Thai 39 tuần em be nặng bao nhiêu kg

Thai 39 tuần nặng khoảng 3,2 – 3,4 kg. Sản phụ đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Nếu đúng như dự kiến thì chỉ còn 1 hoặc 2 tuần nữa là mẹ bầu sẽ được gặp con. Tuy nhiên, thai nhi cũng đã sẵn sàng ra đời vào bất cứ ngày nào kể […]

Thai 39 tuần nặng khoảng 3,2 – 3,4 kg. Sản phụ đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Nếu đúng như dự kiến thì chỉ còn 1 hoặc 2 tuần nữa là mẹ bầu sẽ được gặp con. Tuy nhiên, thai nhi cũng đã sẵn sàng ra đời vào bất cứ ngày nào kể từ thời điểm này.

1. Thai 39 tuần phát triển như thế nào?

Kích thước của bé lúc này to cỡ một quả dưa hấu, với chiều dài khoảng 56cm. Trong đó, phần đầu của thai nhi chiếm khoảng 1/3 tổng số cân nặng. Thai nhi tuần 39 nặng bao nhiêu cũng còn tùy thuộc vào giới tính của trẻ. Nhìn chung thì bé trai sẽ có xu hướng nặng hơn bé gái một vài lạng.

Bé có kháng thể được truyền từ mẹ qua nhau thai để chống nhiễm bệnh sau khi chào đời và có nhiều kháng thể hơn khi được bú sữa mẹ. Da trẻ sơ sinh có thể mang màu đỏ hồng, do những mạch máu dưới da được nhìn thấy qua lớp biểu bì mỏng manh. Những em bé mũm mĩm lại thường có làn da trắng vì lớp mỡ dưới da dày hơn.

Các cơ quan đã hoàn thiện các chức năng. Vì thế bé yêu có thể chào đời bất cứ lúc nào vào thời điểm này.

Bé tụt sâu xuống tử cung, sẵn sàng ra bên ngoài. Vì vậy bé ít hoạt động hơn do bụng mẹ chật chội, hạn chế khả năng vận động của bé. Nếu đến giai đoạn này mà thai nhi vẫn chưa xoay đầu, nhân viên hộ sinh sẽ hỗ trợ và hướng dẫn mẹ thực hiện một số bài tập cụ thể nhằm giúp bé xoay đầu, hạn chế việc phải sinh mổ. Có thể tham khảo bài tập nghiêng xương chậu hoặc quỳ gối dang rộng chân. Sau đó cúi xuống để ngực và bụng chạm sàn, lặp lại động tác 3 lần/ngày.

2. Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 39 tuần

Sau nhiều tháng trông đợi, ngày dự sinh đã cận kề. Thế nhưng mẹ vẫn chưa thấy bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào. Thật sốt ruột và lo lắng! Bình tĩnh mẹ nhé. Ngày dự sinh dựa vào kỳ kinh cuối chỉ mang tính tham khảo mà thôi. Nếu mẹ rụng trứng trễ hơn thời điểm dự kiến thì nhiều khả năng bé sẽ sinh ra trễ hơn ngày dự sinh. Kể cả với ngày dự sinh được tính toán chính xác, cũng có những phụ nữ mang thai kéo dài hơn mà không có lý do rõ ràng.

3. Những lưu ý trong tuần 39 của thai kỳ

Việc nhận ra các dấu hiệu chuyển dạ trong những ngày cận sinh này là rất quan trọng, bao gồm một số biểu hiện sau:

  • Vỡ ối: Có thể là dòng chảy lớn hoặc chỉ rò rỉ nước ối nhẹ;
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc buồn nôn có khả năng xuất hiện trước khi bắt đầu chuyển dạ;
  • Bản năng “làm tổ”: Sự xuất hiện của một nguồn năng lượng rất lớn thúc đẩy mẹ chuẩn bị sẵn sàng chào đón con.
  • Mất nút nhầy: Một nút nhầy niêm phong tử cung của mẹ có thể không còn nữa thông qua quá trình kiểm tra độ mở của tử cung;
  • Chảy máu âm đạo: Mao mạch cổ tử cung bị vỡ do sự giãn nở và tràn máu ra ngoài, khiến cho dịch tiết âm đạo có màu hồng hoặc nhuốm đỏ.
  • Đau nhói từ âm đạo xuống chân
  • Cơn đau “giả”: Mẹ có thể nhận thấy nhiều cơn co thắt Braxton Hicks hơn khi chuẩn bị chuyển dạ, cần đến bệnh viện ngay nếu cơn gò có tần suất thường xuyên và mức độ dữ dội hơn.

