Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp là gì

Theo hướng dẫn 971/BGDĐT-CNGCBQLGD về việc triển khai thực hiện mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập ngày 12 tháng 3 năm 2021 thì các tỉnh sẽ hoàn thành bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên trước ngày 31/12/2021.

Đến nay phần lớn các địa phương đang tiến hành rà soát, lập danh sách và đề nghị các cấp có thẩm quyền thẩm định, ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho giáo viên.

Qua việc lập hồ sơ bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo Thông tư 03/2021, người viết nhận được nhiều phản ánh của các bạn đồng nghiệp là giáo viên đang đứng lớp về những bất hợp lý trong việc bổ nhiệm ở một số đơn vị trường học, địa phương họ công tác.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, tác giả: Lã Tiến

Nơi căn cứ vào tiêu chuẩn, nơi coi trọng nhiệm vụ

Nguyên tắc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT là phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 Thông tư này [Khoản 1, Điều 6].

Đồng thời tại Khoản 1, Điều 7 của Thông tư này cũng nêu rõ:

Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDDT-BNV đạt các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư này thì được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở như sau:

a] Giáo viên trung học cơ sở hạng III [mã số V.07.04.12] được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III [mã số V.07.04.32];

b] Giáo viên trung học cơ sở hạng II [mã số V.07.04.11] được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II [mã số V.07.04.31];

c] Giáo viên trung học cơ sở hạng I [mã số V.07.04.10] được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I [mã số V.07.04.30].

Theo đó, nếu giáo viên có đủ tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ được bổ nhiệm vào hạng tương ứng.

Tuy nhiên tại một số đơn vị khi bổ nhiệm, ngoài tiêu chuẩn về hạng chức danh nghề nghiệp còn yêu cầu giáo viên phải bổ sung những minh chứng về nhiệm vụ của hạng chức danh đó, nếu ai thiếu một trong những nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp, xem như chưa đủ điều kiện giữ hạng, nghĩa là sẽ được bổ nhiệm ở hạng thấp hơn.

Một cô giáo xin không nêu tên công tác tại một trường trung học cơ sở ở quận Thanh Khê [Đà Nẵng] cho biết ở trường cô có rất nhiều giáo viên đang giữ hạng II [mã số V.07.04.11] bị đề xuất xuống hạng III [mã số V.07.04.32] do thiếu một trong các nhiệm vụ như chưa tham gia đoàn đánh giá, tham gia xây dựng học liệu điện tử….

Cũng theo cô giáo này, nhiệm vụ đánh giá ngoài lâu nay chỉ dành cho cán bộ công chức cấp phòng, sở và một số cán bộ quản lý trường học có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Do đó ngay cả hiệu trưởng cũng khó mà đạt được nhiệm vụ vụ này.

Cùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhưng nhiều giáo viên tại trường trung học cơ sở X. [huyện Hòa Vang] lại khá vui mừng khi nhà trường không chú trọng nhiều vào nhiệm vụ của hạng chức danh nghề nghiệp, chủ yếu xem xét đối chiếu với các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Do đó có thể thấy việc đề xuất bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên phụ thuộc vào ý kiến, quan điểm chủ quan của người đứng đầu nhà trường. Điều này vô tình tạo ra sự không công bằng và gây nhiều thiệt thòi cho các giáo viên cùng công tác trong một huyện, tỉnh khi được bổ nhiệm sang một hạng chức danh nghề nghiệp mới.

Có thể xảy ra tình trạng đổ xô đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Câu chuyện về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp bắt đầu nóng lên sau khi chùm thông tư ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đời. Trước nhiều ý kiến của dư luận xã hội, Chính phủ đã đồng ý về những vấn đề có liên quan đến đề nghị của Bộ Nội vụ về các loại chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức.

Hiện nay, Bộ Nội vụ và các bộ liên quan, trong đó có Bộ Giáo dục và Đào tạo đang sửa thông tư quy định về giảm các loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hướng tích hợp.

Theo công bố của Bộ Nội vụ, sắp tới giáo viên ở các cấp học mầm non, phổ thông công lập sẽ được giảm 2 loại chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, nghĩa là giáo viên mỗi cấp học chỉ còn 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Đây thực sự là thông tin đáng mừng của những người công tác trong ngành giáo dục.

Trong khi đang chờ các cơ quan chức năng xây dựng và ban hành văn bản chính thức về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thì việc các địa phương căn cứ vào các tiêu chuẩn của chùm thông tư ngày 02/02/2021 để bổ nhiệm giáo viên vào hạng chức danh nghề nghiệp mới sẽ vô tình làm cho tình trạng giáo viên đổ xô đi học chứng chỉ như trước đây.

Thầy Ngô Thanh S. [Quảng Nam] tâm sự, năm 2018 thầy đã được học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I để tham gia kỳ thi thăng hạng từ hạng II lên hạng I do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhưng không đạt.

Kể từ khi nghe thông tin Chính phủ yêu cầu giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thầy hi vọng mình không phải học thêm loại chứng chỉ nào. Nếu sắp tới tỉnh thực hiện theo thông tư 03/2021 thì thầy và những đồng nghiệp ở trường sẽ tiếp tục theo học chứng chỉ chức danh hạng II mới đủ điều kiện giữ hạng.

Còn thầy Hữu Th. [Đà Nẵng] lại bức xúc: “Tôi là giáo viên trung học cơ sở hạng II cũng đã học chứng chỉ chức danh hạng I [năm 2019] để chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi thăng hạng.

Cách đây hai tháng, tôi đã tham gia và hoàn thành chương trình học chứng chỉ chức danh hạng II nhưng do cơ sở đào tạo chưa cấp chứng chỉ nên tôi được cấp giấy chứng nhận để kịp thời bổ sung hồ sơ đề nghị bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp. Tuy nhiên, nhà trường đã không đồng ý giấy chứng nhận này mà yêu cầu phải có chứng chỉ”.

Chùm thông tư ngày 02/02/2021 ra đời ngoài những ưu điểm về việc miễn chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên đã bộc lộ không ít hạn chế, đặc biệt là những bất cập về việc xuống hạng của giáo viên trung học cơ sở hạng I không có bằng thạc sĩ, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, quyền lợi khi bổ nhiệm sang mã số mới của giáo viên trung học phổ thông…

Để các thông tư này đi vào thực tiễn, trong lúc này chúng tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có chỉ đạo cụ thể để tránh trường hợp cùng làm một nhiệm vụ, trình độ, tiêu chuẩn nhưng khi được bổ nhiệm sang mã số mới, địa phương này tiến hành quá khắt khe, còn nơi khác lại quá dễ dàng.

Đỗ Hùng

Mục lục bài viết

  • 1. Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất
  • 2. Tư vấn về hưởng lương khi được bổ nhiệm vào ngạch viên chức ?
  • 3. Điều kiện để được bổ nhiệm viên chức ?
  • 4. Viên chức vừa được bổ nhiệm được xếp lương như thế nào?
  • 5. Chồng có quyền bổ nhiệm vợ làm cấp phó ở đơn vị sự nghiệp công lập được không ?

1. Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất

Công ty Luật Minh Khuê cung cấp mẫu quyết bổ nhiệm cán bộ của người đứng đầu bộ/ngành để quý khách hàng tham khảo. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.6162 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp:

>> Tải ngay: Mẫu quyết định bổ nhiệm cán bộ công chức mới nhất

BỘ ...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: .../QĐ-...-TCCB

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...

QUYẾT ĐỊNH

V/v bổ nhiệm cán bộ

BỘ TRƯỞNG/THỨ TRƯỞNG...

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ ...; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ Sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ ... kỳ họp ngày .../.../20... về công tác cán bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ ...,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.Nay bổ nhiệm Ông [Bà] ... giữ chức vụ... Kể từ ngày

Điều 2. Các Ông [Bà] phó giám đốc hành chính, và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

BỘ TRƯỞNG/THỨ TRƯỞNG

Nơi nhận:

-

-

- ...

2. Tư vấn về hưởng lương khi được bổ nhiệm vào ngạch viên chức ?

Chào luật sư, tôi có vấn đề muốn luật sư tư vấn. Diễn biến quá trình lương của tôi là:

- Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010: Thực hiện chế độ tập sự với mức lương 85% của bậc 1/10 ngạch A0, mã ngạch 14.258, hệ số 2,10, có đóng bảo hiểm ;

- Từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2013: được hưởng 100% lương của bậc 1/10 ngạch A0, mã ngạch 14.258, hệ số 2,10, có đóng bảo hiểm ;

- Từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2014: được hưởng 100% lương của bậc 2/10 ngạch A0, mã ngạch 14.258, hệ số 2,41, có đóng bảo hiểm ;

