đơn vì ít nhận được sự quan tâm, hỏi han từ phía con cháu. Họ dễ rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý như cô đơn, lo âu, hoài cổ, nóng nảy hay bi quan, ... Trầm cảm, lo âu và buồn chán càng khiến người già thấy thiếu nghị lực và mất dần niềm tin để chống chọi lại với những vấn đề sức khỏe ở tuổi già.
  • Người cao tuổi phải đối mặt với những thay đổi về sinh lý và thể chất. Cơ thể không còn nhanh nhẹn, lại thêm việc lớn tuổi phải nghỉ hưu, không còn làm việc như trước nữa nên dễ khiến người già trở nên tủi thân, cảm thấy bản thân vô dụng, không được tôn trọng, dễ cáu gắt, muốn được chú ý đến.
  • Việc ăn uống của người già không ngon miệng, hệ tiêu hoá hấp thu kém. Hơn nữa, người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh lý về tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, thận càng khiến sức khỏe suy yếu, sức đề kháng kém, gầy sụt. Vì vậy khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng sao cho cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Xem ngay: Người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe toàn diện

Tất cả những thay đổi về thể chất, trí tuệ và tâm lý ở người cao tuổi đều làm suy giảm chất lượng cuộc sống và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Đó là lý do tại sao phải chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi luôn cần một nguồn lực và sự quan tâm lớn. Do đó, để việc chăm sóc sức khỏe tuổi già cho những người thân yêu được toàn diện và tối ưu, chúng ta cần lưu ý những điều sau.

Người lớn tuổi nếu không thường xuyên vận động thân thể và trí não sẽ khiến cho sức khỏe suy giảm nhanh chóng, tinh thần không còn minh mẫn, dễ bị lú lẫn và dễ mắc các bệnh mạn tính.

Để kích thích trí óc người lớn tuổi hoạt động, bên cạnh việc thường xuyên trò chuyện, cùng ngồi đọc báo, xem tivi hoặc thảo luận về vấn đề mà họ quan tâm, con cháu nên động viên người cao tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội. Đó có thể là câu lạc bộ tình nguyện, các thú vui chơi cờ, nuôi chim, cá, hoặc các hoạt động thể thao như yoga, thiền định, dưỡng sinh, đi bộ,...

Việc tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội, được tiếp xúc với nhiều người, được trò chuyện giải bày sẽ giúp tinh thần của họ thấy thoải mái, thư giãn. Từ đó, người lớn tuổi sẽ giảm bớt những cảm giác chán nản, suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi thường ngày.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là điều cần thiết

Chế độ dinh dưỡng của người lớn tuổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cũng như giảm thiểu các bệnh tật. Chính vì vậy, các vấn đề về chế độ ăn uống của người cao tuổi cần được quan tâm chú ý. Cụ thể như sau:

  • Người lớn tuổi không nên ăn một bữa quá no.
  • Chia nhỏ các bữa ăn thành 5 hoặc 6 bữa trong ngày để dưỡng chất dễ hấp thu hơn.
  • Lựa chọn thực phẩm tươi mới, các món ăn nên được chế biến đa dạng và thay đổi cách thức thường xuyên để tạo cảm giác thèm ăn.
  • Chế biến món ăn không được quá mặn, quá nóng hoặc quá lạnh, không nhiều dầu mỡ...
  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh hoặc thức ăn chế biến sẵn mua bên ngoài.

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống trong ngày cho phù hợp, chế độ dinh dưỡng trong các bữa ăn của người cao tuổi cũng cần được quan tâm đến. Sau đây là những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:

  • Luôn đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, thành phần mỗi chất cần cân chỉnh cho phù hợp với người lớn tuổi.
  • Chế độ ăn mỗi ngày cần có nhiều rau, củ, quả, trái cây tươi và giảm bớt thịt.
  • Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung vi khoáng chất
  • Không nên ăn nhiều nội tạng của động vật như tim, lòng, gan, dạ dày...
  • Ăn nhiều hơn các loại cá, cua, tôm.
  • Giảm bớt lượng chất béo trong mỗi bữa ăn.
  • Không ăn nhiều đồ ngọt.
  • Không ăn mặn và chua quá.

Nếu chế độ ăn hằng ngày không đảm bảo đủ dưỡng chất thì có thể bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu thông qua thực phẩm chức năng, ví dụ như các loại sữa có công thức đầy đủ và cân đối dinh dưỡng. Những loại sữa này sẽ bổ sung chất béo có lợi như MUFA, PUFA tốt cho tim mạch; giàu canxi, vitamin D và photpho hỗ trợ rất tốt cho hệ xương khớp; chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người cao tuổi.

