Quy định kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Việc tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng là một công việc quan trọng nhất trong kế hoạch chất lượng của nhà thầu nhằm thực hhiện các cam kết trong hợp đồng giao nhận thầu giữa chủ công trình và nhà thầu. Việc KĐCL là trách nhiệm của nhà thầu và là nội dung hoạt động của nhà thầu chính, các thầu phụ và nhà cung ứng vật tư trang thiết bị nhằm cung cấp cho Chủ đầu tư một sản phẩm thoả mãn các yêu cầu đặt ra mà đầu tiên phải là chất lượng.

Yêu cầu đối với chương trình KĐCL phải được nêu cụ thể trong các tài liệu của hợp đồng. Để có hiệu quả, công việc KĐCL phải thường xuyên và chủ động, không gián đoạn và bị động. Chủ công trình cần được đảm bảo rằng chương trình KĐCL của nhà thầu là toàn diện và được thực hiện liên tục. Nếu chương trình KĐCL của nhà thầu chỉ là đối phó trước chương trình bảo đảm chất lượng để chủ đầu tư chấp nhận nghiệm thu thì đó là điều không đúng và không được phép.

Nhà thầu đã thoả thuận là tạo ra một sản phẩm cuối cùng phù hợp với mọi yêu cầu của các văn bản hợp đồng. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ riêng của nhà thầu. Các đơn vị thi công công trình phải thiết lập chế độ trách nhiệm thể hiện trong hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng không chỉ nhằm kiểm soát chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát dây chuyền sản xuất, kiểm soát thao tác, kiểm tra các bước công việc mà còn phải gồm chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm.

Công việc kiểm nghiệm các loại vật liệu chủ yếu, các bán thành phẩm, thành phẩm, cấu kiện xây dựng, dụng cụ và thiết bị lắp đặt vào công trình, việc nhận xét về sự phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật để thực hiện công việc tiếp theo là nội dung hoạt động kiểm định chất lượng do nhà thầu thực hiện.

Kiểm định và bảo đảm chất lượng công trình xây dựng [do chủ đầu tư thực hiện]

Việc bảo đảm chất lượng thông qua giám sát để nghiệm thu là trách nhiệm của chủ công trình. Cũng giống như KĐCL, một kế hoạch bảo đảm chất lượng đem lại lợi ích cho chủ công trình. Nếu thiếu một kế hoạch bảo đảm chất lượng hiệu quả, chủ công trình sẽ phải tốn kém nhiều do phải chi tiền của và thời gian để sửa chữa những phần chất lượng kém mà còn chấp nhận một công trình có nhiều rủi ro.

Vì vậy, Luật Xây dựng tại điều 87 đã quy định:

“Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng”.

Đối với chủ đầu tư, khi nghiệm thu công trình cũng cần phải kiểm định. Công việc kiểm định này thường dùng phương pháp không phá huỷ và khi cần thiết thì tổ chức lấy mẫu xác xuất để thử nghiệm phá huỷ phục vụ công tác thí nghiệm vật liệu xây dựng.

Ví dụ: Việc xác định cường độ của bê tông kết cấu bao gồm phương pháp thí nghiệm cường độ trực tiếp và phương pháp thí nghiệm cường độ không làm tổn thương đến kết cấu hay gọi là thí nghiệm cường độ gián tiếp.

Quy trình nội dung hoạt động kiểm định chất lượng công tác bê tông:

Để chuẩn đoán kết cấu và công trình người kỹ sư phải dựa trên kết quả kiểm định về vật liệu xây dựng, phân tích kết cấu, các phương pháp đo đạc, sự hiểu biết về quy luật của quá trình suy thoái, ăn mòn vật liệu và kết cấu… Để chuẩn đoán chính xác, cần phải thu thập các thông tin về lịch sử xây dựng và khai thác công trình, những hư hỏng đã sửa chữa đã làm trong quá khứ đối với công trình đang xét.

Kết quả công tác kiểm tra thường xuyên, kiểm tra hàng năm; và kiểm tra chi tiết đối với công trình là những thông tin hết sức quan trọng cho chuẩn đoán kỹ thuật đối với một công trình. Một lần nữa, vai trò của công tác kiểm định là cực kỳ quan trọng. Kết quả kiểm nghiệm về cơ học đối với vật liệu và kết cấu; các thử nghiệm không phá hoại là căn cứ để chuẩn đoán kỹ thuật về thực trạng chất lượng công trình. Vị trí của thẩm định xem sơ đồ trên.

