Phản biệt cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật chó ví dụ minh Hóa

§27. CẢM ỨNG ở ĐỘNG VẬT [tiếp theo] KIẾN THỨC Cơ BẢN Hệ thần kin FT ống được tạo thành từ số lượng rất lớn tế bào thần kinh. Các bộ phận của hệ thần kinh ống có chức năng khác nhau. Đặc biệt, não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lí hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng. Các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh ống là các phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Số lượng các phản xạ rất lớn. Đặc biệt, số lượng phản xạ có điểu kiện ngày càng tăng. Nhờ đó, động vật thích nghi tốt hơn với môi trường sống. • GỌÌ Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHÁN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN ♦ Nghiên cứu hình 27.1, sau đó điền tên các bộ phận của hệ thần kinh Ống vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ. Hĩnh 27.1. -Hệ thần kinh.Ống ở người Trả lời: 1. não bộ 2. tủy sống 3. hạch thần kinh 4. dây thần kinh ♦ - Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào? Gioi thích tụi sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại? Phan xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay là phản xạ có điều kiện? Tại sao? Trả lời: Cung phản xạ trên gồm 5 bộ phận: thụ quan đau ở da. sợi cảm giác của dây thần kinh tủy, tủy sống, sợi vận động của dây thần kinh tủy và các cơ ở ngón tay. Khi kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại vì đây là phản xạ tự vệ của cả động vật và người. Khi kim châm vào tay, thụ quan đau sẽ đưa tin về tủy sống và từ đây lệnh đưa đến cơ ngón tay làm co ngón tay lại. - Phản xạ trôn là phản xạ không điều kiện vì đây là phản xạ di truyền, sinh ra đã có, đặc trưng cho loài và rất bồn vững. Hình 27.2. — Sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người Phán xạ phức tạp ỏ' động vật có hệ thần kinh ông ♦ Già SÍỈ hạn đang di chơi, bất ngờ gặp mật con chó dụi trước mặt. Bạn sẽ có phan ứng [hành dộng] như thế nào? Hãy cho biết bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận xử lí thông tin và quyết định hành dộng, bộ phận thực hiện của phán xạ tự vệ khi gặp chó dại. Hãy ghi lại tất ca những suy nghĩ diễn ra trong dầu cua bạn khi đối phó với chó dại. Đây là phản xạ không diều kiện hay phản xạ có diều kiện7 Tại sao? Trả lời: Có phản ứng là bỏ chạy, đứng im, tìm gậy để đánh đuổi, nhặt gạch đá để ném... Bộ phận tiếp nhận kích thích là mắt, bộ phận xử lí và quyết định hành động là não vặ bộ phận thực hiện là cơ chân, tay. Các suy nghĩ diỗn ra trong não có thể rất khác nhau như: nên làm thế nào bây giờ. nếu để chó dại cắn sẽ rất nguy hiểm, chó dại có virut gây bệnh dại, nôn bỏ chạy hay nôn chong lại, nếu bỏ chạy chó dại có the sẽ đuổi theo,... Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm mới biết được chó có dâu hiệu như thố nào là chó dại. Dựa vào kinh nghiệm đã có [thông qua học tập, xem tivi, báo, đài,...] mà cách xử lí thông tin của mỗi người là khác nhau, dẫn đốn hành động của mỗi người cũng khác nhau. B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dụng lưới vù hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Tra lời: Hệ thần kinh dạng lưới: được câu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dụng lưới và hệ thần kinh dụng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa. Trả lời: Phản ứng của động vật hệ thần kinh ống phức tạp hơn, hiệu quả hơn do câu tạo của hệ thần kinh ống hoàn thiện hơn, số lượng tế bào thần kinh rất lớn và tập trung lại nên sự phối hợp và xử lí thông tin tốt hơn, rất thuận lợi trong việc học tập và rút kinh nghiệm [thành các phản xạ có điều kiện]. Thí dụ minh họa: Động vật bậc cao nếu bị con người bắt hụt sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thây người, nhưng động vật bậc tháp thường không như vậy. Cho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh hình ống. Trả lời: Thí dự', khỉ, chó, cá heo,...làm xiếc. CÂU HỎI BỔ SUNG Hãy cho ví dụ về động vật có hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh chuỗi hạch và hệ thần kinh ống. Trả lời: Thí dụ: Động vật có hệ thần kinh dạng lưới: sứa, san hô, hải quỳ,... Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: giun đất, bọ ngựa, cánh cam,... Động vật có hệ thần kinh ông: cá, ếch, thằn lằn,...

Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

Đề bài

Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.

Lời giải chi tiết

Khi bị kích thích phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống khác với động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và dạng lưới vì: động vật có hệ thần kinh dạng ống có hệ thần kinh [đặc biệt là não bộ] phát triển, có khả năng xử lí thông tin ở mức cao [thu thập, phân tích, so sánh, xử lí thông tin] do vậy việc trả lời kích thích cũng nhanh chóng và chính xác hơn nên hiệu quả cao hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn.

Ví dụ: Khi có một vật nhọn chạm vào cơ thể thủy tức [hệ thần kinh dạng lưới] thì toàn bộ cơ thể thủy tức co rụt lại. Khi vật nhọn chạm vào cơ thể giun đốt [hệ thần kinh dạng chuỗi hạch] thì một phần cơ thể co lại, tốc độ nhanh hơn so với thủy tức. Khi vật nhọn bất ngờ chạm vào tay người [hệ thần kinh dạng ống] thì người lập tức rụt tay lại, tốc độ rất nhanh.

 Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Khái niệm, đặc điểm cảm ứng ở động vật, cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh và đã có hệ thần kinh, so sánh cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch

I. KHÁI NIỆM CẢM ỨNG

Cảm ứng là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích của môi trường [bên trong và bên ngoài cơ thể] để tồn tại và phát triển.

Ví dụ: Trời rét, mèo xù lông.

Phân biệt đặc điểm cảm ứng:

Thực vật: Phản ứng chậm, phản ứng khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

Động vật: Phản ứng nhanh, phản ứng dễ nhận thấy, hình thức phản ứng đa dạng.

Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các động vật khác nhau tuỳ thuộc vào tố chức của hệ thần kinh

II. CẢM ỨNG Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT

1. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức hệ thần kinh:Chuyển động của cả cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh để hướng đến các kích thích [hướng động dương] hoặc tránh xa kích thích [hướng động âm]→theo kiểu hướng động

2. Cảm ứng ở động vật đã có hệ thần kinh: hình thức cảm ứng là các phản xạ

Phản xạ là các phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh [chỉ có ở nhóm động vật có hệ thần kinh].

Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ bao gồm các bộ phận:

+ Bộ phận tiếp nhận kích thích [cơ quan thụ cảm].

+ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng [hệ thần kinh].

+ Bộ phận thực hiện phản ứng [cơ, tuyến].

Hình: Cung phản xạ 

Có các loại phản xạ: phản xạ không điều kiện [số lượng hạn chế] và phản xạ có điều kiện [số lượng ngày càng nhiều trong quá trình sống].

Cấu tạo của hệ thần kinh càng phức tạp thì số lượng phản xạ càng nhiều, phản xạ càng chính xác.

Nhờ có hệ thần kinh mà phản ứng diễn ra nhanh hơn và ngày càng chính xác, đặc điểm phản ứng của sinh vật tuỳ thuộc vào mức độ tiến hoá của hệ thần kinh.

Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch: 

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

1. Khái niệm về cảm ứng ở động vật

  • Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
  • Ví dụ: Khi trời lạnh mèo xù lông, co mạch máu, và nằm co mình lại
    • Tác nhân kích thích: Những thay đổi của môi trường gây được phản ứng ở sinh vật
    • Cảm ứng: Là nhận biết kích thích và phản ứng với kích thích
    • Tính cảm ứng: Khả năng nhận biết kích thích để phản ứng với kích thích đó
    • Phản xạ: Một điển hình của cảm ứng
  • Để có cảm ứng cần
    • Bộ phận tiếp nhận kích thích [thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm]
    • Bộ phận phân tích tổng hợp [hệ thần kinh]
    • Bộ phận thực hiện phản ứng [cơ, tuyến...]

                              

2. Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh

  • Động vật đơn bào chưa có tổ chức thần kinh có khả năng nhận biết và trả lời kích
  • Ví dụ: Trùng đế giày Paramecium bơi tới chỗ có ôxi, trùng biến hình amip thu chân giả để tránh ánh sáng chói.

3. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh khác nhau

a. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới

  • Có ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn [ruột khoang]
  • Các tế bào thần kinh nằm rải rác, liên hệ với sợi thần kinh tạo mạng lưới thần kinh

                                  

b. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

  • Có ở động vật có cơ thể dạng đối xứng hai bên [giun dẹp, giun tròn, chân khớp]
  • Các tế bào tập trung thành hạch thần kinh. Các hạch nối với nhau bằng dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh dọc theo cơ thể: Hạch là trung tâm điều khiển một vùng xác định.

                              

c. Ưu điểm hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

  • Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vật tăng
  • Do tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau hình thành nhiều mối liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp tăng cường.
  • Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh dạng lưới.

d. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống

→ Cấu trúc

  • Gặp ở động vật có xương sống: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được tạo từ số lượng lớn tế bào thần kinh.
  • Tạo thành ống sau lưng con vật: Não và tủy sống có chức năng khác nhau, não có 5 phần: Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não.
  • Đặc biệt não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lý hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng.

                                                

→ Hoạt động của hệ thần kinh ống

  • Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, giúp động vật thích nghi với môi trường.
  • Phản xạ đơn giản: Thực hiện do cung phản xạ, bởi một số lượng ít tế bào do tủy sống điều khiển
  • Ví dụ: Kim châm.

                          

  • Phản xạ phức tạp: Phản xạ có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh và não đặc biệt là vỏ bán cầu đại não
  • Ví dụ: Khi gặp chó dại, rắn độc

4. So sánh phản xạ đơn giản - phận phức tạp

Phản xạ đơn giản [không điều kiện]

Phản xạ phức tạp [có điều kiện]

1/ Ví dụ: Kim nhọn đâm vào ngón tay

2/ Cung phản xạ gồm:

- Bộ phận tiếp nhận da: Thụ quan đau

- Sợi cảm giác của thần kinh tủy

- Bộ phận xử lý thông tin và quyết định: Tủy sống

-  Sợi vận động của thần kinh tủy

- Bộ phận thực hiện: Các cơ ngón tay

3/ Đặc điểm

- Cấu tạo bởi số ít tế bào thần kinh

- Do tủy sống và hạch thần kinh

- Mang tính chất di truyền sinh ra đã có

- Đặc trưng cho loài

- Rất bền vững

1/ Ví dụ: Đang đi bất ngờ gặp chó dại

2/ Cung phản xạ

- Bộ phận tiếp nhận: Mắt

- Sợi cảm giác

- Bộ phận xử lý thông tin và quyết định: Não

- Sợi vận động

- Bộ phận thực hiện: Cơ chân, tay

3/ Đặc điểm

- Số lượng lớn tế bào thần kinh

- Do hệ thần kinh trung ương

- Có tính chất không di truyền sinh ra chưa có phải học tập, rút kinh nghiệm

- Không đặc trưng

- Không bền vững, sẽ dễ dàng mất đi

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Cảm ứng là gì? Cho một vài ví dụ về cảm ứng.

Trả lời:

  • Cảm ứng là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
  • Ví dụ: Trùng giày bơi tới chỗ có nhiều ôxi.Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng chói.

Câu 2. Khi kích thích một điểm trên cơ thể, động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân và tiêu tốn nhiều năng lượng. Tại sao?

Trả lời: 

Khi kích thích một điểm trên cơ thể xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh làm cho động vật có hệ thần kinh dạng lưới phản ứng toàn thân. Do co toàn bộ cơ thể nên [dù bị kích thích 1 điểm] nên tiêu phí nhiều năng lượng.

Câu 3. Kể tên bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Trả lời: 

        Cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm:

  • Bộ phận tiếp nhận kích thích là các giác quan.
  • Bộ phận phân tích tổng hợp thông tin là hạch não.
  • Bộ phận thực hiện là cơ

Câu 4. Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Trả lời:

  • Hệ thần kinh dạng lưới: được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.
  • Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.

Câu 5. Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dụng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

  • Phản ứng của động vật hệ thần kinh ống phức tạp hơn, hiệu quả hơn do cấu tạo của hệ thần kinh ống hoàn thiện hơn, số lượng tế bào thần kinh rất lớn và tập trung lại nên sự phối hợp và xử lý thông tin tốt hơn, rất thuận lợi trong việc học tập và rút kinh nghiệm [thành các phản xạ có điều kiện].
  • Ví dụ minh họa: Động vật bậc cao nếu bị con người bắt hụt sẽ chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người, nhưng động vật bậc thấp thường không như vậy.

