Phương pháp làm khô dược liệu phổ biến ở Việt Nam

Làm khô dược liệu mục đích để bảo quản dược liệu khỏi bị nhiễm mốc, vi khuẩn, bị tác động bởi enzym và hạn chế các biến đổi hóa học có thể xảy ra trong dược liệu như bị thủy phân, oxy hóa, đồng phân hóa, trùng hiệp hóa. Dược liệu khô thì dễ xay nghiền và vận chuyển thuận lợi. Việc làm khô liên quan đến 2 yếu tố: nhiệt độ và thông hơi. Tùy theo yêu cầu của mỗi dược liệu mà nhiệt độ và thời gian phơi sấy được khống chế.

1. Phơi:

Có 2 cách: Phơi dưới ánh nắng mặt trời và phơi trong râm.

– Phơi dưới ánh nắng mặt trời: Thông thường dược liệu được trải trên các tấm liếp đặt cao khỏi mặt đất vừa để tránh lẫn đất cát vừa để thoáng khí ở cả mặt dưới lớp dược liệu. Trong quá trình phơi thường xuyên xới đảo. Thời gian phơi có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày tùy theo lượng nước chứa trong dược liệu và tùy theo thời tiết. Cách phơi này đơn giản ít tốn kém nhưng có một số nhược điểm như: bị động bởi thời tiết, nhiễm bụi, thu hút ruồi nhặng đối với dược liệu có đường, một số hoạt chất trong dược liệu có thể bị biến đổi bởi tia tử ngoại.

– Phơi trong râm: Dược liệu được trải mỏng trên các liếp hoặc buộc thành bó nhỏ rồi treo hoặc vắt theo kiểu chữ X trên các sợi dây thép. Việc làm khô được tiến hành trong các lều chung quanh không có vách. Phơi trong râm thường được áp dụng với các dược liệu là hoa để bảo vệ màu sắc hoặc các dược liệu chứa tinh dầu.

2. Sấy:

Sấy là biện pháp tuy tốn kém nhưng có lợi ở chỗ không bị động bởi thời tiết, rút ngắn thời gian làm khô, bảo vệ được một số dược liệu khỏi bị biến đổi bởi tia UVvà làm khô nhanh nên làm giảm tác động của enzym. Khác với phơi, sấy phải được thực hiện trong buồng kín nhưng có lỗ thông hơi. Nhiệt độ của lò cung cấp nhiệt có thể điều chỉnh để nhiệt độ sấy có thể thay đổi từ 30-800. Lúc khởi đầu không nên để nhiệt độ cao quá vì sẽ tạo ra một lớp mỏng khô bao ngoài dược liệu làm ngăn cản sự bốc hơi nước của các nước bên trong . Điều kiện thông hơi [thường dùng quạt hút] cũng phải theo dõi để vừa đủ để hết không khí bão hòa hơi nước khỏi buồng sấy. Đối với các loại củ, rễ hoặc thân rễ thường được thái mỏng hoặc đập dập để dễ khô.

Hiện nay đối với cây thuốc người ta hay thiết kế buồng sấy kiểu hầm thông. Thiết bị cung cấp nhiệt được đặt ở một đầu buồng sấy và ở dưới thấp, quạt gió hút ở đầu đối diện và ở phía trên cao. Trong hầm thông có các đường ray để các xe mang các khay sấy chứa dược liệu di chuyển dễ dàng. Khay sấy thường có chiều dài 1,5m và rộng khoảng 0,80m được làm bằng lưới kim loại hoặc bằng vải. Các khay được xếp chồng lên nhau, có khoảng cách ở giữa vừa đủ để không khí lưu thông dễ dàng. Lúc bắt đầu sấy, người ta đặt một xe đầu tiên ở lối vào đối diện với nguồn cung cấp nhiệt. Sau đó đẩy xe thứ nhất lên và đặt xe thứ hai rồi cứ tiếp tục tiến hành như vậy. Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian để khi mỗi xe tới gần lò nhiệt thì dược liệu đã kho và cho ra khỏi lò sấy.

3. Làm khô trong tủ sấy ở áp suất giảm:

Dược liệu được đặt vào tủ sấy có cửa đóng thật kín, có nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ và đồng hồ đo áp suất. Tủ được nối với máy hút chân không. Nhờ sấy ở điều kiện áp suất giảm nên thời gian sấy nhanh và có thể sấy ở nhiệt độ thấp [25-400C]. Phương pháp này không thể thực hiện được với khối lượng dược liệu lớn, thường chỉ dùng để làm khô một số cao thuốc hoặc để sấy một số dược liệu quý mà hoạt chất dễ bị hỏng bởi nhiệt độ.

4. Đông

khô:

Đây là phương pháp làm khô bằng cách cho tinh thể nước đá thăng hoa. Muốn vậy, trước hết nguyên liệu được làm lạnh thật nhanh ở nhiệt độ rất thấp [-800C] để nước chứa bên trong nguyên liệu kết tinh nhanh ở dạng tinh thể nhỏ. Nguyên liệu được giữ ở nhiệt độ thấp trong quá trình đông khô và được đặt ở trong buồng thật kín có nối với máy hút chân không. Nước ở thể rắn trong nguyên liệu bị thăng hoa trong điều kiện áp suất rất giảm [10-5mmHg]. Với phương pháp đông khô, nguyên liệu có thể được làm khô tuyệt đối, các hoạt chất không bay hơi cũng được bảo vệ nguyên vẹn, các enzym bị ức chế nhưng có thể hoạt động trở lại ở điều kiện bình thường, cấu trúc của các mô cũng không bị biến đổi. Phương pháp đông khô chỉ dùng để làm khô một số dược liệu quý như nọc rắn, sữa ong chúa hoặc trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu dược liệu chứa những hoạt chất rất dễ bị biến đổi.

Những yếu tố ảnh hướng đến chất lượng dược liệu

Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là tác nhân chính có ảnh hưởng xàu đến chất lượng dược liệu. Độ ẩm quá cao hay quá tháp đều có ảnh hưởng trực tiếp làm giảm hoặc hư hỏng dược liệu [đặc biệt là độ ẩm quá cao]. Độ ẩm cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu mọt, nấm mốc phát triển làm phân hủy dược liệu, làm thay đổi thành phần hoạt chất và làm thay đổi màu sắc dược liệu… Vì vậy chất lượng dược liệu sẽ bị giảm dần theo thời gian bảo quản. Độ ẩm thích hợp cho bảo quản từng loại dược liệu đòi hỏi rất khác nhau. Nhưng qua nghiên cứu và thực tế cho thay, độ ẩm chung phù hợp với yêu cầu bảo quản dược liệu thường từ 60 – 65%.

Nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dược liệu là 25o C. Nhiệt độ cao sẽ làm cho tinh dầu trong dược liệu bay hơi; chất béo dễ bị biến chất; dược liệu có đường bị lên men. Nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm lớn, nhiều hoạt chất trong dược liệu sẽ bị thủy phân; nấm mốc, sâu bọ cũng sinh sản và phát triển nhanh hơn.

Nấm mốc

Nấm mốc rất dễ xâm nhập và phát sinh, phát triển trên dược liệu khi có điều kiện thuận lợi như nóng, ẩm. Dược liệu bị nấm mốc sẽ sinh ra acid hữu cơ cùng với độc tố của nấm mốc thải ra sẽ làm giảm chất lượng dược liệu một cách trầm trọng, thậm chí còn gây hư hại hang loạt.

Côn trùng

Tất cả các loài côn trùng có thể lẫn vào dược liệu ngay từ khi thu hái. Từ đó chúng phát sinh, phát triển và ăn hại dược liệu. Trong quá trình bảo quản, cần kiểm tra thường xuyên, nếu phát hiện có sâu, mọt phải xử lý ngay bằng phương pháp xử lý thích hợp.

Bao bì đóng gói

Đồ bao gói phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của ngành Dược. Bao bì không sạch hoặc ẩm sẽ là điều kiện cho nấm mốc, sâu mọt phát triển; nếu đóng gói sơ sài thì trong quá trình vận chuyển, đảo kho thì dược liệu trong bao gói dễ bị vụn nát, giảm phẩm chất, hư hao… 

Kỹ thuật sấy dược liệu phổ biến

Sấy là phương pháp làm khô dược liệu chủ động bằng không khí nóng trong các thiết bị khác nhau như lò sấy, tủ sấy. Trước khi tiến hành sấy, dược liệu cần được làm sạch, phân loại và sấy riêng từng loại dược liệu.

Tùy từng loại dược liệu mà chọn nhiệt độ sấy thích hợp. Nhiệt độ sấy trung bình từ 40 – 70 0C, và chia làm ba giai đoạn theo nhiệt độ tăng dần:

 - Giai đoạn đầu sấy ở 40 – 50oC

 - Giai đoạn giữa sấy ở 50 – 60oC

 - Giai đoạn cuối sấy ở 60 – 70oC.

Riêng các dược liệu có chứa tinh dầu, hoạt chất dễ bị nhiệt độ cao phá hủy hay dược liệu chứa hoạt chất dễ bay hơi, dễ thăng hoa thì nhiệt độ sấy không được quá 40oC.

Các phương pháp sấy phổ biến

Sấy tuần hoàn khí nóng

Đây là phương pháp thổi trực tiếp khí nóng ở điều kiện áp suất khí quyển vào vật liệu cần sấy. Nhiệt từ gió tách ẩm ra khỏi vật sấy, gió mang ẩm thoát ra bên ngoài. Phương pháp này có nguyên lý như quá trình phơi nắng nhưng có hiệu suất sấy cao hơn do lưu lượng gió và nhiệt đều hơn, sản phẩm sấy khô nhanh hơn.

