Nợ vamc là gì

VAMC là gì? Chức năng và quyền hạn của công ty này là gì? Đây chắc hẳn là thắc của không ít người khi tình hình kinh tế thị trường ngày càng sôi động kéo theo không ít nợ xấu như hiện nay. Cùng Nhà Đất Mới đi tìm lời giải cho những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

1. VAMC là gì?

VAMC là công ty TNHH 1 thành viên chuyên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt

VAMC là viết tắt của cụm từ “Vietnam Asset Management Company” – công ty TNHH 1 thành viên chuyên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt. 

Gọi đơn giản VAMC chính là công ty quản lý tài sản Việt, là một trong những công cụ đặc biệt của Nhà nước giúp: 

  • Xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính 
  • Giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp
  • Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý nền kinh tế. 

VAMC hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.

Các bước hoạt động của công ty đảm bảo tuân theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và quyết định số 1459/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

>>>> Xem thêm: CSC là gì? Lộ mã CSC có sao không? Cách bảo vệ mã CSC là gì?

2. Tổng quan hoạt động của VAMC 

VAMC được xem là doanh nghiệp đặc thù, tổ chức dưới hình thức một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu vốn điều lệ 100%

Công ty Quản lý tài sản Việt hiện có vốn điều lệ 2 nghìn tỷ đồng. 

VAMC được xem là doanh nghiệp đặc thù, tổ chức dưới hình thức một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu vốn điều lệ 100%. Cơ chế, tài chính, tiền lương theo Doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. 

Công ty VAMC chính thức tiến hành thu mua nợ xấu từ tháng 10/2013 theo đúng kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt. 

Sau khi nợ xấu được thu mua, công ty sẽ thực hiện tổng hợp, phân loại, đánh giá và xây dựng danh mục khoản nợ xấu. Đảm bảo áp dụng những biện pháp thu hồi nợ có hiệu quả nhất. 

3. Chức năng của Công ty VAMC 

Công ty VAMC là tổ chức thu mua và giải quyết nợ xấu cho các doanh nghiệp tín dụng

Công ty VAMC được biết đến như một tổ chức thu mua và giải quyết nợ xấu cho các doanh nghiệp tín dụng. Cụ thể chứng năng của VAMC gồm: 

  • Mua nợ xấu 
  • Thu hồi nợ, xử lý, đòi nợ, giải quyết các tài sản có liên quan
  • Xem xét đầu tư, nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng, tiến hành khai thác, sử dụng, cho thuê các tài sản đã tịch thu thay nợ
  • Cơ cấu giải quyết các khoản nợ xấu chuyển thành vốn hoặc cổ phần của khách hàng cho vay
  • Quản lý, giám sát, kiểm tra các tài sản đã tịch thu liên quan đến nợ xấu bao gồm cả hồ sơ và tài liệu liên quan
  • Tư vấn, môi giới giải quyết thế chấp nợ xấu và tài sản có liên quan
  • Tổ chức bán đấu giá, mua bán nợ xấu và các tài sản giải quyết nợ xấu
  • Bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vay vốn của các tổ chức tín dụng gặp tình nợ xấu 

>>>>> Xem thêm: Kiều hối là gì? Dịch vụ chuyển tiền kiều hối tốt nhất hiện nay

4. Cách VAMC giải quyết nợ xấu

VAMC thực hiện giải quyết nợ xấu bằng cách ban hàng trái phiếu và bơm tiền vào nền kinh tế

VAMC được tạo nên nhằm giải quyết tình trạng nợ xấu của nền kinh tế. Thông thường VAMC sẽ mua lại nợ xấu từ các công ty tín dụng sau đó giải quyết vấn đề theo cách tối ưu nhất. 

Thời gian giải quyết nợ xấu trung bình kéo dài 5 năm với tiềm lực kinh tế mạnh trích từ ngân sách quốc gia. 

