Quy chế làm việc của Ban chăm sóc sức khỏe học sinh

   
QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG NĂM HOC 2018- 2019

[ Ban hành kèm theo Quyết định số  250a / QĐ-MNHTC ngày 21 tháng 10 năm 2018 ban hành Quy chế hoạt động Trường Mầm non Huỳnh Thị Chấu

năm học 2018- 2019]

Căn cứ văn bản hợp nhất số 04/2015/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 về Quyết định Ban hành Điều lệ trường mầm non;

Căn cứ Quyêt định số 04/2000/QĐBGD&ĐT, ngày 01/3/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành “Qui chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường”;

Căn cứ Công văn số 17/2011/TT-BGDĐT của Bộ GDDDT ngày 14/4 2011 ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường Mầm non;

Căn cứ Công văn số 3619/ BGDĐT – NGCBQLGD ngày 2/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại Phó  hiệu trưởng trường  mầm non theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo  về ban hành Quy định về Chuẩn hiệu trưởng;

Căn cứ Công văn số 630/ BGDĐT – NGCBQLGD ngày 16/2/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo   về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các  trường  mầm non , phổ thông và phó giám đốc  trung tâm giáo dục thường xuyên;

Căn cứ Công văn số 1007/ BGDĐT – NGCBQLGD ngày 23/3/2012  về việc hướng dẫn  đánh  giá, xếp loại  giáo viên mầm non theo Quyết định số  02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo  về ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non;

 Thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019;

Trường Mầm non Huỳnh Thị Chấu xây dựng Quy chế hoạt động năm học 2018- 2019 như sau:

CHƯƠNG I. NHIỆM VỤ CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định hoạt động trường mầm Huỳnh Thị Chấu năm học 2018- 2019, bao gồm: Nhiệm vụ chung; tổ chức và hoạt động [ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và trẻ em]; Các qui định về thực hiện nhiệm vụ năm học [ Qui định thực hiện về, tài chính, cơ sở vật chất -tài sản, thanh tra, kiểm  tra, khen thưởng và xử lý

vi phạm, đào tạo- bồi dưỡng; nhiệm vụ chuyên môn, dinh dưỡng trong tình hình mới, thực hiện nghiêm túc 3 công khai và 4 kiểm tra,..]; trách nhiệm của đoàn thể- tổ chức; Quy ước nếp sống văn hóa,..

2. Quy chế này áp dụng đối với trường mầm non Huỳnh Thị Chấu; tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Trường Mầm non Huỳnh Thị chấu hoạt động theo quy định của Điều lệ trường mầm non và quy định của Quy chế này.

Điều 2: Vị trí, chức năng

1. Trường Mầm non Huỳnh Thị Chấu là cơ sở giáo dục mầm non công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, nằm trên địa bàn thị trấn Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, do Chủ tịch UBND thị xã ra quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

2. Trường do cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương lãnh đạo và chịu sự quản lý chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Tân Uyên.

Điều 3: Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 2-5 tuổi theo Chương trình Giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Huy động trẻ em lứa tuổi Mầm non đến trường, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Tổ chức thực hiện tốt công tác phổ cập, giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật.

3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính theo đúng quy định.

4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

5. Xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hoá của ngành.

6. Chủ động kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc-nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ.

7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

8. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo qui định.

9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.       

CHƯƠNG II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 4: Tổ chức bộ máy

1. Các hội đồng trong nhà trường: do Hiệu trưởng lập và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường mầm non

- Hôi đồng trường

- Hội đồng sư phạm

- Hội đồng thi đua, khen thưởng.

2. Ban giám hiệu: gồm 3 đồng chí, 1 Hiệu trưởng phụ trách chung, 1 phó hiệu trưởng phụ trách bán trú, 1 phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn.

3. Tổ chuyên môn: gồm có 5 tổ [ tổ văn phòng, tổ cấp dưỡng, tổ Lá, tổ Chồi, tổ Mầm- nhà trẻ].

4. Tổ chức Đảng và Đoàn thể:

 + Tổ chức Đảng: Chi bộ Mầm non.

Các Đảng viên dự họp chi bộ hàng tháng, học tập Nghị quyết và đóng lệ phí đảng đầy đủ.

+ Công đoàn cơ sở và Đoàn thanh niên hoạt động tích cực đưa phong trào nhà trường đi lên, phối hợp và hỗ trợ nhà trường thực hiện tốt công tác chăm sóc-nuôi dưỡng-giáo dục trẻ.

+ Ban Đại diện CMHS giúp nhà trường thực hiện mục tiêu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tích cực đóng góp xã hội hoá giáo dục để trả phục vụ ăn sáng cho trẻ và phát triển nhà trường.

Điều 5: Về Nguyên tắc

1. Trường Mầm non Huỳnh Thị Chấu làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Cán bộ, giáo viên trong nhà trường nêu cao trách nhiệm và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cá nhân, phát huy quyền chủ động sáng tạo và linh hoạt trong công việc.

2. Đảm bảo đoàn kết, thống nhất, gương mẫu, cộng đồng, trách nhiệm.

3. Thực hiện theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, tuân thủ pháp luật Nhà nước.

4. Làm việc phải có kế hoạch, chỉ đạo theo kế hoạch, thực hiện theo kế hoạch.

Điều 6: Lề lối làm việc.

1. Chế độ báo cáo và lập chương trình công tác, giảng dạy.

- Nhà trường thực hiện chế độ báo cáo với Uỷ ban nhân dân phường Uyên Hưng, Phòng GDĐT thị xã Tân Uyên theo định kì, thường xuyên và theo năm học.

- Nhà trường thực hiện Chương trình GDMN của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Lập kế hoạch công tác hàng tuần, hàng tháng, học kì và năm học.

- Các kế hoạch do Hiệu trưởng lập, được bàn bạc thống nhất trong Ban giám hiệu, trung tâm nhà trường và thông báo đến cán bộ, giáo viên ở phiên họp thường kỳ hàng tháng.

2. Quy định hội họp của nhà trường.

Nhà trường tổ chức họp hàng tháng [ linh hoạt tổ chức theo nhóm, theo đợt ]như sau:

  • Họp hội đồng: đầu tháng và đột xuất khi cần
  • Họp chuyên môn- bán trú- sinh hoạt tổ khối- Bồi dưỡng chuyên môn + làm đồ dùng dạy học: tháng 2 lần
  • Họp Công đoàn : tuần 3 và  khi cần
  • Ngoài ra có các phiên họp đột xuất – Họp trung tâm [ BGH, tổ khối trưởng, thanh tra, CTCĐ ] khi cần .

- Hội đồng trường họp 3 tháng/ lần

- Họp liên tịch: 2 tháng 1 lần.

- Họp trung tâm: 1 lần/tháng và khi cần thì họp đột xuất.

- Tổ chức ngày hội ngày lễ theo đúng qui định của ngành.

- Đoàn thể sinh hoạt theo qui định.

- Hội đồng Thi đua-Khen thưởng  làm việc theo đợt 2 đợt/ năm [ Tháng 12, và tháng 05].

- Ban đại diện CMHS họp ít nhất 2 lần/năm.

- Thời gian làm việc thực hiện theo lịch bán trú cả ngày [ đối với giáo viên], nhân viên 8 giờ/ ngày, bảo vệ trực 24/24, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng thể hiện trên lịch công tác.

- Thực hiện chế độ nghỉ trong năm của CBGVCNV theo Luật lao động qui định.

3. Quy định quản lí tài sản

            Tất cả cán bộ giáo viên, công nhân viên trong nhà trường đều phải có ý thức và trách nhiệm bảo vệ tài sản của nhà trường, bảo quản và sử dụng tài sản, thiết bị, đồ dùng đồ chơi. Không được tự ý cho mượn, nếu để thất thoát, hư hỏng tài sản công thì tuỳ theo tính chất và mức độ phải bồi thường.

Điều 7: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng:

1. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước HĐND-UBND phường Uyên Hưng, Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Tân Uyên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.

2. Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học. Báo cáo, có điều chỉnh theo hướng phát triển, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng sư phạm nhà trường và các cấp có thẩm quyền.

3. Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, tổ cấp dưỡng. phân công tổ trưởng, tổ phó.

4. Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại, tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định.

5. Quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của trường.

6. Tiếp nhận trẻ em, quản lí trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường. Quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.

7. Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí. Tham gia các hoạt động giáo dục 2 giờ/tuần, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo qui định.

8. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường, hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

9. Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

Điều 8: Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó hiệu trưởng.

- Phó hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng.

- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công. Cùng hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về hoạt động có liên quan của nhà trường.

-  Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền.

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ/tuần, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo qui định.

1. Nhiệm vụ cụ thể đối với Phó Hiệu trưởng phụ trách giáo dục:

- Chịu trách nhiệm những hoạt động chuyên môn của nhà trường, xây dựng và triển khai kế hoạch Giáo dục, phân phối chương trình thực hiện Chương GDMN của các khối lớp

- Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, không bè phái, không phát ngôn thiếu xây dựng, không vi phạm tệ nạn xã hội tiêu cực .

- Thực hiện đánh giá Chuẩn phó Hiệu trưởng, đánh giá công chức, viên chức nghiêm túc.

- Phụ trách công tác phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi; phụ trách công tác tác kiểm tra nội bộ [ kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo]; phụ trách công tác học bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên; phụ trách công tác tổ chức học ngoại khóa của học sinh

- Phụ trách phong trào thi giáo viên giỏi- CDG, phong trào viết SKKN, phong trào văn nghệ cho trẻ…. Ngoài ra hỗ trợ phụ trách công tác đánh giá kiểm định chất lượng trường mầm non và đánh giá trường chuẩn quốc gia.

- Quản lý và chịu trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn và đồ chơi ngoài trời [ toàn trường].

- Có quyền và chịu trách nhiệm quản lí, xử lý mọi hoạt động về công tác chuyên môn mình phụ trách; Các trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường và báo cáo kịp thời lên Hiệu trưởng. Nếu vấn đề gì ngoài khả năng xử lý của mình thì xin ý kiến của Hiệu trưởng

- Tổ chức thực hiện những quy định chuyên môn theo kế hoạch của trường đề ra.

- Khi hiệu trưởng vắng, phó hiệu trưởng có quyền xử lí các hoạt động do hiệu trưởng uỷ quyền.

- Duyệt giáo án GV và chủ trì các phiên họp sinh hoạt chuyên môn định kì trong tháng.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ và đánh giá các họat động dạy và học.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, kế hoạch dự giờ- thao giảng và thực hiện dự giờ của giáo viên.

- Xây dựng kế hoạch chuyên đề, chỉ đạo thực hiện đánh giá các chuyên đề., đánh giá trẻ.

- Báo cáo kết quả chuyên môn hàng tháng đúng định kỳ lên Hiệu trưởngvà kịp thời báo cáo những tình hình phát sinh đột xuất có xảy ra trong quá trình công tác.

2. Nhiệm vụ cụ thể đối với đối với Phó Hiệu trưởng phụ trách chăm sóc- nuôi dưỡng:

- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chăm sóc- nuôi dưỡng.

- Chịu trách nhiệm những hoạt động bán trú ở nhà bếp và tổ chăm sóc- nuôi dưỡng cho trẻ.

- Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, không bè phái, không phát ngôn thiếu xây dựng, không vi phạm tệ nạn xã hội tiêu cực .

- Thực hiện đánh giá Chuẩn phó Hiệu trưởng, đánh giá công chức, viên chức nghiêm túc.

- Phụ trách và chịu trách nhiệm triển khai và thực hiện hồ sơ Ban chăm sóc sức khỏe, y tế trường học, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, điều hành các thành viên trong ban chỉ đạo, các thành viên có liên quan có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này.

- Chịu trách nhiệm và quản lý về theo dõi cân- đo- chấm biểu đồ theo dõi sức khỏe của ở tất cả các lớp của giáo viên, tình hình ăn- ngũ- vệ sinh trẻ- vệ sinh trong và ngoài nhóm lớp, việc sắp xếp bố trí bàn ăn, đồ dùng vệ sinh cho trẻ ở tất cả các lớp.

Ngoài ra hỗ trợ phụ trách công tác đánh giá kiểm định chất lượng trường mầm non và đánh giá trường chuẩn quốc gia.

- Quản lý và chịu trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công tác bán trú ở nhà bếp và tại các lớp [ toàn trường].

- Có quyền và chịu trách nhiệm quản lí, xử lý mọi hoạt động về công tác bán trú mình phụ trách; Các trường hợp vi phạm quy chế chăm sóc- nuôi dưỡng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường và báo cáo kịp thời lên Hiệu trưởng. Nếu vấn đề gì ngoài khả năng xử lý của mình thì xin ý kiến của Hiệu trưởng

- Khi hiệu trưởng vắng, phó hiệu trưởng có quyền xử lí các hoạt động do hiệu trưởng uỷ quyền.

- Duyệt kế hoạch bán trú và chủ trì các phiên họp sinh hoạt bán trú định kì trong tháng.

- Quản lí vệ sinh môi trường trong và ngoài nhóm lớp.

- Đảm bảo tốt công tác an toàn cho trẻ, Phòng chống tai nạn thương tích trong trường.

- Quản lí chế độ ăn, ngủ của trẻ.

- Xây dựng kế hoạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh dinh dưỡng phòng chống ngộ độc thực phẩm; xây dựng kế hoạch vệ sinh phòng dịch, phòng bệnh cho trẻ trong nhà trường.

- Phối hợp Y tế tổ chức khám sức khoẻ định kì cho các cháu.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cấp dưỡng về chăm sóc, nuôi dưỡng; xây dựng kế hoạch và thực hiện dự giờ cho đội cấp dưỡng và giáo viên.

- Báo cáo kết quả bán trú hàng tháng đúng định kỳ lên Hiệu trưởngvà kịp thời báo cáo những tình hình phát sinh đột xuất có xảy ra trong quá trình công tác.

Điều 9: Nhiệm vụ của tổ trưởng, tổ phó- Tổ chuyên môn:

1. Tổ trưởng – Tổ chuyên môn :

- Chịu trách nhiệm những hoạt động chuyên môn, hoạt động phong trào trong tổ- khối mình phụ trách.

- Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, không bè phái, không phát ngôn thiếu xây dựng, không vi phạm tệ nạn xã hội tiêu cực .

- Thực hiện đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, đánh giá viên chức nghiêm túc.

- Theo dõi, quản lý và chịu trách nhiệm quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ công chuyên môn và bán trú tại các lớp [ kể cả đồ chơi ngoài trời] trong tổ- khối mình phụ trách.

- Tổ chức thực hiện những quy định trong chuyên môn theo kế hoạch của trường đã đề ra .

- Có quyền và chịu trách nhiệm quản lí, xử lý mọi hoạt động ở tổ- khối mình phụ trách trong phạm vi quyền hạn của tổ trưởng, và báo cáo kịp thời lên cấp trên mình trực tiếp quản lý. Nếu vấn đề gì ngoài khả năng xử lý của mình thì xin ý kiến của P.Hiệu trưởng hoặc Hiệu trưởng.

 - Duyệt giáo án GV và chủ trì các phiên họp sinh hoạt chuyên môn của tổ- khối trong tháng .

- Xây dựng kế hoạch tổ - khối, kế hoạch soạn giảng, kế hoạch thao giảng – dự giờ của giáo viên trong tổ, kế hoạch làm đồ dùng- đồ chơi, đáng giá các hoạt động dạy và học .

- Xây dựng kế hoạch chuyên đề, chỉ đạo thực hiện và đánh giá các chuyên đề .

- Có quyền đề xuất với chuyên môn và BGH những biện pháp nâng cao chất lượng CSGD đề nghị khen thưởng và đề nghị kỷ luật những trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn đối với giáo viên trong tổ.

- Tổ chức nghiên cứu kỹ chương trình, xác định trọng tâm chương trình nội dung do khối chuyên môn mình phụ trách . Nếu khó trao đổi với BGH .

- Xây dựng rút kinh nghiệm giúp GV nắm vững phương pháp CSGD trẻ .

- Báo cáo kết quả chăm sóc- giáo dục của tổ- khối mình phụ trách lên P.HT hàng tháng đúng định kỳ và báo cáo những tình hình phát sinh đột xuất có xảy ra trong quá trình công tác

- Quyền hạn và nhiệm vụ của Tổ trưởng theo qui định của Điều lệ trường Mầm non.

2. Tổ phó- Tổ chuyên môn:

- Có trách nhiệm hỗ trợ tổ trưởng theo dõi, chỉ đạo chuyên môn của tổ chuyên môn, cùng tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Phó Hiệu trưởng về những việc phân công.

- Quyền hạn, nhiệm vụ của tổ phó theo qui định của điều lệ.

Điều 10: Nhiệm vụ, quyền hạn của Giáo viên

1. Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.

2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình GDMN, lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em, đánh giá quản lí trẻ em. Chịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn nhà trường.

3. Trao dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất danh dự, uy tín của nhà giáo. Gương mẫu thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ trẻ, chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.

5. Rèn luyện sức khoẻ, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng  nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em.

6. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, của ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng.

7. Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo đúng quy định luật giáo dục và Điều lệ trường Mầm non. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, không cắt xén chương trình, lịch sinh hoạt trong ngày.

8. Có quyền tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng tổ chức hoạt động trong nhà trường [ trước khi có quyết định của Hiệu trưởng ].

9. Thực hiện đúng pháp lệnh của công chức – Pháp lệnh chống tham nhũng, pháp lệnh thực hành tiết kiệm .

10. Giữ gìn phẩm chất uy tín, danh dự của nhà giáo, tôn trọng đồng nghiệp và học sinh, bảo vệ uy tín của nhà trường. Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không bè phái, không phát ngôn thiếu xây dựng, không vi phạm tệ nạn xã hội tiêu cực .

- Mỗi giáo viên được phân công, công tác cụ thể cùng phối hợp công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao.

11. Thực hiện đánh giá Chuẩn nghề nghiệp GVMN và thực hiện đánh giá viên chức nghiêm túc.

12. Tích cực tham gia các phong trào, bảo đảm thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan, quy chế chuyên môn. Soạn giảng, ký duyệt giáo án và báo cáo hàng tháng như quy định của chuyên môn và nhà trường kịp thời đúng thời gian.

13. Chịu trách nhiệm trong mọi sự cố trong đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong thời gian công tác .                       

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ làm việc và sinh hoạt .

+ Lịch công tác sinh hoạt

+ GV đến lớp 6h30 phút làm vệ sinh lớp, đón trẻ 6h45 phút  

+ Trả trẻ 16h 30 phút

- Xét thi đua trên cơ sở tổ đã xét chọn và đề ra kế hoạch tháng tới .

14. Quyền hạn của giáo viên:

- Được nhà trường tạo điều kiện và thực hiện nhiệm vụ nuôi dạy, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ trẻ theo chế độ, chính sách quy định của nhà trường.

- Được trực tiếp thông qua tổ chức trong nhà trường để tham mưu với cấp trên về các hoạt động của nhà trường.

- Được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của nhà nước.

Điều 11: Nhiệm vụ của nhân viên nhà trường

1. Nhiệm vụ của Kế toán:

- Thực hiện theo đúng chức trách được giao theo quy định của nhà nước, đảm bảo thu chi đúng nguyên tắc thủ tục tài chính, chịu trách nhiệm trước nhà trường về những nhiệm vụ kế toán được phân công.

- Giúp Hiệu trưởng theo dõi thu, nộp các khoản thu trong và ngoài ngân sách, quản lý toàn bộ kinh phí của trường.

- Thanh toán, quyết toán hàng tháng kịp thời HSSS .

- Cập nhật HSSS các loại quỹ và tài sản, báo cáo đầy đủ.

- Hàng tháng lãnh lương kịp thời cho đội ngũ .

- Hàng tháng kiểm tra HS tài chánh và đối chiếu quỹ tiền mặt giữa kế toán và thủ quỹ .

- Thực hiện báo cáo công khai thu- chi tài chính trong và ngoài ngân sách hàng tháng: công khai ra hội đồng, công khai với phụ huynh

- Đảm bảo thực hiện nhật ký thu – chi hàng ngày đầy đủ, rỏ ràng

- Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý chứng từ, hóa đơn thu- chi đầy đủ

- Chịu trách nhiệm lập sổ tài sản nhà trường, cập nhật toàn bộ tài sản của nhà trường kịp thời, đầy đủ

- Thực hiện kiểm tra tài chính 2 lần/ năm

- Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, không bè phái, không phát ngôn thiếu xây dựng, không vi phạm tệ nạn xã hội tiêu cực và thực hiện đánh giá viên chức nghiêm túc.

2. Nhiệm vụ của nhân viên Y tế – kiêm thủ quỹ:

a. Đối với công tác y tế:  

- Có mặt tại nhà trường trong giờ hành chính. Thực hiện tốt công tác ý tế trường học, phối hợp với giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cân- đo- chấm biểu đồ cho trẻ. Đánh giá tình trạng sức khỏe học sinh vào cuối năm học.

- Chủ động xây dựng kế hoạch khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ.[ 2 lần/ năm ]. Phối hợp với cơ sở y tế địa phương trong việc tổ chức các chiến dịch tiêm chủng, uống vắc xin phòng bệnh cho học sinh. Làm các loại báo cáo liên quan đến y tế và chăm sóc sức khoẻ trẻ.

- Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát vệ sinh trường lớp, an toàn thực phẩm, cung cấp nước uống, xà phòng rửa tay.

Chủ động triển khai các biện pháp và chế độ vệ sinh phòng, chống dịch theo quy định tại Thông tư số 46/2010/TT-BYT và các hướng dẫn khác của cơ quan y tế.

- Tổ chức triển khai các chương trình y tế, phong trào vệ sinh phòng bệnh, tăng cường hoạt động thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng môi trường không khói thuốc lá, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất gây nghiện.

- Có biện pháp xử lý ban đầu một số bệnh và một số tai nạn thường gặp ở trẻ. Ngoài ra còn giúp nhà trường một số công việc sau.

- Theo dõi kiểm tra thực phẩm nhà bếp hàng ngày.

- Ngoài ra còn hỗ trợ phụ trách công tác khác về nhân viên văn phòng khi cần.

- Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ được hiệu trưởng nhà trường phân công trong năm học 2018- 2019

b. Đối với công tác thủ quỹ:

- Chịu trách nhiệm công việc thủ quỹ quản lý tiền mặt, thu- chi trong và ngoài ngân sách, khi thu- chi phải có ký duyệt chỉ đạo hiệu trưởng chỉ đạo, tất cả tiền mặt phải để vào két sắt của trường.

- Hàng tháng phải đối chiếu sổ quỹ tiền mặt và sổ sách của kế toán

- Hàng tháng kiểm tra HS quỹ tiền mặt 1 lần

- Thực hiện ký bàn giao tiền mặt vào sổ nhật ký thu hàng ngày với kế toán

- Hàng tháng kiểm tra tiền mặt 1 lần

- Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, không bè phái, không phát ngôn thiếu xây dựng, không vi phạm tệ nạn xã hội tiêu cực và thực hiện đánh giá viên chức nghiêm túc.

3. Nhiệm vụ văn Thư:

- Có trách nhiệm quản lí, cập nhật thông tin và lưu trữ công văn đi- đến đầy đủ, lưu giữ hồ sơ cá nhân của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường

- Thực hiện các công việc văn phòng, điểm danh bạ học sinh hàng ngày, lập danh sách

- Trợ giúp hiệu trưởng trong công tác báo cáo, soạn các văn bản khi cần,...

- Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, không bè phái, không phát ngôn thiếu xây dựng, không vi phạm tệ nạn xã hội tiêu cực và thực hiện đánh giá viên chức nghiêm túc.

4. Nhiệm vụ của Bảo vệ:

- Chấp hành tốt nội quy của nhà trường. Chịu trách nhiệm bảo vệ cơ sở vật chất của trường, mở cửa và đóng cửa đúng thời gian quy định, chịu trách nhiệm trước nhà trường về những việc được phân công.

- Đảm bảo công việc làm trong ngày, quản lý tài sản tốt không mất cấp. Tài sản Nhà trường bị thất thoát trong thời gian mình trực thì phải bồi thường 100%

- Thường trực 24/24h [cả thứ 7 và chủ nhật]. Quản lý toàn bộ tài sản của nhà trường, trực khoá cổng trường, hệ thống điện, bơm nước. Quản lý và đảm bảo an toàn xe của CB,GV,NV trong trường, xe của phụ huynh học sinh và khách khi vào trường.

- Mở và khóa cổng đúng thời gian quy định. Hàng ngày mở, khoá cửa lớp học, các phòng ban

- Hỗ trợ chăm sóc vườn trường, tưới cây kiểng sân trường luôn xanh tươi, cắt tỉa chăm sóc cây cảnh trong trường. Sửa chữa những hư hỏng nhỏ trong trường.

- Mỗi khi tổ chức các ngày lễ, phong trào phải phụ giúp Hỗ trợ cùng với nhà trường, giúp nhà trường một số công việc khi nhà trường cần.

- Hỗ trợ quản lý giữ xe xe phụ huynh trong giờ đưa đón trẻ

- Trang phục nghiêm chỉnh khi đến họp và làm việc. Có thái độ lịch thiệp, hòa nhã với phụ huynh và đội ngũ trong nhà trường.

- Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, không bè phái, không phát ngôn thiếu xây dựng, không vi phạm tệ nạn xã hội tiêu cực và thực hiện đánh giá viên chức nghiêm túc.

- Mỗi nhân viên được phân công, công tác cụ thể cùng phối hợp công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5. Nhiệm vụ của nhân viên phục vụ:

- Chấp hành tốt nội quy của nhà trường :

- Đảm bảo công việc làm trong ngày, quyét dọn sân trường lươn sạch sẽ, kịp thời buối sáng cho trẻ vui chơi, tập thể dục

- Lo trà nước văn phòng, vệ sinh khu vực văn phòng và các khu vực sảnh của trường

- Mỗi khi tổ chức các ngày lễ, phong trào phải phụ giúp công việc nhà trường và các việc khác khi cần

- Trang phục nghiêm chỉnh khi đến họp và làm việc .

- Có thái độ lịch thiệp, hòa nhã với phụ huynh và đội ngũ trong nhà trường

- Có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết, không bè phái, không phát ngôn thiếu xây dựng, không vi phạm tệ nạn xã hội tiêu cực và thực hiện đánh giá viên chức nghiêm túc.

- Hỗ trợ chăm sóc vườn trường, tưới cây kiểng sân trường luôn xanh tươi

- Mỗi nhân viên được phân công, công tác cụ thể cùng phối hợp công tác hoàn thành nhiệm vụ được giao.

6. Nhiệm vụ của nhân viên cấp dưỡng:

- Chịu trách nhiệm nấu ăn cho trẻ, đảm bảo chất lượng phần ăn của trẻ, không cắt xén khẩu phần ăn của trẻ, đảm bảo giờ ăn kịp thời.

- Đảm bảo vệ sinh nhà bếp, vệ sinh thực phẩm không để xảy ra ngộ độc, chế biến đúng quy trình bếp ăn một chiều, thực hiện đúng lịch phân công.

- Thực hiện nghiêm túc việc giao nhận thực phẩm hàng ngày, đánh giá chất lượng, số lượng thực phẩm hàng ngày. Lưu mẫu thức ăn 24/24h, công khai tài chính hàng ngày.

- Nhóm trưởng nhà bếp có trách nhiệm phân công công việc cho các tổ viên phải phù hợp, chịu trách nhiệm tính khẩu phần ăn và các công việc của nhà bếp.

CHƯƠNG III. CÁC QUI ĐỊNH VỀ THỰC HIỆN

NHIỆM VỤ NĂM HỌC

Điều 12. Thực hiện công khai

- Thực hiện nghiêm túc công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT tại đơn vị:

+ Công khai cam kết chất lượng giáo dục: chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục; Công khai thực tế chất lượng giáo dục: chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục

+ Công khai điều kiện đảm bảo [ điều kiện cơ sổ vật chất] chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục

+ Công khai về chất lượng đội ngũ

+ Công khai về tài tính- tài sản của nhà trường:

Thông báo công khai các khoản đóng góp, thu- chi của cha mẹ trẻ theo quy định và đuợc UBND phường phê duyệt.

Công khai kết quả đóng góp và sử dụng các khoản đóng góp của phụ huynh và các tổ chức cá nhân.

Công khai các danh mục, số lượng, chủng loại, giá cả tài sản cần mua, công khai việc sử dụng, bảo quản theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức nhà nước quy định.

Công khai các khoản thu- chi trong và ngoài ngân sách từ nguồn trên.

Việc quản lý thu- chi từ các nguồn tài chính của nhà trường phải tuân theo đúng quy định hiện hành của nhà nước, chấp hành đầy đủ các chế độ kế toán thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định hàng tháng.[ Kể cả tiền ăn]

Điều 13. Tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới

1. Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần: Thường xuyên, liên tục quán triệt, tuyên truyền đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ luôn nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Thường xuyên kiểm tra môi trường vật chất, vệ sinh an toàn thực phẩm, có biện pháp tích cực khắc phục triệt để những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ về thể chất và tinh thần.

2. Thực hiện nghiêm túc Chương trình GDMN, tích hợp lồng ghép giáo dục dinh dưỡng, thay đổi hành vi ăn uống- dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Tăng cường giáo dục phát triển vận động, phát triển thể lực phù hợp với thể trạng từng cá nhân trẻ.

3. Tổ chức, quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường: Thực đơn cân bằng dinh dưỡng hợp lý, chế độ- khẩu phần ăn, nhu cầu dinh dưỡng, tỷ lệ cân đối các chất, bổ sung vi chất dinh dưỡng, hạn chế ăn mặn, ăn bổ sung rau- củ- quả và trái cây, tổ chức cho trẻ được uống sữa hàng ngày.

4. Giáo viên thực hiện nghiêm túc công tác cân- đo- theo dõi thể lực, giám sát chặt chẽ việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới.

5. Phối hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ của trẻ triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ các giải pháp, biện pháp [ nội dung 1,2,3,4 đã nêu trên] để giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nhất là tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi. Tích cực khống chế tỷ lệ thừa cân- béo phì đạt hiệu quả tốt nhất. Tuyên truyền, khuyến khích hạn chế và tiến tới không nên cho trẻ uống đồ uống có cồn, nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho trẻ.

6. Tiếp tục phối hợp với ngành Y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền với phụ huynh về công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ mới.

* Trách nhiệm cán bộ, giáo viên, nhân viên:

Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai, quán triệt, chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong công tác đảm bảo an toàn cho trẻ và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cha mẹ trẻ.

Đối với Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Thường xuyên kiểm tra và đôn đốc cán bộ giáo viên viên, nhân viên nâng cao ý thức thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần ở lớp. Chịu trách nhiệm nội dung 1, nội dung 2 đã nêu ở trên.  

Đối với Phó hiệu trưởng phụ trách bán trú: Thường xuyên kiểm tra và đôn đốc giáo viên, nhân viên cấp dưỡng nâng cao ý thức thực hiện các giải pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm  tuyệt đối cho trẻ khi ăn, khi chế biến ở nhà bếp. Chịu trách nhiệm nội dung 3 và nội dung 4, nội dung 5, nội dung 6 đã nêu ở trên. Giám sát, theo dõi giáo viên và nhân viên Y tế thực hiện tốt công tác này.

Đối với giáo viên: Thực hiện tốt nội dung 2, nội dung 3, nội dung 4, nội dung 5 và tích cực tuyên truyền đối với phụ huynh các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ về thể chất và tinh thần tại các nhóm lớp

Đối với nhân viên Y tế: Thực hiện nghiêm túc công tác tổng hợp cân- đo- theo dõi thể lực, giám sát chặt chẽ việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới. Phối hợp với ngành Y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe, tuyên truyền với phụ huynh về công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ trong thời kỳ mới.

Đối với cấp dưỡng: Lê thực đơn cân bằng dinh dưỡng hợp lý, chế độ- khẩu phần ăn, tính khẩu phần ăn cho trẻ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, tỷ lệ cân đối các chất, bổ sung vi chất dinh dưỡng,.. cho trẻ.

Điều 14. Quản lý, sử dụng tài sản, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.

- Công khai quy chế quản lý tiêu chuẩn mục đích sử dụng trang thiết bị phương tiện, dụng cụ làm việc, văn phòng phẩm, điện thoại, máy vi tính.

- Xây dựng quy chế quy định về trách nhiệm đối với từng bộ phận, từng cá nhân trong việc quản lý và  bảo quản, sử dụng sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện làm việc, đồ dùng đồ chơi của nhà trường.

- Việc quản lý tài sản phải tuân theo đúng quy định của nhà nước, mọi thành viên trong trường đều phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường. Người không có trách nhiệm quản lý sử dụng máy tính, máy in thì không được sử dụng. Tuyệt đối không được sử dụng máy móc, phương tiện của trường vào việc riêng.

- Các tổ chức, cá nhân trong trường nếu do thiếu trách nhiệm làm hư hỏng, mất mát tài sản đã được giao bảo quản, sử dụng phải bồi thường vật chất và thông báo công khai cho mọi người trong trường được biết.

- Tài sản hư hỏng không cần sử dụng thì phải báo cáo với nhà trường để đề nghị nhà trường cho thanh lý.

Điều 15: Công tác tuyển sinh, quy định đón- trả trẻ

1. Chế độ tiếp nhận trẻ.

- Nhà trường tiếp nhận học sinh từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi.

- Hiệu trưởng bố trí học sinh vào các lớp theo đúng độ tuổi.

- Giáo viên chỉ tiếp nhận các cháu có đầy đủ hồ sơ theo qui định, có giấy vào lớp có xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường.

- Trường phải có hồ sơ theo dõi trẻ: Danh sách lý lịch trẻ ghi rõ họ tên, ngày sinh của trẻ, tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ bố mẹ, ngày vào, ngày ra, điện thoại, cơ quan bố, mẹ hoặc địa chỉ gia đình.

- Mỗi nhóm lớp phải có danh sách trẻ riêng, ghi rõ họ tên, ngày sinh, ngày vào nhóm lớp, ngày chuyển nhóm lớp của trẻ.

2. Chế độ đón – trả trẻ

+ Sáng đón trẻ đến trường: 6giờ 45 phút – 7giờ 15 phút

+ Chiều trả trẻ: Từ 16giờ đến 16giờ30

      3. Quy định đối với Giáo viên:

- Giáo viên đến lớp 6 giờ 30, đảm bảo đúng giờ.

      - Hàng ngày cô giáo phải đến trước 30 phút để làm công tác chuẩn bị [ vệ sinh phòng, mở cửa thông thoáng phòng, chuẩn bị đồ dùng học tập].

- Cô giáo đón trẻ trước cửa lớp, thái độ phải niềm nở ân cần và nắm chắc tình hình sức khoẻ của trẻ để có chế độ chăm sóc phù hợp.

- Trong ngày không nhận các cháu bị bệnh lây, bệnh truyền nhiễm như: Sốt dịch, sốt xuất huyết, sởi, quai bị, ho gà, đau mắt đỏ... khi có học sinh ốm phải báo cáo cho ban giám hiệu nhà trường biết.

- Không cho trẻ đưa các thứ quà bánh, đồ chơi sắc nhọn, không an toàn vào lớp.

- Cô cần kiểm tra kỹ đồ dùng của trẻ để giao lại đủ khi trả, tránh nhầm lẫn.

- Sau khi đón trẻ, cô tổng hợp trẻ đi học, theo dõi trẻ và hàng ngày báo ăn, báo cáo tình hình sức khoẻ của trẻ cho BGH. Cuối tuần, cuối tháng đối chiếu số ngày ăn của trẻ với kế toán [nhà bếp] cuối tháng tổng hợp số ngày ăn của trẻ để cha mẹ các cháu đến thanh toán tiền ăn của trẻ.

Điều 16. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên

      - Hàng năm căn cứ vào nhu cầu công tác, chức danh tiêu chuẩn cán bộ, giáo viên, nhân viên và nhiệm vụ năm học, Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên biết tham gia ý kiến.

2. Học tập bồi dưỡng.

      - Nhà trường tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học tập chính trị, bồi dưỡng các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ theo kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Đối tượng tự xin đi học theo diện tụ túc kinh phí, đi trong giờ làm việc phải được sự nhất trí của hiệu trưởng và được nhà trường quyết định [Thời gian đi học tự túc]. Tiền lương và các chi phí không được tính để bình xét khen thưởng thi đua.

- Đối tượng được Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cử đi học đúng ngành thì chế độ được chi trả theo chế độ hiện hành và thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.

- Hàng năm nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng tiết mẫu tại các lớp điểm để cán bộ, giáo viên dự học tập nhằm nắm bắt yêu cầu nhiệm vụ giáo dục mới.

- Tạo điều kiện để CBGV được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn do Phòng GD và Sở GD mở. Ban giám hiệu định hướng cho giáo viên tự học bồi dưỡng thường xuyên.

3. Trách nhiệm của cán bộ giáo viên nhân viên đi học.

     Cán bộ giáo viên, nhân viên được cử đi học phải chấp hành tốt quy định của trường, quy định của lớp học, thời gian học tập phải đạt kết quả tốt.

           Điều 17. Nâng lương, chuyển ngạch, nâng ngạch, thâm niên

- Thường xuyên phổ biến thông báo các chế độ chính sách của nhà nước và quyết định của nhà trường về nâng lương nâng bậc lương thường xuyên, nâng lương sớm. Chuyển ngạch để cán bộ, giáo viên, nhân viên biết.

- Thông báo danh sách những cán bộ, giáo viên, nhân viên, nhân viên đủ tiêu chuẩn nâng lương, nâng bậc, xét hưởng thâm niên, tăng thâm niên hàng năm đề nghị nhà trường nâng lương, nâng bậc, hưởng thâm niên đúng thời hạn.

Điều 18. Chế độ thi đua khen thưởng, kỷ luật.

- Thực hiện thi đua khen thưởng năm học 2018-2019 theo các tiêu chí thi đua từng học kỳ, theo Kế hoạch thi đua số 234/KH-MNHTC, ngày 9/10/2018 của Trường Mầm non Huỳnh Thị Chấu về kế hoạch thi đua năm học 2018- 2019.

Điều 19. Những việc CB-GV được biết và tham gia đóng góp ý kiến thông qua tổ chức đoàn thể.

- Những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước vè chính sách, chế độ đối với CB-CC-GV

- Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo theo quy định.

- Công khai khoản đóng góp của học sinh, sử dụng khoản thu, chi và chấp hành chế độ thu, chi quyết toán theo định kỳ.

- Giải quyết chế độ quyền lợi, đời sống vật chất tinh thần cho CB-GV-NV

- Việc thực hiện tuyển sinh, nâng ngạch, nâng lương, thuyên chuyển, điều động, khen thưởng, đề bạc, kỷ luật…

- Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét đánh giá công chức hàng năm.

Điều 20. Những việc, hành vi nhà giáo không được làm:

            -  Điều 75 Luật giáo dục qui định nhà giáo không được có các hành vi sau đây:

            + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học.

            + Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh gia sai kết quả học tập, rèn luyện của người học.

            + Xuyên tạc nội dung giáo dục.

            + Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

            - Những điều giáo viên trường Mầm non –Mẫu giáo không được làm:

            + Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp.

            + Xuyên tạc nội dung giáo dục.

            + Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tuỳ tiện cắt xén chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

            + Đối xử không công bằng đối với trẻ em.

            + Ép buộc trẻ học thêm để thu tiền.

            + Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng , chăm sóc trẻ.

CHƯƠNG IV. TRÁCH NHIỆM CỦA ĐOÀN THỂ -TỔ CHỨC

TRONG NHÀ TRƯỜNG

Những thành viên trong bộ máy quản lý của nhà trường như Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, TTrND-CT.CĐCS có trách nhiệm:

- Tham mưu đề xuất biện pháp giúp hiệu trưởng thực hiện tốt những quy định của quy chế này.

- Chấp hành tổ chức thực hiện tốt những hoạt động dân chủ trong đơn vị.

- Thực hiện nghiêm túc về lối làm việc trong đơn vị, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của từng thành viên, từng cá nhân được quy định trong quy chế và những quy định của luật giáo dục và Điều lệ trường mầm non, nội qui, qui định của ngành ,của nhà trường.

Điều 21. Trách nhiệm của ban TTrNDTH :

a. Những quy định chung

- Ban thanh tra nhân dân là tổ chức của người lao động, có từ 3 uỷ viên do hội nghị cán bộ viên chức bầu bằng phiếu kín, nhiệm kỳ 2 năm một lần.

- Ban thanh tra nhân dân có chức năng giám sát phát hiện, kiến nghị phối hợp kiểm tra khi được yêu cầu và thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định thanh tra của nhà trường.

- Ban thanh tra nhân dân hoạt động dưới sự chỉ đạo của ban chấp hành Công đoàn trường, nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quyền kiểm tra giám sát của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật và nghị quyết của Hội nghị viên chức.

b. Quyền giám sát, phát hiện, kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân

- Giám sát việc thực hiện của ban giám hiệu và các chế độ chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước liên quan đến công việc của nhà trường, việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ viên chức, nội quy quy chế.

- Giám sát việc thu - chi kinh phí hàng năm, nâng lương nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật của trường.

- Phát hiện những hành vi vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước và quy định của các cấp chính quyền và các quy định quy chế của trường.

- Phát hiện những vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, các tệ nạn xảy ra trong trường.

- Khi Phát hiện thấy các vị phạm chính sách pháp luật, nội quy quy chế của trường thì ban thanh tra nhân dân kiến nghị với hiệu trưởng xử lý hoặc có biện pháp chỉ đạo khắc phục, đồng thời giám sát việc thực hiện các kiến nghị đó.

- Lập biên bản đối với các vụ việc giám sát, kiểm tra, Được quyền yêu cầu, kiến nghị với hiệu trưởng các vấn đề cần được xử lý trong thời hạn 30 ngày, hiêu trưởng phải trả lời cho ban thanh tra biết những biện pháp xử lý.

- Được đề nghị với hiệu trưởng khen thưởng những cá nhân, tập thể không vi phạm pháp luật.

Điều 22. Trách nhiệm của đoàn thể:

- Trách nhiệm của người đứng đầu đoàn thể: CT.CĐCS, Bí thư Đoàn TNCSHCM.

+ Phối hợp với nhà trường trong mọi việc tổ chức, thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và hoạt động phong trào, thực hiện quy chế hoạt động nhà trường .

+ Nâng cao chất lượng sinh hoạt của đoàn thể, dân chủ bàn bạc chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ .

Điều 23. Trách nhiệm của cha mẹ và ban đại diện cha mẹ học sinh :

- Ban đại diện cha mẹ học sinh có trách nhiệm thu thập ý kiến, đóng góp của các cha mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết vấn đề

- Thường xuyên liên hệ và phối hợp với nhà trường để thông tin kịp thời tình hình CSGD trẻ .

- Vận động CMHS thực hiện các hoạt động xã hội hóa gia đình tại địa phương

- Vận động CMHS thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ HS được hưởng cũng như đóng góp nghĩa vụ theo quy định

- Có quyền trao đổi, phản ánh, góp ý kiến trực tiếp đến BGH với GV hoặc thông qua ban đại diện CMHS những vấn đề liên quan đến CSGD trẻ .

Điều 24. Mối quan hệ trách nhiệm công tác

- Quan hệ giữa nhà trường và quản lý cấp trên:

Phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đúng quy định, kịp thời và nghiêm túc.

Kịp thời phản ánh những vướng mắc và khó khăn của nhà trường có những kiến nghị, biện pháp khắc phục để cấp trên xem xét giải quyết.

Phản ánh những vấn đề chưa rõ trong việc quản lý chỉ đạo của cấp trên, góp ý phê bình đối với cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua đại diện. trong khi ý kiến chưa được giải quyết nhà trường vẫn phải nghiêm túc chấp hành chỉ đạo.

- Quan hệ giữa nhà trường và chính quyền đại phương:

Hiệu trường nhà trường đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ đối với Hội đồng giáo dục cấp phường, ban đại diện cha mẹ học sinh, tổ chức cá nhân có tâm huyết và kinh nghiệm giáo dục trẻ trong cộng đồng nhằm:

Thống nhất nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường-gia đình-xã hội. Vận động cha mẹ thực hiện XHHGD góp phần xây dựng công tác CSGD trẻ có hiệu quả, xây dựng nâng cao trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, đạt chất lượng giáo dục mức 3.

CHƯƠNG V. QUY ƯỚC NẾP SỐNG VĂN HÓA

Điều 25. Văn hoá trong giờ làm việc:

- Khi làm việc mặc trang phục theo quy định của nhà trường.

- Giải quyết công việc nhanh gọn, chính xác hiệu quả

- Thực hiện nghiêm chỉnh giờ giấc làm việc theo đúng kế hoạch chăm sóc giáo dục hàng ngày, không làm việc riêng, không bỏ nhóm lớp trong giờ làm việc. Chỉ sử dụng điện thoại di động khi cần thiết. Trong giờ làm việc không sử dụng điện thoại lên yalo, ....

- Trong giờ hành chính tuyệt đối không bỏ việc hoặc nhờ người khác làm để đi tiếp khách hay ăn uống bên ngoài [ trừ trường hợp đặc biệt phải có sự cho phép của Hiệu trưởng]

Điều 26. Văn hoá trong giao tiếp ứng sử, hội họp:

- Mỗi cá nhân cần tự xây dựng cho mình tác phong, cử chỉ thái độ đúng mực trong khi làm việc, giao tiếp [trực tiếp hoặc điện thoại] thể hiện sự văn minh, lịch sự, vui vẻ, cởi mở, tôn trọng người đối thoại, không nói năng tuỳ tiện thiếu tôn trọng đối với người khác và đối với trẻ.

- Nghiêm cấm giáo viên có hành vi: Xâm phạm quyền thân thể, xúc phạm danh dự nhân phẩm, đối xử công bằng với trẻ.

- Khi có những vấn đề bất đồng cần phải bình tĩnh nghiên cứu cùng tìm hướng giải quyết, không to tiếng phát ngôn bừa bãi, thiếu văn hoá trong trường, lớp, nơi công cộng. không tụ tập nói xấu người khác…

- Có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống cùng tiến bộ..

- Khi tổ chức họp phải đến đúng giờ quy định, không tự ý bỏ họp giữa giờ, nghỉ phải báo cáo và được sự đồng ý của người chủ trì, không nói chuyện riêng trong cuộc họp. Tắt máy điện thoại hoặc để chế độ im lặng[muốn nghe phải xin phép ra ngoài].

- Muốn phát biểu phải được sự đồng ý của chủ toạ, phát biểu đúng nội dung bảo đảm tính xây dựng, không nói chen ngang khi người khác đang phát biểu. Chủ động trong phát biểu, có chính kiến của cá nhân với các nội dung trong cuộc họp, luôn giữ thái độ từ tốn, tôn trọng chủ toạ và hội nghị khi phát biểu tham luận.

Điều 27. Văn hoá trong sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh, an toàn nơi làm việc:

- Không giặt phơi đồ dùng cá nhân trong nhà trường [trừ quần áo công tác phải phơi đúng nơi qui định]

- Không gây ồn ào trong giờ nghỉ của học sinh và nơi làm việc của trường.

- Bố trí sắp xếp nơi làm việc khoa học, gọn gàng, sạch đẹp để xe đúng nơi quy định.

- Kiểm tra nơi làm việc [điện nước, học sinh, đồ dùng] trước khi ra về.

- Tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện tốt chủ đề năm học “ Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao”, phương chăm hành động “ Trách nhiệm, năng động, sáng tạo”, khẩu hiệu hành động “ Tất cả vì học sinh thân yêu”; phong trào thi đua “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”, “ xây dựng trường học an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp” trong nhà trường. Thành chương trình hành động thiết thực, cụ thể, thường xuyên trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

- Thực hiện cụ thể hóa Thông điệp hành động “ Đoàn kết trong nội bộ, thân thiện trong giao tiếp, nhiệt quyết trong công việc”  trong các hoạt động nhà trường.

- Mọi cá nhân chủ động trong việc đấu tranh chống ảnh hưởng của văn hoá xấu, tệ nạn xã hội như: Mại dâm, ma tuý, mê tín dị đoan...

Điều 28. Văn hoá trong quan hệ với nhân dân và chính quyền sở tại.

- Quan hệ tốt với nhân dân chính quyền địa phương khu vực nhà trường. Mỗi cá nhân trong trường cần làm công tác dân vận, xây dựng tốt mối quan hệ với nhân dân địa phương.

- Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách quy định của chính quyền địa phương, tuyệt đối không gây mất đoàn kết, làm mất trật tự trong an ninh địa phương.

- Tích cực tham gia đóng góp xây dựng quỹ tình nghĩa, sẵn sàng ủng hộ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào bị thiên tai bão lũ và chính quyền sở tại theo khả năng của mình khi có yêu cầu.

- Tích cực tuyên truyền vận động người thân trong gia đình thực hiện tốt luật ATGT.

Điều 29. văn hoá trong việc cưới, việc tang và lễ hội:

- Việc cưới phải tổ chức lành mạnh, văn minh, tiết kiệm, thực hiên việc cưới bằng hình thức tiệc trà và bữa cơm thân mật trong gia đình, khuyến khích tổ chức lễ cưới bằng hình thức nếp sống mới.

- Việc tang phải tổ chức đúng nghi lễ, đảm bảo sự thiêng liêng thành kính, mọi nghi lễ phải gọn gàng, vệ sinh, văn minh, tiết kiệm. Không tổ chức cỗ bàn mời khách trong ngày tang lễ. nghiêm cấm xoá bỏ tệ mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu.

- Tích cực tham gia các hoạt động lễ hội truyền thống, mít tinh ở nơi công tác và tại nơi cư trú. Tuyên truyền động viên gia đình thực hiện nếp sống văn hoá mới.

CHƯƠNG VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

            Điều 30: Xử lí vi phạm

            Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy chế này. Nếu thực hiện tốt sẽ được khen thưởng, nếu vi phạm thì tuỳ mức độ sẽ bị xử lí kỷ luật theo Quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức và các quy định khác của Nhà nước.

            Điều 31: Điều khoản thi hành

1. Hiệu trưởng có trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện Quy chế hoạt động của nhà trường đến cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm thực hiện.

2. Trên cơ sở quy chế hoạt động này có những quy định cụ thể cho từng cá nhân, từng tổ, từng bộ phận của nhà trường.

3. Trong quá trình thực hiện quy chế hoạt động này, nếu có điều chưa phù hợp thì có thể điều chỉnh, bổ sung.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

                                                                                [ Đã ký]

                                                                          Phan Ngọc Hiếu

Video liên quan

Chủ Đề