Người cao tuổi thường dễ cảm thấy cô đơn, buồn tủi khi phải ở nhà một mình, hạn chế đi lại giao tiếp với người khác. Vì vậy, những người trong gia đình cần thường xuyên chia sẻ tâm tư, thăm hỏi, chuyện trò, động viên người lớn tuổi vào những lúc rảnh rỗi ngày nghỉ. Vào những ngày nghỉ, con cháu nên dành thời gian để chăm sóc, cùng chơi thể thao. Đó là liều thuốc tốt nhất để giúp người già vui vẻ hơn, yêu đời hơn.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Người cao tuổi thường bị suy giảm sức đề kháng, có nhiều nguy cơ mắc bệnh lý như viêm phổi, tăng huyết áp, đái tháo đường, đột quỵ, bệnh tim mạch, não, gan, thận, cơ xương khớp,... Trong đó, đa số người cao tuổi sẽ dễ mắc các bệnh mạn tính hơn.

Điều trị bệnh cho người lớn tuổi rất khó khăn và cần nhiều thời gian. Đồng thời, người cao tuổi có khả năng hồi phục rất kém. Phát hiện bệnh càng sớm thì hiệu quả của điều trị càng tốt. Chính vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ là vô cùng cần thiết đối trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Khám sức khỏe định kỳ không chỉ mang đến sự an tâm mà còn nhằm phát hiện sớm các bệnh lý để có biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời. Từ đó sẽ điều trị dứt điểm hoặc hạn chế bệnh tiến triển ngay từ khi bệnh còn mới.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có triển khai các gói khám sức khỏe tổng quát dành cho khách hàng từ 40 tuổi trở lên, bao gồm:

  • Gói khám sức khỏe tổng quát Toàn diện
  • Gói khám sức khỏe tổng quát Đặc biệt
  • Gói khám sức khỏe tổng quát VIP
  • Gói khám sức khỏe tổng quát Kim cương

Khám sức khỏe tổng quát ở bệnh viện Vinmec hoàn toàn khác với kiểm tra sức khỏe thông thường, các gói khám sức khoẻ được thiết kế khoa học, phù hợp với nhu cầu và tình hình sức khoẻ của từng người bệnh, nhờ đó giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm giảm chi phí điều trị cũng như hạn chế tối đa những rủi ro nguy hiểm do bệnh lý gây ra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Ngày 12/12/2019, Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc [UNFPA], Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á [ERIA- Nhật Bản] và Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển [PHAD-Việt Nam] tổ chức Hội thảo Già hóa dân số và Sức khỏe người cao tuổi.

Các đại biểu taham dự cuộc họp.

Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số Bộ Y tế cho biết, từ năm 2007, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số vàng, chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,5 tuổi năm 2018, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người.

Theo Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam đang ở giai đoạn già hóa dân số với tỷ trọng và số lượng người cao tuổi ngày càng tăng. Điều này đã đặt ra những thách thức lớn cho Việt nam trong việc thích ứng với già hóa dân số trong đó có bao gồm việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

"Kinh nhiệm các nước cho thấy, một trong những hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiệu quả là dựa vào gia đình và cộng đồng với việc xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân viên chăm sóc sức khỏe không chuyên và bán chuyên", bà Lan nêu.

Để chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, theo bà Lan thời gian qua, Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực trong việc chăm sóc phát huy vai trò của người cao tuổi, đặc biệt là những người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa, trong đó điển hình là mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng.

Tại Hội thảo, TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, cán bộ chương trình, Quỹ Dân số Liêp hợp quốc [UNFPA] cho biết, nghiên cứu ở 4.000 người tại 12 tỉnh của Việt Nam cho thấy, 70% người cao tuổi có ít nhất 2 bệnh. Trung bình mỗi người cao tuổi có 2,7 bệnh; 14% người cao tuổi gặp khó khăn trong các hoạt động sống hàng ngày và cần hỗ trợ.

Số người cao tuổi gặp ít nhất 1 loại khó khăn trong sinh hoạt hành ngày tăng từ 28% ở người 60- 69 tuổi lên hơn 50% ở người 80 tuổi. Đặc biệt, gần 50% người cao tuổi không có thẻ BHYT.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ, nếu năm 2011 chỉ khoảng 1,5 triệu người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ trong các hoạt động sống hàng ngày thì tới năm 2019 số lượng đã lên tới 4 triệu người. Dự báo đến năm 2049, có khoảng 10 triệu người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ trong các hoạt động sống hàng ngày.

Trước thực tế nêu trên theo TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Việt Nam cần có chiến lược sức khỏe và thúc đẩy già hóa khỏe mạnh trong suốt vòng đời, nhấn mạnh vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc phòng ngừa. Đồng thời phối hợp chăm sóc y tế và chăm sóc phi y tế [chăm sóc xã hội].

Bên cạnh đó, theo TS. Quỳnh, Việt Nam cũng cần xây dựng chính sách, kế hoạch về dịch vụ và phân bổ ngân sách theo các cấp và các ngành để đảm bảo người cao tuổi tiếp cận được dịch vụ phù hợp.

Để công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi đạt hiệu quả cao nhất, thích ứng với già hóa dân số, theo TS. Vũ Công Nguyên, Phó viện trưởng Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển, nước ta cần tích cực xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi để hỗ trợ đáp ứng những nhu cầu của người cao tuổi nhằm đạt mục tiêu sống khỏe mạnh, tham gia các hoạt động, an sinh xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề