Quy chế pháp lý hành chính là gì


Điều 49 Hiến pháp năm 1992 quy định: ''Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam". Điều 1 Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều cố quyền có quốc tịch... Mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền cố quốc tịch Việt Nam". Điều đó khẳng định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lí thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và các cá nhân đồng thời quốc tịch còn xác định một cá nhân là công dân Việt Nam, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lí hành chính giữa Nhà nước ta và công dân sống ở trong nưóc cũng như nước ngoài.

Với tư cách là một phạm trù chính trị pháp lí, quốc tịch gắn liền với vấn đề độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Những người mang quốc tịch Việt Nam được hưởng những quyền, lợi ích hợp pháp mà nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành cho công dân của mình. Đối với một nhà nước có chủ quyền, việc xác định một cá nhân nào đó có quốc tịch của nước mình còn có một ý nghĩa đạc biệt quan trọng trong việc bảo vệ công dán của mình ở nước ngoài, thể hiện mối quan hệ chặt chõ giữa còng dân với nhà nước không những chỉ trong nước mà còn ở ngoài nước.

Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan ngoại giao, lãnh sự ở nưỏc ngoài có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người Việt Nam ở nước ngoài, khi quyền, lợi ích của công dân Việt Nam đang cư trú ở một nước nào đó bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại thì các cơ quan nhà nước có thấm quyền, đậc biệt là cơ quan ngoại giao, lãnh sự dựa trên cơ sử pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sờ tại, pháp luật quốc tế để bảo vệ công dán của mình.

Quy chế pháp lí hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước.

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước bắt nguồn từ Hiến pháp và chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành các quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các vãn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Thông qua việc thực hiên quyền và nghĩa vụ, công dân tham gia trực liếp vào hoạt động quản lí nhà nước. Nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết để thu hút nhân dân tham gia đòng đảo vào quản lí nhà nước, nâng cao tính tích cực chính trị của mỗi cá nhân công dân.

Quy chế pháp lí hành chính của công dân có những đậc điểm sau đây:

- Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, về chính trị. kinh tế, văn hóa, xã hội...

- Quy chế pháp lí hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ vãn hóa, nghề nghiệp.

- Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách rời. Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Điều đó thổ hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lí giữa Nhà nước và công dân.

- Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất.

- Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với công dân khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép.

- Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lí hành chính của cống dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lí nhà nước.

Tốm lại, quy chế pháp lí hành chính của cống dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thực hiện trong thực tế.

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật hành chính nói riêng, công dân phải có năng lực chủ thể [năng lực pháp luật hành chính và nãng lực hành vi hành chính].

Tất cả mọi công dân Việt Nam khống phân biệt giới tính, tôn giáo, nghề nghiệp v.v. đều bình đẳng với nhau về nàng lực pháp luật hành chính. Điều này xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng của công dân trước pháp luật. Nhà nước đảm bảo cho công dán có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong quản lí hành chính nhà nước. Chỉ có Nhà nước mới có quyền thay đổi hoặc hạn chế năng lực pháp luật hành chính của công dân bàng cách ban hành ra những văn bản pháp luật tương ứng.

Năng lực hành vi là yếu tố biến động nhất trong cấu thành năng lực chủ thể, theo từng lĩnh vực quản lí hành chính cụ thể mà Nhà nước quy định thời điểm xuất hiộn nãng lực hành vi hành chính.


Ví dụ:

- Công dân từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về những hành vi vi phạm do cố ý; từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi hành vi vi phạm.

- Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lén có quyền ứng cử.

- Điều kiện tuyển dụng công chức: công dân Việt Nam từ 18 tuổi đến 40 tuổi đối với nam; từ 18 tuổi đến 35 tuổi đối với nữ.

Điều kiện đổ công nhận năng lực hành vi của công dân là độ tuổi và tiêu chuẩn lí trí [khả năng nhận thức, điều khiển hành vi], dĩ nhiên đây không phải là điều kiện duy nhất. Cá nhân công dân muốn tham gia vào quan hộ pháp luật hành chính phải thoả mãn những điều kiện cụ thể về thâm niên công tác, trình độ văn hóa, chuyên môn, sức khỏe v.v. do Nhà nước đặt ra. Ví dụ: Công dân muốn tham gia thi tuyển vào ngạch chuyên viên pháp lí của Bộ tư pháp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Là công dân Việt Nam không quá 40 tuổi, nếu là sĩ quan lực lượng vũ trang, viên chức trong doanh nghiệp nhà nước tuổi không quá 45 tuổi.

- Tốt nghiệp đại học luật hệ chính quy.

- Trình độ tin học văn phòng cơ bản [trình độ A], ngoại ngữ trình độ B.



- Sức khoẻ tốt.

Những người mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác làm mất khả nàng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì được coi là không có năng lực hành vi.

Năng lực pháp lí hành chính và năng lực hành vi hành chính tạo thành năng lực chủ thể của công dân. Năng lực chủ thể của công dân là hình thức thể hiện địa vị pháp lí hành chính của công dân trong quản lí hành chính nhà nước. Thông qua năng lực chủ thể công dân có thể tham gia tích cực vào quan hệ pháp luật hành chính để thực hiện quyền và làm nghĩa vụ của mình đôi với Nhà nước.

Tổ bộ môn Luật Hành chính - Khoa Luật Trường Đại học Hòa Bình, tổng hợp

  1. Nội dung trong bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy [chú thích rõ trong bài viết].
  2. Bài viết được sử dụng không nhằm mục đích thương mại, chỉ nhằm mục đích giảng dạy, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình và Công ty Luật TNHH Everest.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, quý Vị vui lòng liên hệ với các luật sư, luật gia của Công ty Luật TNHH Everest và Khoa Luật Kinh tế - Đại học Hòa Bình, qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected]t.vn, hoặc trực tiếp tại địa chỉ Khoa Luật kinh tế Đại học Hòa Bình, số 8 phố Bùi Xuân Phái, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Quy chế pháp lý là gì?quy chế pháp lí hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thực hiện trong thực tế.

Đang xem: Quy chế pháp lý là gì

Quy định pháp lý là gì?

Quy định pháp lý là những quy định mang tính pháp lý được tuân thủ một cách nghiêm ngặt dựa trên sức cưỡng chế của Nhà nước cũng có những quy định không được thể hiện và ban hành dưới các hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

Quy chế pháp lý cán bộ công chức là gì

QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC I- KHÁI NIỆM CÔNG VỤ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. Công vụ : Công vụ, nhiệm vụ là những hoạt động mang tính Nhà nước, nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước, vì lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân. Là hoạt động Nhà nước có tính chất thường xuyên, liên tục, do đội ngũ công chức chuyên nghiệp tiến hành Cán bộ, công chức khác về cơ bản so với các đối tượng lao động khác trong xã hội vì họ phải thực hiện những công vụ, nhiệm vụ nhà nước tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp của nhà nước Các nguyên tắc trong thi hành công vụ – Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật – Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân – Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát – Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả – Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ 1.2. Khái niệm cán bộ, công chức 1.2.1.Cán bộ Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [sau đây gọi chung là cấp tỉnh], ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [sau đây gọi chung là cấp huyện], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước

QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC chức chính trị-xã hội các cấp công việc mang tính chuyên môn, nghiệp vụ Có khả năng bao quát với tư duy, Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ năng lực lãnh đạo, quản lý và trình độ phù hợp với chức vụ, ngạch, bậc, vị trí chính trị việc làm 1.2.2. Công chức: Căn cứ vào khoản 2 và 3 điều 4 của luật CBCC 2008, công chức được định nghĩa : – Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội [sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập], trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. – Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Quy chế pháp lý hành chính của công dân

Công dân và nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ.Trong Hiến pháp của bất kì nhà nước dân chủ nào cũng đều có chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.Ở nước ta, hoạt động quản lí hành chính nhà nước là một trong những hoạt động quan trọng có đối tượng quản lí là công dân.Vậy qui chế pháp lí hành chính của công dân được hiểu như thế nào, đặc điểm ra sao? Vấn đề này sẽ được làm sáng tỏ trong bài viết Theo giáo trình trường Đại học Luật Hà Nội định nghĩa khái niệm “qui chế pháp lí hành chính của công dân” như sau:“Quy chế pháp lí hành chính của công dân là tổng thế các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước”.

Từ đó ta sẽ phân tích cụ thể.Thứ 1:Trong khái niệm này đề cập đến thuật ngữ ‘công dân”.Theo cách hiểu chung về khái niệm “công dân” thì đó là người mang quốc tịch của một Nhà Nước, vậy có nên hiểu rằng đối tượng mà qui chế pháp lí hành chính điều chỉnh bao gồm cả: người mang quốc tịch nước ngoài nhưng đang làm ăn, sinh sống ở Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.Câu hỏi đó đã được làm sang tỏ ở vế sau của định nghĩa“ tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước”.Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động quản lí nhà nước chỉ qui định đối với công dân của nhà nước đó, không thể là người mang quốc tịch nước khác như vậy có thể loại trừ người mang quốc tịch nước ngoài đang làm ăn sinh sống ở Việt Nam.Theo điều 49 Hiến pháp 1992 sửa đổi 2001 “ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”.Điều 5 Luật Quốc tịch 2008 “Người có Quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng chỉ nên hiểu “ công dân” trong khái niệm trên là công dân Việt Nam,định cư ở Việt Nam bởi họ vừa có quyền, nghĩa vụ và có đủ điều kiện để thực hiện quyền và nghĩa vụ ấy trong hoat động quản lí Nhà nước.Một số thì cho rằng đó bao gồm cả công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài bởi quyền và nghĩa vụ của họ bị hạn chế do điều kiện về khoảng cách, địa lý ví dụ như một trong các nguyên tắc của bầu cử là trực tiếp, bỏ phiếu kín, không chấp nhận việc bỏ phiếu qua thư tay vì vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ không được tham gia bầu cử nhưng không thể nói họ không có quyền và nghĩa vụ trong bất kì lĩnh vực nào của hoạt động quản lí hành chính Nhà nước.Theo ý kiến cá nhân người viết chúng ta nên hiểu từ công dân theo nghĩa thứ hai bao gồm công dân Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.Thứ 2:Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của Nhà Nước.Ở đây chúng ta nên tránh cách hiểu sai đó là quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc điều hành thực hiện hoạt động quản lí hành chính bởi các 1cơ quan hành chính nhà nước mới được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động ấy.Công dân là đối tượng chịu sự tác động của hoạt động quản lí, tuy nhiên họ cũng có quyền và nghĩa vụ nhất định.Hoạt động quản lí nhà nước diễn ra trên nhiều lĩnh vực : hành chính chính trị- kinh tế – văn hóa xã hội.Quy chế pháp lí của công dân có những đặc điểm sau :- Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, chính trị kinh tế văn hóa.Đây là môt quyền hiến định, là quyền quan trọng nhất.Đặc điểm này thể hiện Nhà Nước tạo mọi điều kiện cần thiết để thu hút nhân dân tham gia đông đảo vào quản lí nhà nước.Ví dụ công dân được tự do đi lại, cư trú, ngôn luận, lập hội biểu tình theo qui định của pháp luật- Qui chế pháp lí hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến Pháp qui định.Chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân.Hiến pháp là đạo luật gốc, là nguồn của các luật khác.Trong Hiến pháp có dành hẳn một chương qui định “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trên tất cả các lĩnh vực mà quản lí Nhà nước là một trong số đó.Tuy nhiên không phải mọi qui định của Hiến pháp, văn bản pháp luật khác của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành đều là cơ sở qui chế pháp lí hành chính của công dân mà chỉ là những qui định liên quan đến công dân đồng thời là nguồn của Luật Hành chính, trước hết qui định xác định nội dung quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực quản lí hành chính , những qui định là nguồn của luật hành chính.Hiến pháp không phải là cơ sở duy nhất xác lập qui chế pháp lí hành chính của công dân.Để phù hợp với thực tế thì trong một số văn bản pháp luật sau này có qui định thêm một số quyền của công dân mà trước đó Hiến pháp chưa nhắc tới.Ví dụ các quyền gắn liền với nhân thân như xác định lại giới tính, thay đổi họ tên, xác định dân tộc….- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, nam nữ thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.Thứ 1: Điều này thể hiện tính chính sách thống nhất, đoàn kết của Nhà nước.

Thứ 2:Yếu tố dân tộc nam nữ, thành phần xã hội…. không quyết định khả năng của công dân trong việc tham gia quản lí chỉ phải chịu trách nhiệm trong vi phạm với lỗi cố ý, còn người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm trong mọi trường hợp. – Nhà nước không ngừng hoàn thiện qui chế pháp lí hành chính của công dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lí nhà nước.Qui chế pháp lí hành chính của công dân sẽ tạo ra cơ sở pháp lí để công dân tham gia quản lí nhà nước, khi mà nền hành chính quốc gia còn nhiều bất cập thì việc phát huy sự tham gia của công dân sẽ góp phần xây dựng, hoàn thiên nó hơn3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Đai học Luật Hà Nội, giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb.Công an nhân dân, Hà nội, 20082. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.Đại học quốc gia, Hà Nội, 20053. Pháp lệnh cán bộ, công chức 20094. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 20024

Ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty cổ phần vận tải xăng dầu đường thủy petrolimex 25 1 8

tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó 7 711 5

Xem thêm: Giá Chó Poodle Giá Bao Nhiêu Tiền ? Chó Poodle Có Giá Bao Nhiêu

tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó 9 651 0

Quy chế pháp lý hành chính của công dân 4 1 9

quy chế pháp lí hành chính của công dân 3 597 1

NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM SO VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM và LÝ DO CỦA SỰ KHÁC BIỆT 10 3 71

Quy chế pháp lý của công ty cổ phần

Vốn điều lệ được hiểu là vốn do những người tham gia doanh nghiệp, công ty đóng góp và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp. Vốn điều lệ là lượng vốn mà doanh nghiệp, công ty phải có và được phép sử dụng theo điều lệ. Doanh nghiệp, công ty phải đăng ký vốn điều lệ với cơ quan có thẩm quyền và phải công bố cho công chúng. Đối với những loại hình công ty, doanh nghiệp có quy định về vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định.

– Vốn điều lệ của công ty cổ phần: Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán cho công ty. Tức là vốn điều lệ phải là số vốn thực góp. Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần . Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánh trong cổ phiếu. Mỗi cổ phiếu có thể phản ánh mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần.

Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổ phần. Mỗi cổ đông có thể mua nhiều cổ phần.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết được hiểu là loại cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Một cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết nhiều hơn một phiếu biểu quyết. Số phiếu biểu quyết cụ thể do điều lệ công ty quy định.

Cổ phần ưu đãi cổ tức là loại cổ phần được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Người nắm giữ cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, không có quyền biểu quyết, không có quyền đề cử người vào Hội đồng quản tị, Ban kiểm soát

Cổ phần ưu đãi hoàn lại là loại cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Người sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, không có quyền biểu quyết, không có quyền đề cử người vào Hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

Những công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề mà pháp luật yêu cầu vốn tối thiểu khi kinh thành lập doanh nghiệp thì phải đáp ứng điều kiện về vốn pháp định. Những ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định thì vốn điều lệ không được nhỏ hơn vốn pháp định.

Xem thêm: Of Which / On Which Là Gì – Which Được Sử Dụng Như Thế Nào

Quy chế pháp lý hành chính của công dân việt nam – người nước ngoài – người không quốc tịch pdf 20 674 3

Video liên quan

Chủ Đề