Để giải quyết nợ xấu ổn định nền kinh tế, VAMC đã và đang thực hiện các hoạt động sau: 

– Ban hành trái phiếu 

VAMC mua lại nợ xấu theo giá trị thị trường và chi trả bằng trái phiếu cho doanh nghiệp, công ty tín dụng. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng sử dụng ngân sách bơm vào nền kinh tế. 

Trái phiếu do VAMC ban hành có lãi lãi suất 0%. Hàng năm ngân hàng phải trích 20% mệnh giá trái phiếu cho việc chuẩn bị các tình trạng rủi ro. Khi hết hạn giải quyết nợ xấu, VAMC vẫn chưa giải quyết xong, các tổ chức tín dụng có thể dùng trái phiếu này mua lại nợ xấu từ VAMC.

– Bơm tiền vào nền kinh tế

Khi sức hút của trái phiếu chưa cao, trái phiếu được sử dụng để vay tiền ngân hàng và trở thành gánh nặng lên ngân hàng Nhà nước, VAMC sẽ thực hiện bơm tiền vào nền kinh tế. 

Hành động này có thể khiến lạm phát lên cao nếu VAMC không thể giải quyết tình trạng nợ xấu. 

Trên đây là bài viết về VAMC là gì, chức năng, quyền hạn của tổ chức này. Hy vọng Nhà Đất Mới sẽ đem đến cho bạn những câu trả lời hữu ích nhất cho những thắc mắc của mình. 

Việc chọn lựa và mua được nhà ưng ý là điều mà bất cứ ai cũng đều mong muốn. Nếu như, bạn đang cần tìm mua hoặc đăng bán nhà đất. Thì chắc chắn không nên bỏ qua kênh Mua bán nhà đất của nhadatmoi.net. Tại đây cập nhật đầy đủ các thông tin về giá bán nhà, khu vực hot. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua nhà với mức giá tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

Nguồn : Nhadatmoi.net

Công ty Quản lý tài sản VAMC [tiếng Anh: VIETNAM ASSET MANAGEMENT COMPANY] có tên đầy đủ là CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM, được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nguyễn Văn Bình, vốn điều lệ ban đầu của công ty là 500 tỷ đồng.[1] Công ty này do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý của nhà nước, được thanh tra, giám sát bởi Ngân hàng Nhà nước.[2]

Nghị định số 34/2015/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 31/03/2015, theo đó vốn điều lệ VAMC sẽ tăng lên thành 2 ngàn tỷ đồng [3]


Mục lục

  • 1 Hoạt động
  • 2 Điều kiện để được mua nợ xấu
  • 3 Nợ xấu ngân hàng Việt Nam
  • 4 Nợ xấu mua tới 2014
  • 5 Nợ xấu mua 2015
  • 6 Nhận xét về xử lý nợ xấu
  • 7 Chú thích

Hoạt độngSửa đổi

Theo trang mạng chính thức, dưới đây là những hoạt động chính của công ty [1]:

a. Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng;

b. Thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm;

c. Cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay;

d. Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được Công ty Quản lý tài sản thu nợ;

e. Quản lý khoản nợ xấu đã mua và kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay;

f. Tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản;

g. Đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần;

h. Tổ chức bán đấu giá tài sản;

i. Bảo lãnh cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vay vốn của tổ chức tín dụng;

j. Hoạt động Sàn giao dịch nợ;

k. Hoạt động khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VAMC sau khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép.

VAMC được ủy quyền cho các tổ chức tín dụng bán nợ thực hiện các hoạt động được nêu tại điểm b, c, d, e.

Điều kiện để được mua nợ xấuSửa đổi

Các khoản nợ xấu phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau mới được VAMC mua[2]:

- Khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, bao gồm nợ xấu trong các hoạt động cấp tín dụng, mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, ủy thác cấp tín dụng và hoạt động khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;

- Khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm;

- Khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm phải hợp pháp và có hồ sơ, giấy tờ hợp lệ;

- Khách hàng vay còn tồn tại;

- Số dư của khoản nợ xấu hoặc dư nợ xấu của khách hàng vay không thấp hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Nợ xấu ngân hàng Việt NamSửa đổi

Tính tới ngày 30.9.2015, 5 ngân hàng có mức nợ xấu lớn nhất là BIDV, Vietcombank, Vietinbank, VPBank và SHB với tổng nợ gần 30.000 tỷ đồng, tăng trên 13% so với đầu năm. Tổng nợ xấu của 15 ngân hàng thương mại vào khoảng 42.520 tỷ đồng, tăng 7,15% so với mức 39.683 tỷ đồng đầu năm.[4]

Nợ xấu mua tới 2014Sửa đổi

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước [NHNN], tính đến ngày 23/12/2014, VAMC đã mua được 123 ngàn tỷ đồng dư nợ gốc nợ xấu. Trong năm 2014, VAMC đã xử lý nợ xấu được hơn 4.000 tỷ đồng.[5]

Nợ xấu mua 2015Sửa đổi

Trong năm 2015, VAMC đã duyệt mua hơn 111 nghìn tỷ đồng nợ gốc, phát hành trái phiếu đặc biệt gần 110 nghìn tỷ đồng. Tính chung từ khi hoạt động đến thời điểm 31/12/2015, VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt hơn 243 nghìn tỷ đồng.[6]

Lũy kế đến ngày 14/12/2015, VAMC đã mua được 228.416 tỷ đồng tổng số dư nợ gốc nội bảng. Với việc thu hồi được hơn 18.000 tỷ đồng nợ xấu, VAMC đã xử lý được gần 8% tổng số nợ xấu đã mua.[7]

Nhận xét về xử lý nợ xấuSửa đổi

  • Phân tích về thực chất quá trình xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, TS. Nguyễn Tú Anh, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương [CIEM] cho rằng, cách xử lý nợ xấu như hiện nay chưa đúng bản chất, chỉ mới đặt nợ xấu sang một bên, hiện tại cả người gửi tiền và người vay tiền đều đang phải gánh nợ xấu của ngân hàng. Trên thực tế, chi phí để bảo vệ việc khắc phục nợ xấu này vẫn phải đè vào ngân hàng và ngân hàng vẫn phải để ra một khoản dự phòng cho việc này. Do đó người đi vay phải chịu mức lãi suất cao hơn, do đó nhu cầu vay ít hơn. Nhu cầu vay ít hơn thì cầu tiền gửi giảm khiến lãi suất tiền gửi cũng giảm theo.[8]
  • Theo TS. Nguyễn Xuân Thành, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright và Trường QLNN Harvard Kennedy, “tỷ lệ nợ xấu đã được đưa về 2,9% vào quý 3/2015 là nhờ mô hình VAMC. Hơn 225 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được chuyển cho VAMC, trong đó mới xử lý được gần 16 nghìn tỷ đồng. Nếu cộng ngược trở lại số nợ xấu đã bán nhưng chưa xử lý được thì tỷ lệ nợ xấu vẫn là 7,6%” [8]

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b Công ty Quản lý tài sản VAMC
  2. ^ a b Nợ xấu cần điều kiện gì để VAMC mua lại?, bvsc, 22 Tháng Năm 2013
  3. ^ Tăng vốn điều lệ VAMC lên 2.000 tỷ đồng từ 5/4, luatvietnam, 12 Tháng 4 2015
  4. ^ Nợ xấu của 5 ngân hàng gần 30.000 tỷ đồng, vnexpress, 23 Tháng 11 2015
  5. ^ Nghị định 34 mới thêm những “quyền năng” gì cho VAMC?, cafef, 12 Tháng 4 2015
  6. ^ VAMC phát hành gần 110 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt, cafef, 14 Tháng 1 2016
  7. ^ VAMC đã thu hồi được 18.075 tỷ đồng nợ xấu, cafef, 28 Tháng 12 2015
  8. ^ a b Cả người gửi và vay tiền đều “gánh” nợ xấu của ngân hàng?, vov, 25/1/2016

Video liên quan

Chủ Đề