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

1. Phản xạ phức tạp thường là phản xạ

A. Có điều kiện, do một số ít tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào vỏ não

B. Không điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào vỏ não

C. Có điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào tủy sống

D. Có điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào vỏ não

2. Bộ phận của não phát triển nhất là

A. Não trung gian

B. Bán cầu đại não

C. Tiểu não và hành não

D. Não giữa

3. Khi chạm tay phải gai nhọn , trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay?

A. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay

B. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay

C. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay

D. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay

4. Bộ phận quan trọng nhất đóng vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể là

A. Não giữa

B. Tiểu não và hành não

C. Bán cầu đại não

D. Não trung gian

5. Trong hệ thần kinh dạng ống, não gồm những phần nào?

A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não

B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành - cầu não

C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành - cầu não

D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành - cầu não.

6. Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do

A. Một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tủy sống điều khiển

B. Một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển

C. Một số tế bào thần kinh nhất định tham gia và thường do tủy sống điều khiển

D. Một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển

7. Trong các đặc điểm sau:

[1] Thường do tủy sống điều khiển

[2] Di truyền được, đặc trưng cho loài

[3] Có số lượng không hạn chế

[4] Mang tính bẩm sinh và bền vững

Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với phản xạ không điều kiện?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

8. Điều không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện là

A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững

B. Không di truyền được, mang tính cá thể

C. Có số lượng hạn chế

D. Thường do vỏ não điều khiển

9. Điều không đúng đối với sự tiến hóa của hệ thần kinh là tiến hóa theo hướng

A. Từ dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống

B. Tiết kiệm năng lượng trong phản xạ

C. Phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường

D. Tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng

10. Trong các nội dung sau:

[1] Ít tế bào thần kinh tham gia

[2] Thường là phản xạ có điều kiện

[3] Thường do não điều khiển

[4] Thường là phản xạ không điều kiện

[5] Thường do tủy sống điều khiển

[6] Nhiều tế bào thần kinh tham gia

Những đặc điểm nào của phản xạ đơn giản, những đặc điểm nào của phản xạ phức tạp?

A. Phản xạ đơn giản : [1], [4] và [5] ; phản xạ phức tạp : [2], [3] và [6]

B. Phản xạ đơn giản : [1], [3] và [4]; phản xạ phức tạp : [2], [5] và [6]

C. Phản xạ đơn giản : [4], [5] và [6] ; phản xạ phức tạp : [1], [2] và [3]

D. Phản xạ đơn giản : [1], [2] và [5] ; phản xạ phức tạp : [3], [4] và [6]

11. Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích

A. Của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

B. Của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

C. Định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển

D. Của môi trường [bên trong và bên ngoài cơ thể] để tồn tại và phát triển

12. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự:

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin

B. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng

D. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng

13. Trong các động vật sau:

[1] giun dẹp                     [2] thủy tức                      [3] đỉa

[4] trùng roi                     [5] giun tròn                      [6] gián                    [7] tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. 1

B. 3

C. 4

D. 5

14. Trong các phát biểu sau:

[1] phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh

[2] phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ

[3] phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng

[4] phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng

Các phát biểu đúng về phản xạ là:

A. [1], [2] và [4]

B. [1], [2], [3] và [4]

C. [2], [3] và [4]

D. 1], [2] và [3]

15. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì

A. Số lượng tế bào thần kinh tăng lên

B. Mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể

C. Các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau

D. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau

16. Động vật có hệt hần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì

A. Duỗi thẳng cơ thể

B. Co toàn bộ cơ thể

C. Di chuyển đi chỗ khác

D. Co ở phần cơ thể bị kích thích

17. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch

A. Nằm dọc theo chiều dài cơ thể

B. Nằm dọc theo lưng và bụng

C. Nằm dọc theo lưng

D. Phân bố ở một số phần cơ thể

18. Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, phản xạ diễn ra theo trật tự:

A. Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng

B. Các giác quan tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các nội quan thực hiện phản ứng

C. Các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các tế bào biểu mô cơ

D. Chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các giác quan tiếp nhận kích thích → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

                            

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ Đề