Những trung tâm tài chính ngân hàng thương mại hàng đầu thế giới của châu âu tập trung ở các nước

Tài chính, Tài chính quốc tế | | Tháng Sáu 13, 2018 |

3 trung tâm tài chính quốc tế lớn nhất hiện nay là London, New York, Singapore. Theo khảo sát của 2.520 chuyên gia về dịch vụ tài chính hàng đầu ở khắp các châu lục. 86 thành phố toàn cầu nổi tiếng được đánh giá trên thang 1.000 điểm.

Dựa trên rất nhiều yếu tố như nhân tố cạnh tranh, số lượng nhân công lành nghề, các biện pháp chống tham nhũng và bình ổn chính trị, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh công bằng, chất lượng cuộc sống, chính sách thuế…

1. London – Anh: thành phố được du khách đến thăm nhiều nhất.

Hình1: Thủ đô London một phút yên ả

  • Khởi đầu khiêm tốn khi chỉ là một khu định cư của người La Mã, thủ đô London của Anh đã vượt qua bệnh dịch, hỏa hoạn và bom đạn của thế chiến thứ 2 trở thành trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Nơi đây đã trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của châu Âu và cả thế giới từ thế kỉ 19.
  • Pháp luật quốc tế về kinh doanh bằng Tiếng Anh được áp dụng rộng rãi cho tài chính quốc tế, với rất nhiều dịch vụ luật học được cung cấp tại London.
  • Sang thế kỉ 21, London tiếp tục duy trì vị trí tối quan trọng của mình trong nền kinh tế toàn cầu, đạt thặng dư thương mại lớn nhất về các dịch vụ tài chính trên khắp thế giới.
  • Thủ đô của xứ sở sương mù là nơi tập trung đông đảo các công ti đa quốc gia trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và ngân hàng. Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh [Bank of England] và Cơ quan Ngân hàng châu Âu [European Banking Authority] đều đặt tại đây từ ngày đầu.
  • Năm nay, nhiều chuyên gia đang lo ngại khả năng Anh rời khỏi Liên minh châu Âu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của London.
  • Bất chấp những câu chuyện cười về thời tiết ở đây, London vẫn được đánh giá là nơi lí tưởng nhất cho công việc kinh doanh và cũng là thành phố mà khách quốc tế đến du lịch nhiều nhất.

>Xem ngay: Lần đầu tiên có website định giá tài sản cầm đồ online tại Việt Nam

2. New York- Mĩ: Quê hương của Wall Street

Hình 2: New York

  • Từ giữa thế kỉ 20, New York City đã trở thành trung tâm tài chính hàng đầu Bắc Mĩ và thế giới. Năm nay, nơi đây vẫn là trung tâm lớn nhất trên thị trường cổ phiếu và thị trường vốn nợ, nhờ kinh tế Hoa Kì vẫn giữ vững ngôi số 1 hành tinh.
  • NYSE và NASDAQ là 2 sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất toàn cầu đều hiện diện tại quê hương của Wall Street.
  • Thành phố này đi đầu trong một số ngành công nghiệp như tài chính, thương mại, địa ốc, sản xuất, truyền thông, xuất bản và giải trí.
  • Đây không chỉ là quê hương của nhiều ngân hàng lớn, các công ti bảo hiểm và chứng khoán nổi tiếng mà còn là nơi nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài chọn làm địa điểm hoạt động.
  • New York còn có phố Wall, khu tài chính nổi tiếng và New York Exchange, sàn chứng khoán lớn nhất thế giới tính theo giá trị giao dịch.
  • Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York lớn nhất trong hệ thống của Cục Dữ trữ Liên bang Hoa Kì, chuyên đưa ra các quy định về tài chính cũng như chính sách tiền tệ quốc gia, gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế cả thế giới.

3. Singapore: Trung tâm tài chính lớn nhất thế giới

  • Singapore là tên thủ đô đồng thời cũng là tên của đất nước đảo quốc sư tử. Từ một đất nước không hề có tài nguyên thiên nhiên, chỉ sau vài chục năm Singapore đã trở thành một cường quốc kinh tế hàng đầu châu Á, đạt thu nhập GDP bình quân đầu người trong top 10 thế giới.
  • Đất nước dân chủ và tuyệt đối nói không với nạn tham nhũng, nền kinh tế đa dạng hóa với chính sách thu hút người tài từ tứ xứ đến cống hiến, Singapore đã nhanh chóng trở thành một trung tâm tài chính dẫn đầu châu Á.
  • Quốc đảo này là trung tâm lớn nhất trong châu lục về ngoại hối và kinh doanh hàng hóa, cũng là trái tim cho các hoạt động quản lí tài sản. Theo Cơ quan Tiền tệ của Singapore, giá trị tài sản ngành công nghiệp quản lí quỹ tại đây đã tăng 30%, đạt 2,36 nghìn tỉ SGD
  • Vị trí thuận lợi của Singpore trong khu vực Đông Nam Á đã khiến thành phố này lọt vào mắt xanh của nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong mọi lĩnh vực đặc biệt là vận chuyển.
  • Cảng Singapore nổi tiếng là những một trong những cảng biển bận rộn nhất trên thế giới, với hơn một tỉ tấn hàng hóa vận chuyển qua cảng này mỗi năm.

Xem thêm: Đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính đòn bẩy tài chính

Tài chính tại các nước phát triển và nước đang phát triển ngày một được lớn mạnh. Học hỏi những kinh nghiệm quý báu từ 3 trung tâm tài chính quốc tế này để nền kinh tế được phát triển hơn.

Có 2 chỉ số cơ bản để xếp hạng các thủ đô tài chính của thế giới: Global Financial Centres Index – GFCI[của Anh] và International Financial Centres Development Index- IFCDI [của Mỹ và Trung Quốc]. Trong đó, GFCI xuất hiện trước IFCDI và đã là thước đo năng lực cạnh tranh của các thủ đô tài chính thế giới từ năm 2007. GFCI được tính toán dựa trên đánh giá của 29,000 trung tâm tài chính lớn trên toàn cầu, cộng với 100 chỉ số từ các tổ chức uy tín như Ngân hàng Thế Giới World Bank, OECD, Cơ quan Tình báo Kinh tế EIU. Báo cáo của GFCI được thực hiện vào tháng 9 và tháng 3 hàng năm. Theo GFCI tháng 03.2016, 10 thủ đô tài chính hàng đầu thế giới hiện là các thành phố sau:

01.London [GFCI 800] – Anh

London là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới từ thế kỷ 19 và duy trì vị thế này đến tận nay. Đây là trung tâm lớn nhất toàn cầu về thị trường phái sinh, thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, thị trường tín dụng. London thừa có vị trí thuận lợi giữa châu Á và khu vực Bắc Mỹ, lại nằm ngay trung tâm của châu Âu.

02.New York [GFCI 792]  – Mỹ

Từ thế kỷ 20, New York nổi lên là trung tâm tài chính hàng đầu của thế giới mà đại diện là Wall Street,. Hiện New York đứng thứ 2 về chỉ số GFCI nhưng đứng vị trí số 1 về chỉ số phát triển trung tâm tài chính toàn cầu IFCDI. Đây là trung tâm thương mại lớn nhất về thị trường tài chính công nợ, thị trường chứng khoán công, thị trường chứng khoán tư, dẫn đầu về quản lý quỹ đầu tư, khối lượng tiền tệ sáp nhập và mua lại lớn nhất thế giới. NYSE và NASDAQ của New York là 2 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.

03.Singapore [GFCI 755] – Singapore

Là niềm tự hào của châu Á khi đánh bại cả những trung tâm kinh tế lớn ở châu Âu để giữ vị trí thứ 3  trong Top 10 thủ đô tài chính của thế giới. Singapore  nổi trội về trung tâm ngoại thối, trao đổi hàng hóa, trung tâm quản lý tài sản. Cùng với Tokyo, Singapore là trung tâm chính tạo thu nhập thương mại ổn định cho châu Á.

04.Hong Kong [GFCI 753]

Là trung tâm tài chính lớn của thế giới, Hong Kong có quan hệ chặt chẽ với London và New York. Hong Kong phát triển mạnh mẽ nền công nghiệp dịch vụ tài chính từ khi là thuộc địa của Anh và thừa hưởng nền pháp lý chặt chẽ từ Anh quốc. Tuy Anh trao trả Hong Kong lại cho Trung Quốc từ năm 1997 và tư cách pháp lý của Hong Kong là một đặc khu hành chính của Trung Quốc, nhưng xứ sở cảng thơm này vẫn duy trì luật pháp và quyền tự trị như cũ trong 50 năm. 100 ngân hàng lớn nhất thế giới đều có mặt tại Hong Kong.

05.Tokyo [GFCI 728] – Nhật Bản

Tokyo bắt đầu là trung tâm tâm tài chính lớn của thế giới từ những năm 1980. Thành phố điện tử này có quan hệ chặt chẽ với New York và London. Đây là nơi đặt trụ sở chính của các ngân hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, 47 công ty trong danh sách Global 500,  tập trung các ngành công nghiệp giao thông vận tải, sản xuất, điện tử và phát thanh truyền hình của Nhật Bản.

06.Zurich [GFCI 714] – Thụy Sĩ

Zurich là một trung tâm tài chính lớn về ngân hàng, quản lý tài sản, cung cấp các sản phẩm đầu tư và bảo hiểm. Tuy có mật độ dân số thấp nhưng đây là nơi đặt trụ sở của những tập đoàn tài chính lớn và các ngân hàng khổng lồ. Thị trường chứng khoán Thụy Sĩ đặt tại Zurich là thị trường chứng khoán lớn thứ 4 toàn cầu. Zurich cũng là trung tâm giao dịch vàng lớn nhất thế giới. Từ khi Thụy Sĩ không còn là thành viên của Liên minh châu Âu, Zurich cũng không phụ thuộc trực tiếp các quy đình của EU.

07.Thủ đô Washington [GFCI 712] – Mỹ

Washington là trung tâm chính trị ngoại giao văn hóa, nhưng kinh tế không kém phần sôi nổi. Đây là nơi đặt trụ sở của gần 200 đại sự quán nước ngoài tại Mỹ và các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng thế giới WB, Quỹ Tiền tệ quốc tế, Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ [Organization of American States], Ngân hàng phát triển liên Mỹ [Inter-American Development Bank]. Washington phát triển nhiều ngành công nghiệp ở các lĩnh vực tài chính, giáo dục, chính sách công và nghiên cứu khoa học.

08.San Francisco [GFCI 711] – Mỹ

San Francisco là trung tâm tài chính ở khu vực phía Tây Bắc Mỹ từ thế kỷ 20. Nền kinh tế dịch vụ của Sanfrancisco đa dạng, chủ yếu ở lĩnh vực tài chính, du lịch và công nghệ cao. Montgomery Street được mệnh danh là “Wall Street ở phía Tây”. San Francisco tập trung nhiều tập đoàn tài chính lớn, ngân hàng đa quốc gia, các công ty tài chính đầu tư mạo hiểm, các công ty của Fortune 500.

Xem thêm:  5 cách chọn đúng trường cao đẳng cộng đồng tại Mỹ

09.Boston [GFCI 709] – Mỹ

Boston được đánh giá là Top 30 thành phố có quyền lực kinh tế mạnh mẽ nhất thế giới. Kinh tế Boston chủ yếu dựa trên các hoạt động tài chính, dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, các hoạt động chính phủ. Nền công nghiệp tài chính của Boston đặc biệt phát triển rất mạnh các quỹ tương hỗ và bảo hiểm. Nơi đây cũng tập trung nhiều đại học vô cùng xuất sắc như ĐH Harvard, Viện công nghệ Massachusetts, ĐH Boston, ĐH Brandeis, khiến Boston trở thành thành phố dẫn đầu thế giới về các phát minh sáng chế và những doanh nhân tài ba.

10.Toronto [GFCI 707] – Canada

Là thành phố lớn và danh tiếng nhất Canada, Toronto tập trung những tập đoàn tài chính đa quốc gia, các công ty bảo hiểm lớn của Bắc Mỹ và thế giới. Đây cũng là một trong những trung tâm tài chính phát triển mạnh mẽ nhất sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm 2000.  Nền công nghiệp tài chính Toronto chủ yếu tập trung ở Bay Street. Thị trường chứng khoán Toronto [Toronto Stock Exchange] tọa lạc tại đây là thị trường chứng khoán lớn thứ 7 thế giới, xét về vốn thị trường. Ngoài tài chính thì Toronto rất phát triển truyền thông, viễn thông, xuất bản, công nghệ thông tin và công nghiệp sản xuất phim.

Điểm lại Bảng xếp hạng 10 thủ đô tài chính lớn nhất thế giới theo GFCI, Mỹ vẫn chiếm đa số với 4/10 vị trí. Nền tài chính Mỹ có lợi thế cạnh tranh cao khó ai bì kịp. Ngoài 10 thành phố vừa kể trên, các thành phố sau đây cũng là thủ đô tài chính của thế giới, có vai trò quan trọng đến các hoạt động tài chính, giao thương toàn cầu. Đó là: Paris [Pháp], Stockholm [Thụy Điển], Amsterdam [Hà Lan], Dubai, Frankfurt [Đức], Madrid [Tây Ban Nha], Milan [Ý], Shanghai [Trung Quốc], Seoul [Hàn Quốc].

>>Học bổng du học Mỹ tháng 06.2016

Video liên quan

Chủ Đề