Quyết định phê duyệt dự toán gói thầu xây lắp

Chủ đầu tư tự xác định, tự thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu

Thực hiện Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

Hỏi: [Đỗ Trung Sơn – ]

Khoản 1 Điều 18 Nghị định số10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã ban hành về thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu có nêu việc thẩm tra, thẩm định dự toán gói thầu quy định tại Khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định này thực hiện như đối với dự toán xây dựng công trình quy định tại Điều 13 Nghị định này. Nhưng không rõ về thẩm quyền thẩm định dự toán gói thầu đối với dự án, công trình quy định tại Khoản 4 Điều 17 [đối với dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình, chủ đầu tư tự xác định dự toán gói thầu trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi của gói thầu trong dự toán xây dựng công trình được duyệt nếu cần thiết].

Vậy xin hỏi đối với dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì thẩm quyền thẩm định dự toán gói thầu đối với dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình được quy định như thế nào? Và cơ quan nào được thẩm định dự toán gói thầu đối với dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình?

Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định số10/2021/NĐ-CP, đối với dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình nếu cần thiết phải xác định dự toán gói thầu thì chủ đầu tư xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình được duyệt.

Như vậy, sau khi dự toán xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật, trường hợp cần thiết phải xác định dự toán gói thầu thì căn cứ các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật chủ đầu tư tự xác định, tự thẩm định và phê duyệt dự toán gói thầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Cục Kinh tế Xây dựng

Nguồn: moc.gov.vn

Thank & Best Regards!

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & TƯ VẤN KIỂM TOÁN XÂY DỰNG

Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Các chi phí đầu tư xây dựng là các chi phí thực hiện trong quá trình hoạt động đầu tư xây dựng. Cùng với tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng là một trong các nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Dự toán gói thầu xây dựng [sau đây gọi là dự toán gói thầu] là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu được xác định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu. [quy định tại Khoản 1, Điều 16, Nghị định 10/2021/NĐ-CP]. Bàiv viết dưới đây chúng tôi sẽ trình bày về việc thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu

Điều 18, Nghị định 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ [Nghị định 10/2021/NĐ-CP] quy định như sau: 

"Điều 18. Thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu

1. Việc thẩm tra, thẩm định dự toán gói thầu quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định này thực hiện như đối với dự toán xây dựng công trình quy định tại Điều 13 Nghị định này.

2. Chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thầu quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 17 Nghị định này để thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

3. Chủ đầu tư tự thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 Nghị định này. Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định này.

4. Tùy theo đặc điểm, tính chất của gói thầu, việc điều chỉnh các khoản mục chi phí trong dự toán gói thầu quy định tại khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định này được thực hiện như quy định đối với điều chỉnh dự toán xây dựng công trình tại Điều 15 Nghị định này."

Từ quy định trên, việc thẩm định, thẩm tra, phê duyệt dự toán gói thầu được quy định như sau: 

1. Tổ chức thực hiện việc thẩm định dự toán gói thầu 

Việc thẩm tra, thẩm định dự toán gói thầu đối với dự án thực hiện thiết kế kỹ thuật tổng thể [FEED] để triển khai hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình [EPC], dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi gói thầu xác định trên cơ sở thiết kế FEED, đối với dự án, công trình được người quyết định đầu tư cho phép triển khai thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo từng gói thầu xây dựng, từng giai đoạn kế hoạch thực hiện dự án thực hiện như đối với dự toán xây dựng công trình quy định tại Điều 13 Nghị định 10/2021/NĐ-CP.

Xem thêm: 

Dự toán xây dựng công trình được thẩm định, thẩm tra như thế nào? [P1]

2. Phê duyệt dự toán gói thầu 

Chủ đầu tư xây dựng [sau đây gọi là chủ đầu tư] là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng. [căn cứ tại Khoản 9, Điều 3, Luật Xây dựng năm 2014]

Chủ đầu tư phê duyệt dự toán gói thầu đối với dự án thực hiện thiết kế kỹ thuật tổng thể [FEED] để triển khai hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình [EPC], dự toán gói thầu được xác định trên cơ sở các khoản mục chi phí thuộc phạm vi gói thầu xác định trên cơ sở thiết kế FEED, đối với dự án, công trình được người quyết định đầu tư cho phép triển khai thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo từng gói thầu xây dựng, từng giai đoạn kế hoạch thực hiện dự án, dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình để thay thế giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu. 

Điều 19, Thông tư 10/2021/NĐ-CP quy định giá gói thầu xây dựng là giá trị của gói thầu xây dựng được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu. Giá gói thầu xây dựng gồm toàn bộ chi phí cần thiết được tính đúng, tính đủ để thực hiện gói thầu xây dựng, kể cả chi phí dự phòng, phí, lệ phí và thuế. 

Giá gói thầu được cập nhật trước ngày mở thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu nếu cần thiết.

3. Các trường hợp chủ đầu tư tự thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu 

Chủ đầu tư tự thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng. 

Căn cứ tại Khoản 4, Điều 5, Thông tư 11/2021/TT-BXD, dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng gồm một số hoặc toàn bộ các thành phần chi phí sau: chi phí thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác có liên quan và chi phí dự phòng của gói thầu.

Trường hợp thuê tư vấn nước ngoài thì thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu tư vấn nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, cụ thể dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định trình người quyết định đầu tư phê duyệt. Trường hợp dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, giao cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt

Xem thêm: 

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Khách hàng: Thưa luật sư, xin hỏi: Trong chỉ định thầu hoặc chào hàng cạnh tranh gói thầu mua sắm thì chủ đầu tư có bắt buộc phải thực hiện việc phê duyệt dự toán gói thầu không?

Cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, đấu thầu, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Chào hàng cạnh tranh gói thầu chủ đầu tư bắt buộc thực hiện phê duyệt dự toán

Về cơ sở pháp lý:

-Luật Đấu thầu năm 2013.

Theo Điểm d, Khoản 2, Điều 22 Luật Đấu thầu quy định, việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e, Khoản 1 Điều này phải có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay.

"Điều 22. Chỉ định thầu

1. Chỉ định thầu đối với nhà thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a] Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

b] Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

c] Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

d] Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

đ] Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

e] Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a] Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;

b] Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

c] Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;

d] Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;

đ] Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;

e] Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

3. Đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu quy định tại khoản 1 Điều này và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại khoản 2 Điều này nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại các điều 20, 21, 23 và 24 của Luật này thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

4. Chỉ định thầu đối với nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a] Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký thực hiện;

b] Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện do liên quan đến sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc thu xếp vốn;

c] Nhà đầu tư đề xuất dự án đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất theo quy định của Chính phủ."

TheoĐiểm b, Khoản 2, Điều 23 Luật Đấu thầu, chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi có dự toán được phê duyệt theo quy định.

"Điều 23. Chào hàng cạnh tranh

1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a] Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

b] Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;

c] Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a] Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

b] Có dự toán được phê duyệt theo quy định;

c] Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu."

Theo đó, khi áp dụng hình thức chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh thì phải có dự toán được duyệt theo quy định nêu trên.
Trường hợp chủ đầu tư xác định giá gói thầu đã phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là phù hợp với giá thị trường tại thời điểm tổ chức đấu thầu gói thầu thì được lấy giá gói thầu làm dự toán là cơ sở để xét duyệt trúng thầu theo quy định.

2. Khái niệm gói thầu

Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật đấu thầu 2013

Theo đó: Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.

3.Điều kiện để nhà thầu, nhà đầu tư hợp lệ

TheoĐiều 5 của Luật Đấu thầu năm 2013quy định về Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư, cụ thể điều kiện để nhà thầu, nhà đầu tư hợp lệ như sau:

Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;

- Hạch toán tài chính độc lập;

- Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;

- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;

- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;

- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;

- Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

- Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;

- Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;

-Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;

- Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

-Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.

Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh.

4.Quy định của pháp luật hiện hành về giá gói thầu

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 35 Luật đấu thầu năm 2013,

Khoản 2 Điều 35 Luật đấu thầu này, giá gói thầu được quy định như sau:

- Có thể hiểu giá gói thầu chính là toàn bộ các chi phí đã được tính toán một cách đầy đủ và chính xác để thực hiện một gói thầu. Những chi phí này được tính bao gồm cả các chi phí dự phòng, các loại phí, lệ phí và thuế.

Cơ sở để xác định được giá của các gói thầu được tính như sau:

+ Đối với các gói thầu dự án thì giá gói thầu chính là tổng mức đầu tư. Riêng đối với gói thầu mua sắm thường xuyên thì giá gói thầu chính là dự toán [nếu có].

+ Đối với các gói thầu về cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi: giá của các gói thầu này được xác dịnh theo các thông tin về giá của các dự án đã thực hiện trong thời gian trước đó.

- Đối với những gói thầu có nhiều phần riêng biệt thì theo quy định cần phải ghi rõ giá ước tính của từng phần đó.

Lưu ý: Riêng đối với dự án thực hiện theo phương thức hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án – thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng [sau đây gọi là phương thức chìa khóa trao tay] thì sơ bộ tổng mức đầu tư phải xác định trên cơ sở khối lượng tính theo thiết kế sơ bộ kết hợp với các phương pháp khác để xác định giá gói thầu.

5.Thay thế giá gói thầu được pháp luật hiện hành quy định như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, việc thay thế giá gói thầu được thực hiện như sau:

Đối với trường hợp dự toán được duyệt cao hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

+ Nếu giá trị cao hơn này không làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì không cần phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

+ Trường hợp dự toán cao hơn làm vượt tổng mức đầu tư của dự án, dự toán mua sắm được duyệt thì phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Bên cạnh đó, có thể phải điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu nếu hình thức lựa chọn trong kế hoạch được duyệt không còn phù hợp.

- Trường hợp dự toán được duyệt thấp hơn giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu:

+ Nếu việc thấp hơn này không làm thay đổi hình thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

+ Trong trường hợp cần điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà thầu cho phù hợp với giá trị mới của gói thầu theo dự toán được duyệt thì phải tiến hành điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Đối với gói thầu xây dựng, việc thay thế gói thầu được xác định theo quy định tại Điều 12 Nghị định 68/2019/NĐ-CP và Hướng dẫn tại Khoản 6 Điều 14 Thông tư 09/2019/TT-BXD như sau:

- Trường hợp thời điểm tổ chức lựa chọn nhà thầu thực tế khác với kế hoạch triển khai của dự án thì chủ đầu tư phải tổ chức cập nhật giá gói thầu xây dựng theo mặt bằng giá ở thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu.

- Nếu giá gói thầu sau khi cập nhật cao hơn giá gói thầu xây dựng đã phê duyệt và làm vượt tổng mức đầu tư xây dựng của dự án, thì chủ đầu tư phải điều chỉnh chủng loại, xuất xứ vật tư, thiết bị đảm bảo yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật nhưng có giá phù hợp để không vượt tổng mức đầu tư và báo cáo Người quyết định đầu tư quyết định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật đấu thầu trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề