Những nguy cơ đối với nguồn nhân lực khách sạn nhà hàng

Trước thực trạng hiện chúng ta đang rất thiếu nhân lực có trình độ, có tay nghề đạt chuẩn quốc tế trong ngành dịch vụ du lịch, Ông Vũ Tất Đạt – Tổng Giám đốc trường Quốc tế CHM đã có những chia sẻ về cung – cầu ngành.

  Ông Vũ Tất Đạt, Tổng Giám đốc trường Quốc tế CHM [CitySmart Hotel Management]

Những năm gần đây, Việt Nam được xem là ngôi sao mới nổi lên trên thị trường du lịch của Đông Nam Á. Là người có nhiều kinh nghiệm trong ngành Khách sạn, ông đánh giá thế nào về nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển này?

Thật sự là Việt Nam chúng ta hiện đang rất thiếu nhân lực có trình độ, có tay nghề đạt tiêu chuẩn quốc tế và có đủ niềm đam mê để làm trong ngành “công nghiệp không khói” này. Chính vì vậy, trong xu hướng đầu tư ngày càng tăng đối với các nhà hàng, khách sạn, resort 5 sao như hiện nay, thị trường nhân lực của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị “chiếm dụng” từ nguồn nhân lực các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia…

Theo thống kê chính thức của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, trong năm 2016 số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch khoảng 1 triệu người. Với tốc độ tăng trưởng, đầu tư, thu hút du khách… của du lịch Việt Nam hiện nay, dự đoán đến năm 2020 sẽ cần đến 2,5 triệu lao động làm trong ngành này. Doanh thu của ngành du lịch hiện tại là 18 tỷ USD, theo đà tăng trưởng đến năm 2020 ước tính khoảng 35 tỷ USD. Hàng loạt các khách sạn 5 sao liên tục được các doanh nghiệp lớn đầu tư đưa vào hoạt động, ví dụ như VinGroup, SunGroup, FLC, Saigontourist… Cùng với đó là xu hướng nhiều thương hiệu quốc tế hàng đầu về bất động sản du lịch như: Accor, JW Marriott, Hyatt, InterContinental, Four Seasons… đã và đang rốt ráo tăng thêm thị phần tại Việt Nam, góp phần tạo nên sự cạnh tranh đa dạng, hấp dẫn nhưng cũng không kém phần khốc liệt. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực yếu và thiếu hiện nay của chúng ta là rào cản lớn cho sự phát triển của ngành du lịch.

Vậy thiếu hụt nguồn nhân lực diễn ra những năm qua có nguyên nhân từ đâu? Và hệ quả của việc này sẽ như thế nào?

Có một nghịch lý là ngành dịch vụ của chúng ta không thiếu nhân công mà chỉ thiếu nhân công lành nghề. Nguyên nhân thì có nhiều, tuy nhiên phần lớn là do việc đào tạo trong ngành chưa đủ thực tế, chưa bám theo nhu cầu chính yếu của thị trường. Đào tạo thường tập trung vào lý thuyết mà yếu về thực hành. Cách đào tạo, giảng dạy này đi ngược với xu thế quốc tế, vì vậy sinh viên của chúng ta ra trường thua kém các nước trong khu vực về nhiều kỹ năng. Lấy ví dụ như khi khảo sát trên các du thuyền quốc tế 5 sao hiện nay, lao động Việt Nam chủ yếu đảm nhận khâu vệ sinh, rửa chén hoặc phục vụ trong bộ phận buồng. Trong khi đó, các bộ phận khác như tiếp tân, phục vụ bàn, các vị trí giám sát … hầu như do lao động các nước như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc đảm nhận. Sở dĩ có sự phân công lao động như vậy, bởi lao động của ta thua kém nước bạn nhiều kỹ năng như: trình độ ngoại ngữ, tự tin trong giao tiếp, các kỹ năng nghề nghiệp không đạt chuẩn quốc tế…

Những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, khách sạn đều đã và đang có những phương án giải quyết vấn đề về thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng. Theo anh, với cách làm của từng doanh nghiệp như hiện nay, liệu có khả thi, hiệu quả? Hay cần có một chiến lược chung nào đó?