 4. Lời khuyên cho mẹ

  • Siêu âm, khám thai cân đo huyết áp, thử nước tiểu, kiểm tra cổ tử cung; xác định ngôi thai, nước ối, bánh rau… để tiên lượng cuộc đẻ sắp tới
  • Mẹ nên uống nhiều nước và ăn uống đủ chất. Tốt nhất mẹ nên ăn 3 phần thịt, cá và 5 phần rau xanh; trái cây mỗi ngày để cân bằng dưỡng chất cho cơ thể đồng thời hạn chế khả năng táo bón.
  • Hạn chế suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng. Mẹ có thể thư giãn bằng cách nghe nhạc và làm các công việc nhà nhẹ nhàng.
  • Thai nhi 39 tuần tuổi của mẹ đã rất lớn vì thế tử cung mẹ cần giãn nở hết cỡ để em bé được thoải mái nhất. Đi bộ nhiều là một cách tốt để kéo giãn cổ tử cung của mẹ, điều này cũng giúp mẹ sinh em bé dễ dàng hơn khi lâm bồn.

Phòng khám 43 Nguyễn Khang có dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ bầu từ khi chậm kinh đến khi sinh với đầy đủ các xét nghiệm thường quy. Để đặt lịch các mẹ có thể liên hệ trực tiếp hoặc hotline tại đây. Chúc các mẹ bầu “mẹ tròn con vuông”!

Thai 39 tuần nặng bao nhiêu kgSự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổiNhững thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi 39 tuần tuổi

Thai 39 tuần nặng bao nhiêu kg là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Bởi, vào những tuần cuối của thai kỳ, mẹ càng muốn biết tình trạng sức khỏe của con, từ đó lên chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất, tránh con sinh ra bị nhẹ cân, còi yếu. Để biết thai 39 tuần nặng bao nhiêu cân, bạn đọc hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Thai 39 tuần nặng bao nhiêu

Thai 39 tuần nặng bao nhiêu kg

Bước sang tuần thứ 39, nhiều mẹ bầu lo lắng không biết bé yêu đã nặng bao nhiêu kg rồi. Đây cũng là khoảng thời gian gần với ngày dự sinh của mẹ bầu. Thông thường trong giai đoạn này, thai nhi sẽ có cân nặng trung bình khoảng 3,2 – 3,4 kg. Riêng phần đầu thai nhi đã chiếm khoảng 1/3 tổng số cân nặng, chiều dài cơ thể thai nhi khoảng 50-52 cm. Kích thước này gần bằng với một quả dưa hấu và bé vẫn sẽ tiếp tục tăng cân, phát phát triển cho tới khi sinh. Vì thế, nhiều mẹ bầu vẫn tranh thủ lên chế độ dinh dưỡng để con có thể tăng cân thêm.

Với kích thước và cân nặng như vậy, bé sẽ không còn khoảng trống để có thể thoải mái vận động, nhào lộn ở trọng bụng mẹ như trước nước. Thời gian này mẹ cũng sẽ thấy bé ít cử động hơn trước rất nhiều.

Thông thường, cân nặng của thai nhi được quyết định bởi những yếu tố như:

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của mẹ bầu

Khi còn ở trong bụng mẹ, bé sẽ được mẹ cung cấp dưỡng chất thiết yếu để phát triển một cách tự nhiên. Vì thế, việc mẹ có một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé yêu phát triển một cách toàn diện và khỏe mạnh hơn.

Ngược lại, nếu mẹ thường xuyên bỏ bữa, có chế độ ăn uống không lành mạnh, không cấp đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần thì bé cũng sẽ không nhận được nhiều dưỡng chất từ cơ thể mẹ, từ đó sẽ bị thiết chất, suy dinh dưỡng, phát triển chậm hay thậm chí là mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý tới những ngày đầu của thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Bởi, giai đoạn này được xem là giai đoạn vàng, tiền đề để bé có thể phát triển một cách tốt nhất. Vì thế, mẹ bầu cần đảm bảo xây dựng một chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoat lành mạnh, hợp lý.

Yếu tố di truyền

Đây là yếu tố ảnh hưởng đến 23% hình thái của thai nhi. Nhưng đây không phải yếu tố chính quyết định tới quá trình phát triển của thai nhi ở trong suốt thai kỳ.

Giới tinh thai nhi

Bên cạnh chế độ dinh thưỡng thì giới tính cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thai 39 tuần nặng bao nhiêu kg. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cân nặng của bé trai và bé gái có sự thay đổi và chênh lệch rõ ràng. Bé trai thường sẽ có cân nặng và chiều cao nổi bật hơn so với những bé gái.

Số lượng thai nhi

Đối với những trường hợp người mẹ mang song sinh hay đa thai thì những chỉ số về cân nặng, chiều dài có thể sẽ bị chênh lệch so với tiêu chuẩn được đặt ra.

Tình trạng sức khỏe của thai phụ

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai mắc những bệnh lý như: tiểu đường, béo phì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi. Thường thai nhi có mẹ mắc những bệnh lý này, cân nặng sẽ tăng hơn so với tiêu chuẩn thông thường.

Vì thế, để đảm bảo thai nhi phát triển và chào đời khỏe mạnh, không bị béo phì ngay từ nhỏ thì mẹ nên có chế độ ăn uống khoa học, tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng tinh bột và đường cao.

Sự phát triển của thai nhi 39 tuần tuổi

Ngoài câu hỏi thai 39 tuần nặng bao nhiêu kg thì sự phát triển của bé trong tuần tuổi này cũng được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Thai 39 tuần tuổi nếu như đúng dự kiến thì 1 – 2 tuần nữa sẽ chào đời. Lúc này thai nhi phát triển như sau:

Thai nhi chưa xoay đầu

Nếu giai đoạn này thai nhi vẫn chưa xoay đầu thì nhân viên hộ sinh sẽ tư vấn, hướng dẫn mẹ thực hiện một số động tác, bài tập thể thao nhằm giúp bé xoay đầu cũng như hạn chế tối đa việc phải sinh mổ.

Mẹ có thể tham khảo các bài tập như: nghiêng xương chậu, hay quỳ gối và dang rộng hai chân, sau đó cúi xuống chạm ngực cùng với bụng chạm sàn, thực hiện động tác khoảng 3 lần/ ngày.

Não thai nhi phát triển mạnh

Giai đoạn này cơ thể của bé không có nhiều thay đổi nổi bật, nhưng sự phát triển của bộ não phải là đáng kinh ngạc. Chỉ với 4 tuần, não đã phát triển và tăng mạnh lên 30%.

Tốc độ phát triển của não không có dấu hiệu giảm mà sẽ duy trì trong suốt 3 năm đầu đời, nó được thể hiện qua những kỹ năng như học hỏi, và thực hiện chúng mỗi ngày.

Thai nhi 39 tuần đạp nhiều

Mẹ cần chú ý tới các cử động của bé, nếu bé có không có biểu hiện đạp nhiều, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên sản khoa ngay. Thông thường giai đoạn này, em bé khá năng động muốn nhìn thấy thế giới bên ngoài, thoát khỏi không gian chật hẹp, vì thế sẽ đạp nhiều.

Do đó, nếu bạn không nhận thấy biểu hiện của bé, mọi thứ im ắng thì hãy trao đổi với bác sĩ ngay, bởi đây có thể là dấu hiệu bất thường.

Xem thêm: Tìm Hiểu Về Moe Là Gì - Biểu Cảm Moe Như Thế Nào

Thai nhi khóc trong bụng mẹ

Một số mẹ bầu cho biết, mình có thể nghe tiếng khóc của con ở tháng cuối thai kỳ, nhất là vào ban đêm. Tuy các nhà nghiên cứu khoa học chưa lý giải được hiện tượng này, nhưng thực tế, ở giai đoạn này, tuyến lệ của bé chưa hoạt động vì thế sẽ không có sự xuất hiện của nước mắt.

Những gì mà bé có thể làm lúc này đó là dùng 2 tay của mình dụi mắt, giống như hành động đang khóc và khi mẹ bầu nhìn thấy hình ảnh này qua video siêu âm sẽ nghĩ rằng bé yêu của mình đang khóc.

Sự thay đổi làn da của thai nhi

Da của trẻ thường thường sẽ có màu đỏ hồng, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do các mạch máu ở dưới da được nhìn thấy thông qua lớp biểu bì mỏng manh. Những em bé có làn da mũm mĩm, trắng nõn nà là do lớp mỡ dưới da dày hơn.