- Từ tháng 11/2014 đến tháng 2/2015: được hưởng 100% lương của bậc 2/9 ngạch A1, mã ngạch 13.095, hệ số 2,67 [chuyển ngạch từ cao đẳng lên đại học], có đóng bảo hiểm;

- Từ tháng 3/2015 đến tháng 8/2016: thực hiện chế độ tập sự với mức lương 85% của bậc 1/9 ngạch A1, mã ngạch 13.095, hệ số 2,34 [do xét tuyển vào biên chế, thời gian đóng bảo hiểm ở ngạch A1 chưa đủ 1 năm và nghỉ chế độ thai sản trong thời gian thực hiện chế độ tập sự], có đóng bảo hiểm;

Vậy xin hỏi sau khi kết thúc chế độ tập sự và được bổ nhiệm vào ngạch thì tôi có được tính lương theo điểm a, Khoản 1, Mục II, Thông tư số 02/2007/TT-BNV và Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 không? Tôi cảm ơn

>>Luật sư tư vấn Luật Lao động trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Đối với việc tính lương sau khi được bổ nhiệm vào ngạch viên chức:

Mục 1 Thông tư số 02/2007/TT-BNV về Hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức có quy định về đối tượng áp dụng

Cán bộ, công chức, viên chức đã được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, bao gồm:

1.Các chức danh đã được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành tòa án, ngành kiểm sát ban hành kèm theo Nghị quyết số730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành tòa án, ngành kiểm sát.

2. Cán bộ, công chức đã được xếp lương theo bảng lương chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo kiểm toán Nhà nước; bảng lương, phụ cấp, trang phục đối với cán bộ, công chức kiểm toán Nhà nước; chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên Nhà nước.

3.Cán bộ, công chức, viên chức đã được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP], gồm:

a]Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước [bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn];

b] Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

c] Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Cán bộ, công chức, viên chức nêu tại các Khoản 1, 2 và 3 mục I này được cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm vào ngạch [sau đây gọi là ngạch mới] khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức [ngạch cán bộ, công chức, viên chức đang giữ trước khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại, sau đây gọi là ngạch cũ].

Theo điểm a Khoản 1 Mục II thông tư 02/2007/NĐ-CP có quy định:

1. Xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức:

a]Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ

Theo những thông tin bạn trình bày, từ thời điểm tháng 11/2014 đến tháng 2/2015 bạn đã được chuyển ngạch từ Cao đẳng lên đại học. Sau đó, từ tháng 11/2014 đến tháng 2/2015, bạn đuợc xét tuyển vào biên chế và bổ nhiệm vào ngạch. Do đó, bạn sẽ thuộc đối tượng viên chức được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào ngạch khi nâng ngạch và được tính lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Mục II Thông tư 02/2007/NĐ-CP. Theo đó, bạn sẽ được hưởng lương ở ngạch mới kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng lương lần sau ở ngạch mớ i được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

Bên cạnh đó, Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ : Hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức có quy định:

Điều 10. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự

3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng [nếu có] tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.

Theo đó, người được tuyển dụng khi đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp. Đối với trường hợp của bạn, từ tháng 01/2010 đến tháng 08/2016 bạn đều đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và sau khi kết thúc chế độ tập sự , bổ nhiệm vào ngạch thì bạn sẽ được hưởng chế độ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV cụ thể thờii gian công tác có đóng báo hiểm xã hội bắt buộc trước đó của chị khi thực hiện chế độ tập sự sẽ được tính vào thời gian nâng lương lần sau khi bổ nhiệm vào ngạch viên chức.

Như vậy, trường hợp của bạn sau khi kết thúc thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào ngạch sẽ được tính lương theo điểm a, Khoản 1, Mục II, Thông tư số 02/2007/TT-BNV và Khoản 3, Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV theo quy định trên.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Điều kiện để được bổ nhiệm viên chức ?

Thưa Luật sư, tôi công tác trong ngành giáo dục 20 năm mà hiện nay chưa được bổ nhiệm viên chức. Trong thời gian làm việc tôi không bị kỷ luật và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xin hỏi tại sao tôi chưa được bổ nhiệm. Cấp nào chịu trách nhiệm cho việc này ?

Tôi mong nhận được sự phản hồi của anh chị. Tôi xin chân thành cảm ơn !

>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến gọi:1900.6162

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn đã làm việc trong ngành giáo dục được 20 năm, tức là bạn đã trải qua kỳ thi tuyển dụng viên chức, và đang là viên chức. Về vấn đề bạn hỏi trong thời gian bạn công tác bạn không bị kỷ luật và luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao vậy tại sao lại chưa được thăng hạng viên chức hoặc trở thành viên chức quản lý thì bạn cần đáp ứng đủ những điều kiện và trải qua một số trình tự thủ tục sau.

Căn cứ vào điều 27 Nghị định 29/2012/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

"Điều 27. Bổ nhiệm viên chức quản lý

1. Việc bổ nhiệm viên chức quản lý phải căn cứ vào nhu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

a] Đạt tiêu chuẩn của chức vụ quản lý theo quy định của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

b] Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác minh rõ ràng; có bản kê khai tài sản theo quy định;

c] Trong độ tuổi bổ nhiệm theo quy định;

d] Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao;

đ] Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn bổ nhiệm là 05 năm, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền. Khi hết thời hạn bổ nhiệm, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại viên chức quản lý.

3. Quyền lợi của viên chức được bổ nhiệm vào chức vụ quản lý thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 37 và Khoản 3 Điều 38 Luật viên chức.".

Điều 29, Điều 31 của nghị định 29/2012/NĐ-CP

"Điều 29. Thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức

1. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức được thực hiện như sau:

a] Khi chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng phải thực hiện thông qua việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp;

b] Khi thăng hạng từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng ngành, lĩnh vực phải thực hiện thông qua việc thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

2. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

Điều 31. Quy trình, thủ tục tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

1. Hàng năm, cơ quan được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 30 Nghị định này xây dựng đề án gửi Bộ Nội vụ để thống nhất kế hoạch thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

2. Hàng năm, các cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức quy định ở Khoản 3 Điều 30 Nghị định này xây dựng đề án gửi cơ quan có thẩm quyền phân cấp [Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương] phê duyệt trước khi thực hiện.

3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo phân công, phân cấp quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 30 Nghị định này thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:

a] Thông báo kế hoạch, nội quy, hình thức, nội dung, thời gian và địa điểm thi hoặc xét;

b] Thông báo điều kiện, tiêu chuẩn dự thi hoặc xét;

c] Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban đề thi, ban coi thi, ban phách, ban chấm thi, ban phúc khảo;

d] Tổ chức thu phí dự thi hoặc dự xét và sử dụng theo quy định;

đ] Tổ chức chấm thi hoặc tổ chức xét và phúc khảo theo quy chế;

e] Tổng hợp, báo cáo người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp công nhận kết quả;

g] Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức thi hoặc xét theo quy định của pháp luật.

5. Cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để ra quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức đạt kết quả theo phân cấp.".

Thẩm quyền quyết định thăng hạng cho viên chức quy định tại điều 45 đến điều 49 của nghị định 29/2012/NĐ-CP.

"Điều 45. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ

Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về viên chức, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về viên chức để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

2. Xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển đội ngũ viên chức; phân công, phân cấp quản lý viên chức; xác định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức; chế độ tiền lương; chính sách đối với người có tài năng; các quy định về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, khen trưởng, kỷ luật, chấm dứt hợp đồng làm việc, thôi việc và nghỉ hưu đối với viên chức.

3. Quy định mã số chức danh nghề nghiệp của viên chức; thẩm định việc xây dựng và kiểm tra việc thực hiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển viên chức; phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành ban hành quy chế thi, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; thẩm định chương trình khung bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; quy định việc thực hiện hoặc áp dụng chức danh công chức đối với viên chức làm việc ở các bộ phận hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, kế hoạch, tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Chủ trì, phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định về lập hồ sơ, quản lý hồ sơ; số hiệu viên chức; thẻ và chế độ đeo thẻ của viên chức.

5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức.

6. Phối hợp với các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tổ chức và công nhận kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng II lên hạng I; giám sát, kiểm tra việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I.

7. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo về quản lý viên chức.

8. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về viên chức.

Điều 46. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập

1. Quản lý về số lượng, tiêu chuẩn, tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; Quyết định hoặc phân cấp quyết định nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng II trở xuống.

2. Quản lý vị trí việc làm theo phân công, phân cấp và theo quy định của pháp luật.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ quản lý về chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II.

4. Chủ trì hoặc ủy quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng IV lên hạng III đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý.

5. Thống kê và báo cáo thống kê viên chức theo quy định.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

7. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý.

8. Cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý.

Điều 47. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành

Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều 46 Nghị định này, còn có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan xây dựng chế độ, chính sách đối với viên chức thuộc ngành, lĩnh vực đặc thù trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp viên chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II.

5. Các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành bao gồm:

a] Bộ Nội vụ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành lưu trữ;

b] Bộ Tư pháp quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tư pháp;

c] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản;

d] Bộ Xây dựng quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thẩm kế viên xây dựng và kiến trúc sư;

đ] Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học, công nghệ;

e] Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tài nguyên, môi trường, khí tượng, thủy văn, đo đạc, bản đồ, biển và hải đảo;

g] Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo;

h] Bộ Y tế quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số;

i] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành dạy nghề, lao động và xã hội;

k] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch;

l] Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông.

Điều 48. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Quản lý nhà nước về tuyển dụng, sử dụng đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức; bổ nhiệm, miễn nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức từ hạng II trở xuống.

2. Phân cấp việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Quản lý vị trí việc làm và số lượng viên chức theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II. Chủ trì tổ chức hoặc phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III.

5. Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định.

6. Thực hiện thống kê và báo cáo thống kê viên chức theo quy định.

7. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật đối với viên chức thuộc phạm vi quản lý.

8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo phân cấp và theo quy định của pháp luật.

Điều 49. Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập

1. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ:

a] Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với viên chức theo phân cấp;

b] Thực hiện tuyển dụng, ký và chấm dứt hợp đồng làm việc, biệt phái viên chức theo phân cấp;

c] Bố trí, phân công nhiệm vụ và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của viên chức, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo phân cấp;

d] Thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với viên chức theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật theo quy định;

đ] Thực hiện việc lập hồ sơ và lưu giữ hồ sơ cá nhân của viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;

e] Giải quyết thôi việc, nghỉ hưu đối với viên chức theo phân cấp;

g] Ký kết hợp đồng vụ, việc đối với viên chức đã nghỉ hưu;

h] Thống kê và báo cáo cơ quan, tổ chức cấp trên về số lượng, chất lượng đội ngũ viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định;

i] Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Khoản 1 Điều này còn được giao các nhiệm vụ quyền hạn sau:

a] Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo phân cấp hoặc được ủy quyền;

b] Quyết định cử viên chức đi tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị, nghiên cứu khảo sát và học tập kinh nghiệm ở nước ngoài theo phân cấp.".

>> Xem thêm: Luật viên chức năm 2010

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Viên chức vừa được bổ nhiệm được xếp lương như thế nào?

Thưa luật sư! Tôi có ký hợp đồng làm việc dài hạn với giám đốc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng từ năm 2006 đến tháng 12/2014. Xin tóm tắt quá trình làm việc của bản thân như sau: năm 2006 đến năm 2012 tôi có bằng cấp chuyên môn là trung cấp xây dựng, được hưởng lương 1. 86 từ tháng 7/2006 đến tháng 8/2006, hưởng lương 2. 06 từ tháng 8/2008 đến tháng 7/2010, hưởng lương 2. 26 từ tháng 8/2010 đến tháng 11/2012. Đến tháng 12/2012 tôi tốt nghiệp bằng đại học xây dựng nên được hưởng lương 2. 67 từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2014.

Tháng 12/2014 đơn vị công tác tổ chức thi tuyển viên chức ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tôi có tham gia thi và trúng tuyển kỳ thi. Sau khi trúng tuyển tôi được ubnd huyện ra quyết định trúng tuyển. Theo quyết định trúng tuyển hệ số lương của tôi được hưởng 2. 34, thời gian nâng bậc lương lần sau tính kể từ ngày 22/11/2013 lý do ngạch tôi trúng tuyển là ngạch kỹ sư mã số v. 05. 02. 07, phải trừ 1 năm thử việc từ ngày có bằng tốt nghiệp đại học. Theo tìm hiểu của tôi qua các văn bản quy định nhận thấy việc áp dụng cho tôi chưa thỏa đáng, có nhiều thiệt thòi cho người lao động. Theo thông tư số: 79/2005/tt-bnv ngày 10/8/2005 của bộ nội vụ. Điều 9; điều 10; điều 15. Như vậy cho tôi hỏi việc xếp lương như trên có đúng không ?

Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ : Nghị định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì anh/chị được chuyển từ viên chức loại B sang viên chức loại A [A1].

Theo căn cứ khoản 3, Mục II, Thông tư số 02/2007/TT-BNV về hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức, thì: Trường hợp công chức, viên chức đủ tiêu chuẩn và điều kiện được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển loại công chức, viên chức từ loại A0 sang loại A1; từ loại B, loại C sang loại A [gồm A0 và A1] hoặc từ loại C sang loại B, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư 02/2007/TT-BNV.

Điểm a, Khoản 1, Mục II, Thông tư 02/2007/TT-BNV quy định, trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

Như vậy, khi anh/chị chuyển ngạch lương với hệ số 2,67 sang ngạch lương của ngạch kỹ sư với hệ số 2,34 là không đúng. Vì khi chuyển ngạch lương mới phải có hệ số bằng hoặc cao hơn gần nhất so với ngạch cũ. Như vậy, căn cứ vào bảng Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ thì hệ số lương của anh/chị phải là 3.0.

Sau 3 năm khi nhận quyết định giữ bậc ở ngạch lương mới thì anh/chị sẽ được nâng hệ số lương. Ngày 22 tháng 11 năm 2013 anh/chị có quyết định chuyển ngạch lương nên đến tháng 11 năm 2016 anh/chị sẽ được nâng lên hệ số lương mới ở ngạch mới.

Bên cạnh đó, Điều 10 Thông tư số 15/2012/TT-BNV có quy định:

Điều 10. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự

1. Người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:

a] Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên;

b] Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

2. Người được tuyển dụng đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu không có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự.

3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng [nếu có] tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.

Về việc phải trừ 1 năm thử việc từ ngày có bằng tốt nghiệp Đại học, anh xem xét xem anh có thuộc trường hợp này không. Do anh không cung cấp đủ thông tin nên chúng tôi không thể tư vấn rõ ràng cho anh hiểu được. .

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

5. Chồng có quyền bổ nhiệm vợ làm cấp phó ở đơn vị sự nghiệp công lập được không ?

Thưa luật sư, Điều kiện được bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan, tổ chức. Thủ tục và trình tự bổ nhiểm. Thẩm quyền bổ nhiểm. Xin luật sư cho biết thời hạn bổ nhiệm kế toán trưởng theo quy định của luật là bao lâu ?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn

Căn cứ quy định tại Thông tư liên tịch số 163/2013/TTLT-BTC-BNV quy định như sau:

" Điều 12. Thủ tục, thời hạn bổ nhiệm, bổ nhiệm lại kế toán trưởng, bố trí phụ trách kế toán

3. Thời hạn bổ nhiệm lại kế toán trưởng là 05 năm".

Thưa Luật sư! Tôi có vấn đề sau thắc mắc muốn nhờ Luật sư Tư vấn, mong nhận được phản hồi: Ông A hiện là thành viên của HĐQT, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trương của trường Cao đẳng tư thục B. Vậy, 1. Ông A có phải là cán bộ làm việc cơ hữu của Trường Cao đẳng này không? 2. Ông A có được phép ký hợp đồng làm giảng viên cơ hữu với Trường ĐH C không? Mong nhân được sự tư vấn của Luật sư Cám ơn Luật sư

=> Cán bộ cơ hữu được hiểu là những người làm việc được trả lương theo thang bậc lương, được đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng, được lập sổ bảo hiểm xã hội, được tham gia các tổ chức đoàn thể trong trường như công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ... Đây là trường Cao đẳng tư thục nên trường hợp này ông A là lãnh đạo làm việc cơ hữu của Trường chứ không phải cán bộ.

Ông A không được phép ký hợp đồng làm giảng viên hữu cơ với trường Đại học C mà chỉ có thể ký hợp đồng thỉnh giảng căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 64 Luật giáo dục có ghi : CBGD được hợp đồng thỉnh giảng và NCKH tại các trường ,cơ sở giáo dục và NCKH khác với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình ,kế hoạch do Nhà trường giao. Khoản 3 Điều 65 Luật giáo dục có ghi : Người được mời thỉnh giảng nếu là CBCC thì phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác .

Khoản b Điều 46 Điều lệ trường Đại học có ghi : Được ký Hợp đồng giảng dạy ,NCKH với các cơ sở đào tạo NCKH ,cơ sở sản xuất và các tổ chức kinh tế khác theo Quy chế của Bộ GD ĐT sau khi đã có sự đồng ý của cấp có thẩm quyền theo Quy định của Hiệu trưởng .

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động - Công ty luật Minh Khuê.

Video liên quan

Chủ Đề