Mỗi doanh nghiệp kinh doanh trong ngành Du lịch, Khách sạn, Giải trí hiện nay đều phải trăn trở tìm cách khắc phục vấn đề“nguồn nhân lực” theo một hướng đi nào đó. Có nơi sàng lọc rất kỹ từ đầu vào, thậm chí chấp nhận chậm tiến độ khai trương để có được đội ngũ nhân sự như mong đợi. Nhưng cũng không ít nơi dùng biện pháp tuyển dụng ồ ạt, nhanh chóng để có số lượng lớn nhân sự cho vào làm thử việc rồi mới sàng lọc qua cọ sát thực tế và chấp nhận tỷ lệ rơi rụng từ 25 – 30% trong năm đầu kinh doanh. Rồi có cả biện pháp lấy nhân sự từ đối thủ cạnh tranh trong vùng bằng một số lợi ích trực tiếp, trả tiền thẳng cho người lao động, chấp nhận quỹ lương bị đội lên cao hơn dự kiến…

Tuy nhiên, tất cả những biện pháp nêu trên đều chỉ là giải pháp tình thế. Tôi nghĩ, các doanh nghiệp trong ngành cần chung tay tìm giải pháp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo “nhân lực du lịch quốc tế” cho lao động Việt Nam để cùng nhau phát triển bền vững. Giải pháp đó không chỉ để đáp ứng cho “cơn khát” nhân lực hiện nay mà còn tạo được sự cạnh tranh, nâng cao vị thế về nhân sự của Việt Nam đối với thị trường lao động quốc tế.

Là một đơn vị giáo dục đào tạo nhân lực cho ngành, định hướng của CHM là gì, thưa anh?

Giáo dục là một ngành thú vị bởi được đồng hành cùng cả xã hội, tham gia vào quá trình hiện thực hóa giá trị con người, góp phần tạo nên sự cạnh tranh quốc gia. Tại Việt Nam hiện nay, có rất nhiều các cơ sở đào tạo chỉ đơn giản đạt nhu cầu “Bằng cấp” hoặc “Chứng chỉ” cho người đi học, mà thực sự không định vị, không hướng được họ đến mục tiêu tạo giá trị cho nhu cầu của người sử dụng lao động.

Lợi thế và cũng là yếu tố then chốt mà CHM là nhìn thấy tiềm năng thị trường và vì có thế mạnh về mảng dịch vụ, đặc biệt là hai ngành mà trường đang đào tạo là Quản trị Khách sạn và Nghệ thuật Ẩm thực. Chúng tôi cam kết chất lượng đào tạo tương đương với du học nước ngoài; bằng cấp có giá trị; cơ sở vật chất hiện đại; giảng viên giàu kinh nghiệm… cùng cơ hội thực tập và việc làm sau tốt nghiệp tại các khách sạn 5 sao hàng đầu cho học viên.

Vậy đâu là thách thức mà một đơn vị giáo dục gặp phải?

Thứ nhất là số đông gia đình Việt Nam hiện nay và ngay cả các em sinh viên đi học đều hướng tới bằng cấp Đại học mà quên đề cao giá trị cạnh tranh của chính bản thân mình. Thêm nữa, thách thức cạnh tranh về giá của các chương trình đào tạo không đồng hành với kiến thức và kỹ năng mà sinh viên cần được trang bị khi ra trường. Chi phí cho mục tiêu đào tạo chỉ cần “Bằng cấp” khác biệt rất nhiều lần so với chi phí để tạo ra một con người có giá trị cốt lõi. Để vượt qua những khó khăn này,  CHM luôn tâm niệm phải kiên định với trách nhiệm  “đồng hành cùng xã hội”, tham gia vào sự nghiệp phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực ngành theo tiêu chuẩn quốc tế. Và thật vinh dự cũng như vô cùng may mắn cho CHM là có các đối tác là hệ thống các tập đoàn khách sạn 5 sao trong nước và quốc tế như IHG, JW Marriott, Lotte… có chung hoài bão tham gia cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh này.

Xem thêm về hai khóa đào tạo của CHM tại:

//www.youtube.com/watch?v=twPFkDndI2I.

//www.youtube.com/watch?v=kkAVpClXPDk.

Địa chỉ: 162A Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội.

Hotline: 098 428 6161 | Tel: [024] 7108 6161.

Website: www.CHM.edu.vn.

Facebook: www.facebook.com/chm.edu.

Email: .

Chỉ giữ lại lực lượng nòng cốt

Chị Phạm Thanh Nga [Cầu Giấy, Hà Nội] trước đây làm nhân viên một khách sạn trên phố cổ. Dịch Covid-19 xảy ra, khách sạn đóng cửa cả năm nay, nên chị cũng phải nghỉ việc. Trong thời gian nghỉ việc lĩnh bảo hiểm thất nghiệp, chị Nga đi học thêm nghề làm bánh và cùng một người bạn mở shop bán bánh online. “Công việc kinh doanh ổn định nên tôi và bạn tính mở cửa hàng khi dịch được khống chế”, chị Nga chia sẻ.

Đào tạo thực hành nghề bếp tại trường Trung cấp du lịch Hà Nội.

Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch thời gian qua cũng lâm vào cảnh đóng cửa như khách sạn nơi chị Nga công tác, nhân viên vì vậy cũng hầu hết phải nghỉ việc. 

Còn một số doanh nghiệp, để có thể chuẩn bị cho tương lai mở cửa trở lại, đã chọn giải pháp duy trì một lượng nhân lực nhất định.

Ông Nguyễn Xuân Quỳnh, Hiệp hội Vietnam F&B Managers Association [Hội Những nhà quản lý ẩm thực Việt Nam] cho biết: "Đến nay, 98% các nhà hàng phục vụ cho hoạt động du lịch đều đóng cửa. Cửa hàng của tôi cũng trả mặt bằng, cho nhân viên nghỉ việc. Tuy nhiên, tôi vẫn cố thu xếp trả một phần lương cho khoảng 30% lực lượng chủ chốt, với điều kiện khi mở lại nhà hàng sẽ đi làm lại. Đây là lúc hai bên cùng chia sẻ khó khăn và giữ lại nguồn nhân lực chủ chốt khi phục hồi. Hiện đơn vị đang chuyển hướng kinh doanh thực phẩm sạch để duy trì”.

Tương tự, ông Phùng Xuân Khánh, Giám đốc Công ty Tiên phong Travel cho biết: Hiện đơn vị cũng chỉ duy trì 20% nhân lực so với trước khi có dịch. Các đợt bùng phát dịch trong cộng đồng đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. Doanh nghiệp không thể duy trì nhân lực đầy đủ như trước vì liên quan nhiều đến yếu tố tiền lương, chi phí hoạt động. Trong giai đoạn này, công ty cũng ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ nhân lực, chờ khi du lịch bước vào giai đoạn phục hồi.

Theo thống kê của Hiệp hội du lịch Hà Nội, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ tháng 5 trở lại đây, có trên 95% doanh nghiệp du lịch [cả lữ hành và lưu trú] tạm dừng hoạt động. Tình trạng này khiến hơn 90% lực lượng lao động nghỉ việc do không có việc làm hoặc chuyển sang lĩnh vực khác.

Bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết: "Từ khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, có thời điểm gần như toàn bộ ngành du lịch ngừng hoạt động. Trong 2 năm qua, do dịch Covid-19, khoảng 1 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp phải nghỉ việc. Nhiều đơn vị chỉ giữ lại lực lượng chủ chốt để làm "bộ khung" cho sau này phục hồi”.

