Phương pháp nào sau đây là phương pháp chọn giống vật nuôi

Tạo tài khoản với

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Câu 8: Phương pháp nào sau đây là phương pháp chọn giống vật nuôi?

A. Chọn lọc cá thể

B. Chọn lọc hàng loạt

C. Nhân giống thuần chủng

D. Chọn lọc đời sau

Các câu hỏi tương tự

Xem chi tiết

Câu 1 -Tiểu chí chọn giống cây tốt,có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng Câu2 -Các phương pháp sản xuất giống cây trồng Câu3 -Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh và biện pháp

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

1.1. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.

a. Ngoại hình

  • Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của con vật mang đặc điểm đặc trưng riêng của giống, qua đó thể hiện nhận định tình trạng sức khoẻ, cấu trúc hoạt động của các bộ phận bên trong cơ thể và dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi.

  • Ví dụ: 

Bò hướng thịt : Toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâu phát triển, đầu ngắn, rộng, đầy đặn vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng, mông rộng chắc, đùi nở nang, chân ngắn, da mềm mỏng....

Bò hướng sữa : Thân hình phần sau phát triển hơn phần trước, bầu vú to hình bát úp, núm vú tròn cách đều nhau, tĩnh mạch vú nổi rõ, phần thân trứơc hơi hẹp, đầu thanh, cổ dài, lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng mỡ dưới da ít phát triển.

b. Thể chất

  • Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của con vật nuôi.

  • Thể chất được hình thành bởi:

    • Tính di truyền

    • Điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi

  • Thể chất gồm 4 loại:

    • Thô, thanh, săn, sổi - Nhưng thực tế các loại hình thể chất thường ở dạng kết hợp: Thô săn, thanh săn, thô sổi, thanh sổi.

    • Ví dụ: Thể chất phối hợp:

      • Thô săn: thân hình vạm vỡ, thô kệch,…

      • Thô sổi: xương to, da dàu, thịt nhão, ít vận động,..

      • Thanh săn: xương nhỏ nhưng chắc, cơ rắn, không béo ị,…

      • Thanh sổi: da mỏng, mỡ dày, thịt nhiều,…

1.1.2. Khả năng sinh trưởng và phát dục

  • Sinh trưởng là cơ thể sinh vật tăng lên về khối lượng thể tích về chiều dài chiều rộng và chiều cao

    • Khả năng sinh trưởng được đánh giá dựa vào:

      • Tốc độ tăng khối lượng cơ thể [tính bằng g/ngày hay kg/tháng]

      • Mức tiêu tốn thức ăn [số kg thức ăn để tăng 1kg khối lượng cơ thể]

    • VD:    Khối lượng của lợn ngoại qua:

              - 6 tháng tuổi là 70kg

              - 10 tháng tuổi là 125kg

              - 12 tháng tuổi là 165 kg

  • Phát dục là quá trình hình thành những tổ chức bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai và quá trình phát triển cơ thể sinh vật.

    • Khả năng phát dục của vật nuôi được đánh giá bằng thời gian tính dục và thuần thục tính dục ở mỗi loài

    • VD: 

      • Gà mái bắt đầu đẻ trứng từ ngày 134 trở đi

      • Trâu đực 30 tháng thuần thục sinh dục

      • Bò lai Xinh đẻ lứa đầu khoảng 35 tháng tuổi

  • Sinh trưởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống sự sinh trưởng và phát dục đều thực hiện song song và tồn tại trong cùng một bộ phận cơ thể.

1.1.3. Sức sản xuất

  • Là khả năng cho thịt, sữa, lông, trứng, sức cầy kéo và khả năng sinh sản.

  • Sức sản xuất phụ thuộc:

    • Phẩm chất giống.

    • Thức ăn dinh dưỡng.

    • Kỹ thuật chăn nuôi

    • Môi trường sinh thái

  • Ví dụ: 

    • Với gia súc lấy sữa sức sản xuất tức là sản lượng và chất lượng sữa càng cao càng tốt

    • Bò Hà Lan lượng sữa bình quân 1 chu kỳ 300 ngày đạt 5.000 kg. Tỷ lệ mỡ sữa 3,32%

    • Bò lai Xin sản lượng sữa bình quân 918,9 – 1.000 kg trong 1 chu kỳ 290 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa cao 5,5 – 6%

1.2. Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi:

  • Là phương pháp dựa vào các tiêu chuẩn đã định trước rồi căn cứ vào sức sản xuất của từng vật nuôi để chọn lựa từ trong đàn vật nuôi những cá thể tốt nhất làm giống

  • Đối tượng:

    • Chọn giống thuỷ sản, tiêu gia súc và gia cầm sinh sản

    • Áp dụng để chọn nhiều vật nuôi một lúc

  • Cách tiến hành

    • Đặt ra các chỉ tiêu cụ thể và các chỉ tiêu chọn lọc đối với con  vật giống

    • Chọn lọc dựa vào số liệu theo dõi được trên đàn vật nuôi

  • Ưu, nhược điểm

    • Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém, có thể thực hiện ngay trong điều kiện sản xuất

    • Nhược điểm: Hiệu quả chọn lọc không cao.

  • Các vật nuôi tham gia chọn lọc được nuôi dưỡng trong cùng một điều kiện “Chuẩn” trong cùng một thời gian rồi dựa vào kết quả đạt được đem so sánh với những tiêu chuẩn đã định trước để lựa chọn những con tốt nhất giữ lại làm giống.

  • Đối tượng:

    • Chọn lọc đực giống.

    • Áp dụng khi cần chọn vật nuôi có chất lượng giống cao

  • Cách tiến hành

    • Chọn lọc tổ tiên

    • Chọn lọc bản thõn

    • Kiểm tra đờì sau

  • Ưu, nhược điểm

    • Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao

    • Nhược điểm : Cần nhiều thời gian phải tiến hành trong điều kiện tiêu chuẩn

Các phương pháp được sử dụng trong chọn giống vật nuôi là:

 Đặc điểm của lợn Ỉ nước ta là:

Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là:

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1: Chọn giống vật nuôi là:

A. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực lại làm giống.

B. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi cái lại làm giống.

C. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại làm giống.

D. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi còn bé lại làm giống.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C. Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại làm giống.

Giải thích : [Chọn giống vật nuôi là căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những vật nuôi đực và cái lại làm giống – SGK trang 89]

Câu 2: Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. 2

Giải thích : [Có 2 phương pháp chọn giống vật nuôi:

- Chọn lọc hàng loạt

- Kiểm tra năng suất – SGK trang 89]

Câu 3: : Phương pháp đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống là loại phương pháp nào?

A. Chọn lọc hàng loạt.

B. Kiểm tra năng suất.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. Chọn lọc hàng loạt.

Giải thích : [Phương pháp đơn giản, phù hợp với trình độ kĩ thuật còn thấp về công tác giống là loại phương pháp chọn lọc hàng loạt – SGK trang 89]

Câu 4: Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa theo các tiêu chuẩn về sức sản xuất của vật nuôi như:

A. Cân nặng

B. Sản lượng trứng

C. Sản lượng sữa

D. Tất cả đều đúng

Hiển thị đáp án

Đáp án: D. Tất cả đều đúng

Giải thích : [Chọn lọc hàng loạt là phương pháp dựa theo các tiêu chuẩn về sức sản xuất của vật nuôi như:

- Cân nặng

- Sản lượng trứng

- Sản lượng sữa – SGK trang 89]

Câu 5: Phương pháp được áp dụng để chọn lọc tất cả các loại vật nuôi tại các cơ sở giống là:

A. Chọn lọc hàng loạt.

B. Kiểm tra năng suất.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. Kiểm tra năng suất.

Giải thích : [Phương pháp được áp dụng để chọn lọc tất cả các loại vật nuôi tại các cơ sở giống là kiểm tra năng suất – SGK trang 89]

Câu 6: Để chọn lọc lợn giống bằng phương pháp kiểm tra năng suất, người ra căn cứ vào các tiêu chuẩn nào sau đây, trừ:

A. Cân nặng.

B. Mức tiêu tốn thức ăn.

C. Độ dày mỡ bụng.

D. Độ dày mỡ lưng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C. Độ dày mỡ bụng.

Giải thích : [Để chọn lọc lợn giống bằng phương pháp kiểm tra năng suất, người ra căn cứ vào các tiêu chuẩn:

- Cân nặng.

- Mức tiêu tốn thức ăn.

- Độ dày mỡ lưng – SGK trang 89]

Câu 7: Ở nước ta, người ta áp dụng phương pháp kiểm tra cá thể với lợn đực và lợn cái ở giai đoạn nào?

A. 90 – 300 ngày

B. 10 – 100 ngày

C. 200 – 400 ngày

D. 50 – 200 ngày

Hiển thị đáp án

Đáp án: A. 90 – 300 ngày

Giải thích : [Ở nước ta, người ta áp dụng phương pháp kiểm tra cá thể với lợn đực và lợn cái ở giai đoạn 90 – 300 ngày – SGK trang 89]

Câu 8: Để chọn lọc giống gà Ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại làm giống những con gà trống và mái không có đặc điểm nào dưới đây?

A. Chóng lớn.

B. Có tính ấp bóng.

C. Đẻ nhiều trứng.

D. Nuôi con khéo.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. Có tính ấp bóng.

Giải thích : [Để chọn lọc giống gà Ri ngày càng tốt hơn, người ta giữ lại làm giống những con gà trống và mái không có đặc điểm: Có tính ấp bóng [ấp không có trứng] – SGK trang 89]

Câu 9: Có mấy biện pháp quản lí giống vật nuôi?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Hiển thị đáp án

Đáp án: B. 4

Giải thích : [Có 4 biện pháp quản lí giống vật nuôi:

- Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi

- Phân vùng chăn nuôi

- Chính sách chăn nuôi

- Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình – SGK trang 90]

Câu 10: Trong các biện pháp quản lí giống vật nuôi, biện pháp nào là cần thiết nhất?

A. Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.

B. Phân vùng chăn nuôi.

C. Chính sách chăn nuôi.

D. Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D. Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi.

Giải thích : [Trong các biện pháp quản lí giống vật nuôi, biện pháp nào cần thiết nhất là: Đăng kí quốc gia các giống vật nuôi]

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 7 | Soạn Công nghệ lớp 7 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-7.jsp

Video liên quan

Chủ Đề