Kiểm định chất lượng trong điều tra sự cố:

Đối với việc giám định sự cố công trình xây dựng; thì phạm vi và khối lượng công tác kiểm định là rất lớn. Quy trình thực hiện đánh giá cũng giống như trình tự được nêu trong sơ đồ 2 ;nhưng do tính chất của từng sự cố mà qui mô của công việc; nêu trong từng bước được người chủ trì giám định quyết định.

Mặt khác, khi cơ quan điều tra chưng cầu giám định phục vụ tố tụng đối với một sự cố công trình; thì tổ chức kiểm định cần phải có chức năng giám định tư pháp; thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan điều tra. Nhưng trong mọi trường hợp, tổ chức kiểm định phải thể hiện; tính chuyên môn cao, độc lập, khách qua và không thiên vị.

Kiểm định chất lượng và cấp chứng nhận chất lượng công trình xây dựng phù hợp ở nước ta:

Chúng ta khuyến khích thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng; để cấp chứng nhận phù hợp nhằm bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác, bảo vệ lợi ích cộng đồng, lợi ích của bên thứ 3 có liên quan.

Đối với một số công trình xây dựng khi xẩy ra sự cố có thể gây thảm hoạ; bắt buộc phải kiểm định, đánh giá chất lượng dựa trên hàng loạt các tiêu chí ;như độ bền vững, an toàn sử dụng, an toàn môi trường, an toàn phòng chống cháy nổ, an toàn công nghệ; chúng ta mới cho phép đưa vào khai thác sử dụng. Chúng ta đang triển khai các văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng; và trong các văn bản đó vấn đề này đã được đề cập. Chúng ta mô tả vắn tắt trình tự đó theo sơ đồ dưới đây.

Thời gian qua một số công trình quan trọng cấp quốc gia; Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước; để kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư và tổ chức; đánh giá mức chất lượng đạt được của công trình và khi đủ đảm bảo chất lượng; mới chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư; cho phép chính thức đưa vào khai thác sử dụng. Mô hình này là một dạng ở cấp quốc gia của quy trình nêu trên.

Kết luận

Nhiệm vụ của công tác kiểm định chất lượng công trình; của Tổ chức kiểm định trong hoạt động xây dựng ở các giai đoạn thi công; khai thác sử dụng là rất quan trọng. Một tổ chức kiểm định không chỉ cần có phòng thí nghiệm hợp chuẩn; với đầy đủ trang thiết bị kiểm tra, thí nghiệm trong phòng và hiện trường; mà cần có đội ngũ chuyên gia đánh giá.

Đồng thời để nâng cao chất lượng của công tác kiểm định; chúng ta cũng nhận thấy cần phải có quy trình và tiêu chuẩn đánh giá thống nhất; tránh tình trạng mỗi trung tâm lại có một phương pháp kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá khác nhau. Muốn vậy, ngoài việc phải biên soạn tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kỹ thuật công trình; quy định về phương pháp và các loại kiểm nghiệm cùng yêu cầu về thiết bị; thời hạn thực hiện mà cần phải có đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên được đào tạo; có trình độ và kinh nghiệm.

Có vậy, công tác kiểm định chất lượng mới đạt được yêu cầu ;là công cụ kiểm soát và đánh giá chất lượng công trình.

Tags: chất lượngcông trìnhkiểm địnhxây dựng


Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

Địa chỉ: 37 Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Điện thoại: [024] 39760271 [mở rộng 183]; Fax: [024] 39746596, [024] 3978 4605. Website: www.kiemdinhxaydung.gov.vn

Giấy phép số 08/GP-TTDT, 05-01-2012

Design by Iforce Systems

I. KIỂM ĐỊNH LÀ GÌ :

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng [sau đây viết tắt là kiểm định] là hoạt động kiểm tra, xác định chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thông qua việc thí nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng bằng trực quan.

II.TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

Dịch vụ kiểm định chất lượng công trình, xác định giá trị thi công dở dang công trình xây dựng bao gồm các dịch vụ sau:

  1. Kiểm định, kiểm định nâng tầng công trình xây dựng.
  2. Thí nghiệm, kiểm định Vật liệu xây dựng
  3. Thẩm tra thiết kế kết cấu, thẩm tra bản vẽ thiết kế công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng
  4. Khảo sát địa chất, khảo sát xây dựng
  5. Quan trắc chuyển vị công trình
  6. Giám sát thi công xây dựng
  7. Tư vấn gia cường, tư vấn thiết kế cải tạo, tư vấn thiết kế thi công.
  8. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng
  9. Chứng nhận sự an toàn của kết cấu chịu lực
  10. Lập báo cáo kiểm định giá, xác nhận giá trị công trình dang dở
  11. Kiểm định xưởng lắp solar mặt trời trên mái nhà, mái xưởng thép

 Mục tiêu của công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng:

– Kiểm định để thay đổi công năng công trình: Thực tế công trình qua sử dụng theo thời gian chúng ta đôi khi cũng cần thay đổi công năng để phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại như: Chuyển từ văn phòng thành xưởng sản xuất, nhà ở thành văn phòng, nhà ở – văn phòng thành nhà hàng – khách sạn, Nâng Thêm Tầng, Cải tạo nâng tầng. Khi đó sẽ kiểm định để trả lời cho Khách hàng câu hỏi : Chuyển công năng [ hoặc nâng tầng ] có được hay không, nếu không được thì cần gia cố ở  vị trí nào để được ?

– Kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình: Một số công trình bị sự cố như nứt, nghiêng, lún khi đang xây dựng hoặc khi đang sử dụng . Khi đó sẽ kiểm định để trà lời cho Khách hàng 02 câu hỏi Vì sao công trình có sự cố như vậy và khắc phục sự cố đó như thế nào ?

– Kiểm định để giải quyết tranh chấp: Khi có sự tranh chấp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu về chất lượng thi công. sẽ kiểm định để trả lời cho Khách hàng câu hỏi  Nhà thầu đã làm đúng với hợp đồng và tiêu chuẩn hay chưa?.

 Các trường hợp thực hiện kiểm định, giám định

  1. Các trường hợp phải thực hiện việc kiểm định:
  2. a] Khi công trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng;
  3. b] Khi có tranh chấp về chất lượng công trình xây dựng;
  4. c] Kiểm định định kỳ công trình xây dựng trong quá trình sử dụng;
  5. d] Cải tạo, nâng cấp hoặc kéo dài tuổi thọ công trình xây dựng;

đ] Phúc tra chất lượng công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;

  1. e] Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
  2. Các trường hợp thực hiện việc giám định:
  3. a] Khi có quyết định trưng cầu của cơ quan tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng [giám định tư pháp xây dựng];
  4. b] Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc các cơ quan quản lý nhà nước khác theo quy định của pháp luật [gọi chung là cơ quan quản lý nhà nước].

Quy trình kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Thông thường quy trình kiểm định xây dựng sẽ gồm một số bước cơ bản sau

+ Bước 1: Khảo sát sơ bộ công trình

Dựa vào thu thập các tài liệu, phân tích các kết cấu công trình, hạng mục kiểm định và dựa trên xem xét hiện trường để chuẩn đoán chính xác về dự án xây dựng đó. Có bị hỏng hay sai bản vẽ hay không. Cần phải được kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ các chi tiết của công trình.

+ Bước 2: Khảo sát chi tiết

Người kiểm định phải tiến hành kiểm tra chi tiết hiện trạng của kết cấu, cấu trúc bộ phận hạng mục công trình theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành.

+ Bước 3: Tiến hành thí nghiệm

Đây là bước rất cần thiết khi kiểm định bất cứ một dự án hay công trình xây dựng nào.

Ở đây là tiến hành thí nghiệm chất liệu vật tư, vật liệu, các thiết bị được lắp đặt ở công trình. Có đúng chuẩn và đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.  Đo đạc kiểm tra công trình, vị trí kết cấu kiểm định.

+ Bước 4: Kiểm tra hồ sơ

Kiểm tra kỹ lại hồ sơ về thiết kế, bản về của dự án cần kiểm định.

Bước 5: Phân tích số liệu

Kiểm tra, kiểm định các số liệu, khảo sát đo đạc ở các công đoạn trên xem có đúng không, có phải tính toán làm lại thí nghiệm không. Sau đó đánh giá tổng hợp để có thể đưa ra kết quả sau khi kiểm định chất lượng công trình.

Bước 6: Làm báo cáo kiểm định xây dựng

Nêu rõ mục đích của kiểm định dự án công trình xây dựng, đánh giá chất lượng, kết cấu của công trình, nếu có gì hư hỏng, không đúng thì đưa ra kiến nghị xử lý.

Có nên thuê dịch vụ kiểm định công trình xây dựng không?

Việc thuê dịch vụ kiểm định xây dựng là điều cần thiết nếu bạn không am hiểu về chuyên ngành xây dựng. Tuy nhiên để lựa chọn được cho mình một đơn vị uy tín không phải là điều đơn giản.

Hiểu được nỗi lo lắng này chúng tôi mang đến cho khách hàng sự an tâm và chất lượng nhất về dịch vụ.

Trong quy trình  chúng tôi cũng sẽ kiểm định chất lượng công trình xây dựng cho bạn

 Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ qua số hotline : 0981068131 

Video liên quan

Chủ Đề