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đánh giá: Doanh nghiệp du lịch qua gần 2 năm chống dịch Covid-19 gần như kiệt quệ. Số khách du lịch nội địa 9 tháng đầu năm 2021 ước đạt 31,5 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 136 tỷ đồng, giảm 41,27% so với cùng kỳ năm 2020. Công suất phòng trung bình cả nước 9 tháng đầu năm 2021 đạt dưới 10%. Tình hình hoạt động này ảnh hưởng nặng nề đến doanh nghiệp và qua đó tác động đến lao động, việc làm trong ngành.

Còn ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP Hồ Chí Minh cho biết: Nhân lực lao động ngành du lịch đa số không có việc, thất nghiệp hoặc chuyển nghề. Việc rời bỏ nghề du lịch chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực khác trong bối cảnh hiện nay dẫn đến việc thất thoát nhân lực trầm trọng đối với lĩnh vực du lịch. Đây thực sự là một hiện tượng chưa từng có và sẽ đặt ra bài toán phải đối diện trong tương lai

Nhân lực cho giai đoạn phục hồi

Theo các doanh nghiệp du lịch, dịch Covid-19 đang khiến thói quen du lịch thay đổi, xuất hiện những xu hướng du lịch mới, trong đó việc bảo đảm an toàn được đặt lên hàng đầu. Vì thế, khi xây dựng kịch bản phục hồi, các đơn vị kinh doanh du lịch cũng đang tính toán phương án sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với sự thay đổi này.

Thực hành hướng dẫn của sinh viên Khoa Du lịch [Trường ĐH khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội]. Ảnh: CTV

Để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi, không ít đơn vị bên cạnh việc xây dựng các chương trình, sản phẩm mới, đã lên kế hoạch đào tạo nhân lực. Theo ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hội Lữ hành Hà Nội, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist, đơn vị đã đào tạo trực tuyến cho gần 60 cán bộ, người lao động về kỹ năng tiếp cận, quảng bá, xây dựng sản phẩm và xử lý tình huống phát sinh khi có ca nghi nhiễm. Vấn đề an toàn trong việc tổ chức tour trong giai đoạn này được đặt lên hàng đầu.

Nhiều doanh nghiệp du lịch tư nhân cũng có kế hoạch riêng trong việc giữ chân lao động. Vừa qua, 6 đơn vị du lịch hoạt động tại Hà Nội đã triển khai chương trình đào tạo trực tuyến miễn phí cho lực lượng lao động du lịch. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc AZA travel cho biết: Đây là mô hình đào tạo thực chiến không chỉ cho nhân viên du lịch mà cả sinh viên; trong đó chú trọng tính an toàn khi tổ chức tour, với các hoạt động như khai báo y tế, đón nhận khách, xây dựng sản phẩm…

“Đúng là hiện nay nhiều người đã chuyển nghề khác nhưng khi du lịch hoạt động trở lại, nếu thu nhập tốt sẽ vẫn lôi kéo lại lao động trở lại ngành. Tuy nhiên, du lịch giai đoạn này sẽ phục hồi từ từ theo hình thức sống chung với dịch và cần có tiêu chuẩn an toàn rõ ràng. Khác hẳn với 3 đợt bùng dịch trước, khi hết dịch là người người đi du lịch và du lịch tăng trưởng thẳng đứng hình chữ V. Còn lần này sẽ khác hẳn nên vấn đề nhân lực sẽ không quá căng thẳng”, ông Nguyễn Tiến Đạt nhận định.

Còn ông Nguyễn Công Hoan, Trưởng ban truyền thông Hiệp hội lữ hành Việt Nam, Giám đốc Flamingo Travel cho rằng: Do giai đoạn phục hồi du lịch này diễn ra từ từ nên nhân lực mảng lữ hành sẽ không quá bức bách. Tuy nhiên, nhân lực lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, nhất là nhân lực theo tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao sau này sẽ gặp khó khăn, nhất là trong trung hạn và dài hạn./.

Video liên quan

Chủ Đề