Sấy tuần hoàn khí nóng được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất thuốc, chủ yếu để sấy khô các loại dược liệu cứng, vẫn còn nguyên dạng chưa được cắt lát hay dạng bôt thường được gọi là đông dược. Ngoài ra, phương pháp sấy này còn được dùng để sấy khô những loại dược phẩm khác như thuốc bôt, hạt, viên sủi, chai đóng gói,…hay thực phẩm, một số linh kiện điện tử.

Sấy lạnh

Sấy lạnh là phương pháp sấy bằng tác nhân là không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường. Dải nhiệt độ sấy từ 35-65oC, độ ẩm không khí sấy vào khoảng 10-30%, đang dần được thay thế cho các lò sấy thông thường, với nhiệt độ lên đến 80°C.

Máy sấy lạnh được cấu thành bởi một máy bơm nhiệt được đặt trong một tủ sấy hoặc một hầm sấy tùy theo quy mô. Máy bơm nhiệt có một đầu nóng và đầu lạnh, đầu nóng sẽ cung cấp nhiệt lượng cho tác nhân sấy, còn đầu lạnh dùng để tách ẩm cho không khí sấy. Do đó, một số nơi, còn gọi máy sấy lạnh là máy sấy bơm nhiệt.

Phương pháp sấy lạnh có ưu điểm là tốc độ sấy nhanh hơn do không khí sấy đưa vào buồng sấy là rất khô; chất lượng vật sấy tốt hơn do được sấy ở nhiệt độ thấp hơn thông thường, không khí sấy khô nên vật sấy không bị hầm, hấp, giữ được màu sắc đẹp hơn so với sấy nhiệt; tiết kiệm năng lượng [phương pháp sấy nhiệt mất 1kW điện mới tách được 1,2kg nước, còn phương pháp sấy lạnh 1kW điện có thể tách được 3kg nước].

Sấy bơm nhiệt

Sấy bơm nhiệt là sử dụng hệ thống bơm nhiệt kết hợp với bộ cấp nhiệt phụ để có thể điều chỉnh chính xác nhiệt độ sấy cần cung cấp cho buồng sấy, sử dụng hệ thống bơm nhiệt nhằm 2 mục đích chính là làm khô không khí sấy trước khi đưa trở lại buồng sấy và tận dụng nguồn nhiệt từ bơm nhiệt tạo ra để làm nóng khí sấy. Điều quan trọng nhất của hệ thống là phương pháp tách ẩm để làm khô hoàn toàn không khí trước khi đưa trở lại lò sấy, yếu tố này giúp cho sản phẩm khô nhanh hơn dù sấy ở nhiệt độ thấp hay nhiệt độ cao. Dải nhiệt độ của Máy sấy bơm nhiệt từ 10-60 độ C.

Máy sấy bơm nhiệt

Sấy bơm nhiệt có ưu điểm giữ màu sắc sản phẩm đẹp hơn, giữ chất dinh dưỡng tốt, sấy nhanh khô ở nhiệt độ thấp so với các dòng máy sấy thông thường. Máy sấy bơm nhiệt phù hợp với các loại dược liệu yêu cầu giữ được các chất dinh dưỡng và màu sắc, có thể dùng cho nấm linh chi, nhân sâm, đông trùng hạ thảo với giá thành rẻ hơn so với máy sấy thăng hoa. Tuy nhiên giá thành máy là một yếu tố cần xem xét bởi cao hơn khá nhiều so với các dòng máy thông dụng khác.

Sấy thăng hoa

Sấy thăng hoa [freeze drying] là một kỹ thuật còn được gọi là “làm khô lạnh” hay còn gọi là kỹ thuật khử nước, thường được sử dụng để bảo quản các loại nguyên liệu và thực phẩm, giúp thuận tiện hơn cho vận tải, cũng như giữ được các phẩm chất của sản phẩm ban đầu.

Máy sấy đông khô loại nhỏ

Máy sấy đông khô công nghiệp

Công nghệ sấy thăng hoa không chỉ giữ cho sản phẩm luôn chất lượng tốt [các thành phần dinh dưỡng và hoạt chất sinh học, màu sắc, mùi, vị… gần như được bảo toàn không bị phá hủy] mà còn giữ được độ xốp mềm, khi ngâm vào nước sẽ nở trở lại và gần giống như nguyên liệu ban đầu.

Sấy thăng hoa được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp bởi đặc tính ưu việt của nó. Hiện tại ở nước ta cũng đã có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư công nghệ này. Tuy nhiên chi phí thiết bị và chuyển giao công nghệ còn cao.

Tại Việt Nam, hiện có rất nhiều doanh nghiệp chuyên cung cấp thiết bị sấy, và khá uy tín, trong đó có Công ty Công Nghệ KAG Việt Nam. Theo đó, KAG Việt Nam là đơn vị chuyên ngành chế tạo, sản xuất, kinh doanh các thiết bị sản xuất ngành rượu, ngành thực phẩm và dược phẩm với công nghệ phổ biến và và hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ mức giá cho đến các yêu cầu tiêu chuẩn cao.

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ KAG VIỆT NAM Hotline: 0904685252

Website: 

www.maythucphamakag.com
Email:
Địa chỉ: Số 115/509 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề