Phần câu hỏi bài 10 trang 143 vở bài tập toán 6 tập 1

- Đặt thước sao cho mép thước nằm trên tia \[Ax\], vạch \[0\] của thước trùng với gốc \[A\], vạch \[3\] [cm] cho ta điểm \[B\], vạch \[1,5\] [cm] cho ta điểm \[I\].
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 23.
  • Câu 24.
  • Câu 25.

Câu 23.

Vẽ đoạn thẳng \[AB\] dài \[3cm\], rồi vẽ trung điểm \[I\] của \[AB\].

Phương pháp giải:

Dùng thước thẳng có vạch chia đơn vị để vẽ.

Lời giải chi tiết:

- Lấy điểm \[A\] bất kì, vẽ tia \[Ax\].

- Đặt thước sao cho mép thước nằm trên tia \[Ax\], vạch \[0\] của thước trùng với gốc \[A\], vạch \[3\] [cm] cho ta điểm \[B\], vạch \[1,5\] [cm] cho ta điểm \[I\].

Ta được \[I\] là trung điểm của đoạn thẳng \[AB\] dài \[3cm\].

Câu 24.

Điểm chính giữa [trung điểm] và điểm nằm giữa khác nhau thế nào?

Phương pháp giải:

Trung điểm \[M\] của đoạn thẳng \[AB\] là điểm nằm giữa \[A, B\] và cách đều \[A, B\].

Lời giải chi tiết:

* Cho ba điểm \[A, I, B\] thẳng hàng.

- \[I\] là điểm chính giữa của \[AB\] nếu \[IA = IB\].

- \[I\] là điểm nằm giữa hai điểm \[A, B\] nếu \[I\] nằm ở bên trong hai điểm \[A, B\].

Giống nhau:Trong hai trường hợp \[A, I, B\] đều thẳng hàng.

Khác nhau:Điểm chính giữa phải cách đều hai điểm còn lại, điểm nằm giữa không nhất thiết phải các đều hai điểm còn lại.

Chú ý:Điểm chính giữa là điểm nằm giữa, nhưng điểm nằm giữa chưa chắc là điểm chính giữa.

Câu 25.

Cho hình \[35\]. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu đúng.

[A] Trung điểm \[I\] của đoạn thẳng \[AB \] là điểm nằm giữa \[A, B\].

[B] Trung điểm \[I\] của đoạn thẳng \[AB\] là điểm cách đều \[A, B\].

[C] Trung điểm \[I\] của đoạn thẳng \[AB\] là điểm nằm giữa \[A, B\] và cách đều \[A, B\].

Phương pháp giải:

Trung điểm \[M\] của đoạn thẳng \[AB\] là điểm nằm giữa \[A, B\] và cách đều \[A, B\].

Lời giải chi tiết:

Chọn C.

Video liên quan

Chủ Đề