Nhưng da thai nhi cũng có thể xanh xao hoặc tím tái bởi hệ tuần hoạt lúc này hoạt động chưa mạnh mẽ, bé còn thiếu máu cũng như oxy. Sau khi chào đời, sắc tố da sẽ cộng hưởng cùng với môi trường bên ngoài, từ đó hình thành nên làn da màu thật của bé, lúc này da có thể có màu sắc hoặc sậm tối màu hơn.

Những em bé có màu da vàng vọt ở mức độ nhẹ, thì đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ khi ở mức độ nặng và kéo dài mới là dấu hiệu của bệnh lý.

Những thay đổi của mẹ bầu khi thai nhi 39 tuần tuổi

Ở tuần thứ 39, cơ thể mẹ có rất nhiều sự thay đổi, trong đó phổ biến nhất phải kể đến như:

Cơn gò sinh lý

Giai đoạn này, những cơn co thắt sinh sinh sẽ xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều, nặng nề hơn khiến cho mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu, nhất là những trường hợp thai phụ đã từng mang thai trước đó.

Cân nặng mẹ bầu

Mẹ bầu mang thai 39 tuần nặng bao nhiêu kg. Giai đoạn này bé phát triển rất mạnh, vì thế cân nặng của mẹ bầu cũng theo đó mà tăng lên nếu mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Xuất huyết âm đạo

Âm đạo của mẹ bầu tiết dịch có màu nhuốm đỏ, đôi khi có màu hơi hồng hay hơi nâu, bởi những mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ ra. Đây là triệu chứng cho thấy cổ tử cung của mẹ bầu đang giãn nở, mở rộng ra để sẵn sàng cho quá trình sinh nở.

Bong nút nhầy cổ tử cung

Trong suốt thời kỳ mang thai, nút nhầy cổ tử cung đóng vai trò rất quan trọng, giúp mẹ bầu bảo vệ màng ối cũng như thai nhi ở trong tử cung, tránh các nguy cơ nguy hiểm, vi khuẩn gây hại tại âm đạo tấn công.

Nút nhầy trông giống như tinh dịch hoặc nước mũi, có màu trắng trong như lòng trắng trứng hay lẫn màu đỏ tươi của máu, thậm chí một số trường hợp có màu nâu, đặc và dính. Khi mẹ bầu có hiện tượng bong nút nhầy cổ tử cung, đây chính là dấu hiệu thông báo bé yêu sắp chào đời.

Đau lưng

Chứng đau lưng ở phụ nữ mang thai có thể sẽ nghiêm trọng hơn khi bước sang tuần thứ 39 của thai kỳ. Để có thể khắc phục tình trạng đau lưng, mẹ bầu có thể ngâm mình và tắm bằng nước ấm hay đắp khăn ấm vào vị trí bị đau.

Vỡ ối

Vỡ ối là một trong những biểu hiện nguy cấp cho thấy người mẹ của bạn đang sắp sửa sinh con. Túi ối vỡ ra sẽ kèm theo các cơn co thắt tại tử cung, gây ra tình trạng đau bụng.

Mỗi người sẽ có biểu hiện vỡ ối khác nhau, có mẹ bầu thấy dòng nước ối chảy nhiều, mạnh và mạnh thông qua đường âm đạo. Nhưng cũng có người thấu nước ối chỉ rò rỉ, chảy ra ít. Khi vỡ ối ở tuần thứ 39, mẹ sẽ có nguy cơ sinh con trong vòng 24 giờ tới vô cùng cao.

Tiêu chảy

Khi cơ thể của mẹ bầu đã thực sự sẵn sàng sinh con, các cơ bắp ở trực tràng có thể sẽ được nới lỏng ra, dẫn tới việc đi tiêu ra phân lỏng.

Đau vùng xương chậu

Phần đầu thai nhi cũng như toàn bộ bào thai sẽ di chuyển vào vùng xương chậu, từ đó gây áp lực tới các cơ, xương chằng tại đây. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức vô cùng khó chịu.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về thai 39 tuần nặng bao nhiêu kg. Hi vọng rằng thông qua bài viết này các mẹ đã có thêm thông tin về bé yêu của mình để chuẩn bị sẵn sàng cho đứa con sắp được chào đời. Nếu còn băn khoăn thêm, xin vui lòng đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được gặp các chuyên gia tư vấn và giải đáp miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề