So sánh ẩm thực Việt Nam và mỹ

So Sánh Sự Khác Biệt Giữa Văn Hóa Người Mỹ Và Người Việt Nam

Ngày đăng: 18/09/2021 | Lượt xem: 3830 |

Mỗi quốc gia sẽ có một nền văn hóa khác nhau, và sự khác biệt này ảnh hưởng đến tính cách cũng như hành động của họ trong đời sống hằng ngày. Có thể thấy hiện nay người Việt Nam sinh sống tại Mỹ rất nhiều, nhưng họ vẫn luôn giữ được những đặc điểm vốn có của văn hóa người Việt Nam. Vậy lối sống, ngôn ngữ, cách ăn uống, cách chào hỏi,… của người Việt Nam và người Mỹ khác nhau như thế nào?

So Sánh Văn Hóa Ẩm Thực Phương Đông Và Phương Tây - Những Khác Biệt Không Phải Ai Cũng Biết

Trong khi ngườiphương Tây dùng dao-nĩa-thìa để ăn thì ngườiphương Đông lại dùng đũa; nếu phương Tây chuộng thịt trong bữa ăn chính thì phương Đông lại không thể thiếu cơm;… Tuy nhiên, dù là văn hóa ẩm thực của quốc gia nào, thì cả người phương Đông và phương Tây đều có xu hướng chung, đó là quây quần bên gia đình và người thân.

Ảnh nguồn Internet

Điểm khác biệt đầu tiên trong văn hoá ẩm thực nằm ở quan niệm về ẩm thực của hai châu lục:

Nền ẩm thực châu Á xoay quanh “Quan niệm ẩm thực thẩm mỹ”, đánh giá món ăn bằng màu sắc, hương vị, hình thức, cách trình bày. Một món ăn ngon phải hội tụ đủ các yếu tố thoả mãn thực khách về thị giác, khứu giác và vị giác. Người châu Á ưu tiên tính ngon miệng của món ăn và ít quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi món đó.

Ngược lại, người châu Âu lại theo “Quan niệm ẩm thực lý tính”. Họ thường ít chú ý đến mùi vị và hình thức của món ăn mà lại đặt yếu tố dinh dưỡng cung cấp trong một bữa ăn lên hàng đầu. Chính vì vậy, các món ăn của châu Âu thường khá nhạt so với khẩu vị của người Châu Á.

Các món ăn thường dùng kèm nước chấm như nước tương, nước mắm, kèm thêm ít chanh, ớt để tăng thêm sự đa dạng về hương vị cho món ăn.

Khám phá những nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Mỹ

Nước Mỹ có nền ẩm thực được hình thành từ nhiều nền văn hóa khác nhau. Do đó, công thức chế biến, cách bày trí lẫn cách thưởng thức món ăn ở đất nước này rất đa dạng. Đặc điểm nổi bật nhất trong văn hóa ẩm thực Mỹ mà ai cũng có thể thấy từ phim ảnh đến đời thực là người Mỹ rất chuộng thức ăn nhanh. Ngoài ra, ẩm thực Mỹ còn có những nét độc đáo nào và nên ăn món gì khi mua vé máy bay đi Mỹ? Cùng khám phá ngay nhé!

1. Đặc trưng trong thực đơn của người Mỹ

Bắt đầu từ giữa thế kỷ thứ 18, thực đơn của người Mỹ đã có sự thay đổi theo từng vùng. Cụ thể, những bang miền Nam nước Mỹ có thể trồng trọt hầu như quanh năm và lúa mỳ là một sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Người dân ở khu vực này thường dùng lúa mỳ làm bánh quy cho bữa ăn sáng cùng với thịt heo. Bên cạnh đó, thịt lợn muối – thực phẩm giàu protein cũng là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ bữa ăn nào. Nó thường được dùng với rau xanh để giảm đi cảm giác ngấy.

Lúa mỳ là loại thực phẩm được ưu tiên hàng đầu ở các bang miền Nam nước Mỹ

Trong khi đó, vụ mùa ở những tiểu bang thuộc miền Bắc nước Mỹ thì rất ít. Trước đây, họ đã từng dùng lúa mỳ để làm bánh mỳ nhưng về sau đã không thể phát triển được nữa mà chỉ nhập khẩu từ nơi khác với chi phí khá cao. Từ đó, các loại thức ăn thay thế bắt đầu xuất hiện như ngô và bánh kếp Johnny. Các loại rau củ được ưa chuộng ở miền Bắc nước Mỹ gồm có cải, hành, cải bắp, cà rốt, một số cây họ đậu, hạt mè, bí, bầu…

2. Phong cách chế biến thức ăn độc đáo

Một trong những đặc trưng làm nên thương hiệu của văn hóa ẩm thực Mỹ là họ có phong cách chế biến hoàn toàn mới. Trong quá trình hợp nhất văn hóa từ nhiều dân tộc và vùng miền khác nhau, các món ăn khi du nhập vào Mỹ đã được những đầu bếp và bếp trưởng người Mỹ biến đổi cả về công thức chế biến, cách bày trí lẫn cách thưởng thức. Sau một thời gian, các món ăn có nguồn gốc ngoại lai này đã hoàn toàn trở thành món ăn thuần Mỹ.

Hot dog là một trong những món ăn được ưa chuộng nhất ở Mỹ

Ta có thể thấy rằng, hot dog và hamburger là hai ví dụ điển hình cho lối dung hòa và sáng tạo trong văn hóa ẩm thực Mỹ. Hai món này được mang vào Mỹ bởi những người Đức nhập cư và ngày nay, chúng được xem là món ăn của người Mỹ.

Ngoài ra, văn hóa ẩm thực châu Á cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách nấu nướng của người Mỹ. Có thể nói rằng, thức ăn nhanh rất thông dụng ở Mỹ nhưng hiện nay, khẩu vị của người Mỹ đã có xu hướng khám phá các món ăn của châu Á. Chính vì thế mà ở Mỹ đã mọc lên không ít nhà hàng hay cửa hàng ẩm thực gốc Á như nhà hàng Nhật, nhà hàng kiểu Hàn, kiểu Thái hay kiểu Việt… và hơn hết những địa điểm ăn uống này không lúc nào vắng khách.

Ẩm thực Mỹ chịu ảnh hưởng không nhỏ từ văn hóa ẩm thực ở châu Á trong đó có cả Nhật Bản

3. Khám phá văn hóa ẩm thực Mỹ qua 3 bữa ăn trong ngày

Bữa sáng

Thực tế, người Mỹ không xem trọng bữa ăn sáng bởi một phần vì họ quá bận rộn, một phần vì họ muốn ăn kiêng. Thế nên, bữa sáng của họ thường rất qua loa. Một bữa sáng đơn giản của người Mỹ thường chỉ có một ly nước cam ép hoặc một tách café và bánh nướng phết peanut butter [mứt bơ làm từ hạt dẻ], loại bánh này rất ngon nhưng hơi mặn.

Một bữa ăn sáng hoành tráng của người Mỹ thường chỉ xuất hiện vào buổi sáng ngày chủ nhật

Trong khi đó, một bữa sáng thịnh soạn hơn sẽ gồm có trứng ốp la, bánh mỳ nướng, nước hoa quả hoặc nước trái cây nhưng bữa ăn này thường chỉ có vào buổi sáng chủ nhật mà thôi. Đa phần, người Mỹ thường bắt đầu một ngày làm việc vội vã trong tuần chỉ với một tách café – thức uống được ưa chuộng nhất ở Mỹ.

Bữa trưa

Đa phần bữa trưa của người Mỹ bắt đầu từ giữa trưa đến 2 giờ chiều. Người lớn thường ít khi về nhà để ăn trưa và trẻ em cũng đã ăn tại trường của mình. Một số người mang cơm chuẩn bị ở nhà và đựng trong túi giấy nên họ cần một bữa ăn trưa gọn – nhẹ. Do đó, sandwich luôn được ưu tiên hơn cả. Sandwich gồm hai miếng bánh mỳ kẹp lại với nhau, phết bơ, nước sốt, mù tạt, phần nhân còn có thêm thịt, cá hoặc gà và một ít pho mát.

Sandwich luôn là món ăn được ưu tiên trong bữa trưa bởi vị thơm ngon và tính tiện lợi

Phần nhân sandwich rất đa dạng và có thể thay đổi tùy theo từng khẩu vị. Các món sandwich lạnh thường có giăm bông và pho mát, đậu phộng, bơ, mứt và những lát thịt gà tây mỏng, cá ngừ, thịt bò nướng và xà lách. Riêng đối với những người ăn trưa ở nhà hàng thì thích dùng sandwich nóng hơn. Trong đó, hamburger và hot dog là hai món phổ biến nhất.

Những người làm văn phòng thường không có nhiều thời gian nghỉ trưa nên thường dùng thức ăn nhanh cho bữa ăn trưa

Riêng đối với nhân viên văn phòng, thời gian nghỉ trưa của họ thường chỉ kéo dài trong vòng 30 – 60 phút. Do đó, họ sẽ ăn thức ăn nhẹ hoặc không ăn cho bữa trưa. Những món như sandwich được mang đi từ nhà là phổ biến hơn cả. Nếu không, họ sẽ ăn các loại thức ăn nhanh như snack, khoai tây chiên, hamburger…

Bữa tối

Đối với người Mỹ, bữa tối là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày và thường bắt đầu lúc 18 giờ. Bữa ăn này thường rất hoành tráng với nhiều món gồm khai vị, món chính, tráng miệng và có cả đồ uống đi kèm. Các món khai vị phổ biến thường là salad, soup, bánh mỳ phết bơ hoặc pho mát. Món chính thường có thịt bò beefsteak, các món từ thịt cừu, thịt gà hoặc vịt, hải sản.

Người Mỹ có thói quen dùng bữa tối cùng người thân trong gia đình giống như người Việt Nam

Sau đó họ sẽ ăn tráng miệng bằng kem, bánh chanh, bánh táo hoặc bánh pudding nhân trái cây. Trong các bữa tối của người Mỹ thường không thể thiếu rượu vang đỏ hoặc trắng, bia, soda, nước lọc có gas hoặc coca cola.

Bữa ăn tối ở Mỹ thường bắt đầu khá sớm nên người dân ở đây thường có thói quen ăn nhẹ trước khi đi ngủ. Các em nhỏ thường ăn bánh ngọt hoặc uống sữa và người lớn thường ăn trái cây, bánh ngọt và dùng một chút rượu vang hoặc hoặc rượu mạnh.

Đối với những ngày cuối tuần, người Mỹ thường tổ chức tiệc nướng tại nhà để mọi người trong gia đình có thể quây quần bên nhau. Họ cũng mời thêm bạn bè cùng tham gia để bữa tiệc trở nên náo nhiệt hơn. Nếu cuối tuần là ngày có thời tiết đẹp, họ sẽ tổ chức cắm trại, picnic tại công viên và mang theo thức ăn để chế biến hoặc mang theo thức ăn đã chuẩn bị sẵn ở nhà.

Vào những ngày cuối tuần đẹp trời, người Mỹ thường chuẩn bị sẵn thức ăn để đi dã ngoại ở công viên

Khẩu phần ăn của người Mỹ thường nhiều hơn so với người châu Á. Thế nên, bạn đừng ngạc nhiên khi đến một nhà hàng nào đó và thấy trên bàn ăn có rất nhiều món. Tuy nhiên, người Mỹ chỉ gọi món trong khả năng họ có thể ăn hết để tiết kiệm. Nếu không, họ sẽ yêu cầu gói số thức ăn còn dư lại để mang về nhà dùng vào bữa tiếp theo.

4. Một số món ăn phổ biến trong văn hóa ẩm thực Mỹ

Pizza

Ngoài hot dog và hamburger thì pizza cũng được người Mỹ xem là cứu cánh cho những ngày bận rộn. Pizza là món ăn đặc trưng của Ý nhưng kể từ khi du nhập vào Mỹ, nó đã trở thành một trong những món ăn tiện lợi và thuộc dạng best seller. Mỗi tiểu bang ở Mỹ đều có một phong cách chế biến pizza khác nhau. Trong đó, pizza đế dày của Chicago là nổi tiếng nhất.

Pizza đế dày Chiacago là ví dụ điển hình cho sự sáng tạo nên biến tấu độc đáo từ món pizza gốc Ý của người Mỹ

Pizza đế dày [deep-dish pizza] có phần vỏ bánh cao, dày với phần lượng phô mai và sốt cà chua nhiều hơn gấp đôi có khi hơn so với pizza thông thường. Thưởng thức một chiếc pizza đế dày với phần nhân đầy ắp sẽ khiến bạn no căng bụng và vô cùng hài lòng.

Thịt nướng

Người Mỹ rất thích thịt nướng nên đa phần các gia đình ở ngoại ô đều có một lò nướng thịt kiểu nhỏ. Họ có thể thưởng thức thịt nướng ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ thời gian nào trong năm. Thịt nướng ở Mỹ có rất nhiều cách chế biến, trong đó nổi tiếng nhất là thịt nướng theo kiểu Texas. Thịt sườn được hun khói từ từ trên gỗ cháy cho đến khi chín mềm và rơi khỏi xương, ăn kèm với nước sốt đặc biệt và rau xanh thì không còn gì sánh bằng.

Thịt nướng kiểu Texas là nổi tiếng nhất và được thực khách ưa thích nhất

Bánh chanh

Bánh chanh một trong những loại bánh tráng miệng rất được ưa chuộng ở Mỹ. Ngoài ra, bánh cũng rất được dùng nhiều trong những ngày thời tiết nóng bức. Bánh được làm từ các nguyên liệu như nước cốt chanh, sữa đặc có đường, lòng đỏ trứng, bột mỳ, bơ… Bánh sau khi nướng xong có lớp vỏ giòn tan và vị chua chua, ngọt ngọt hấp dẫn. Một số cửa hàng còn cho thêm kem tươi và hạt dẻ hoặc rắc đường bột lên bề mặt bánh để tăng thêm sức hấp dẫn.

Món bánh chanh với vị chua thanh mát và ngọt béo vừa phải luôn khiến các tín đồ bánh ngọt xiêu lòng

Văn hóa ẩm thực Mỹ với nhiều nét đặc trưng độc đáo, luôn khiến bao người phải tò mò và muốn khám phá. Ngoài các món ăn bản địa, Mỹ còn là nơi hội tụ của vô số món ăn hấp dẫn đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Đặc biệt, một số món ăn ngoại quốc khi du nhập vào Mỹ còn được các đầu bếp ở đây thay đổi công thức chế biến để tạo nên nhiều biến tấu độc đáo hơn. Thế nên, khi bạn có dự định mua vé máy bay EVA Air đi Mỹ để nghỉ dưỡng thì đừng quên khám phá văn hóa ẩm thực ở đây để chuyến đi của mình được trọn vẹn hơn nhé!

Xem thêm

Đã qua rồi cái thời mà người Việt Nam chân ướt chân ráo đến Mỹ thường than thở thức ăn ở xứ này khó ăn, vị nhạt nhạt, beo béo, ăn bánh mì, bơ sữa, pho mát cứ thấy lạt miệng, càng thèm cơm.

Phóng to
Chợ người Việt Nam phong phú mặt hàng
Đã qua rồi cái thời mà người Việt Nam chân ướt chân ráo đến Mỹ thường than thở thức ăn ở xứ này khó ăn, vị nhạt nhạt, beo béo, ăn bánh mì, bơ sữa, pho mát cứ thấy lạt miệng, càng thèm cơm.

Giờ đây, nơi nào có người Việt sinh sống, ở đó chợ Việt Nam và ngoài chợ không thiếu thứ gì. Tuy nhiên, theo ý nhiều người, để giữ gìn và duy trì bản sắc văn hóa ẩm thực Việt Nam cho các thế hệ kế tiếp không phải là chuyện dễ!

Chất Việt trong thực phẩm

Nước Mỹ quy tụ nhiều sắc dân, nhiều phong tục tập quán nên về thực phẩm luôn có sự phân biệt vì các dân tộc vẫn giữ được truyền thống riêng của họ. Do đó, đã hình thành các chợ thực phẩm phục vụ cộng đồng dân cư đến từ các nước khác nhau: chợ Hàn Quốc, chợ Hoa, chợ Mễ, chợ Trung Đông [không bán thịt heo], chợ Việt Nam…

Tất nhiên, người Việt sống trên đất Mỹ thích đi chợ Việt Nam vì chỉ ở đó mới có những nguyên liệu chế biến món ăn đậm chất quê hương. Chợ Việt Nam có đủ các loại rau nấu canh như rau muống, rau đay, mùng tơi, rồi bầu bí, mướp, có cả các loại rau thơm như húng quế, tía tô, kinh giới, diếp cá... Muốn mua bún, bánh phở, mì sợi, mì gói, nấm mèo, măng khô, các loại gia vị để nấu phở bò, phở gà, cà ri, bún bò Huế, bún riêu, bò kho, cá kho tộ thì đến chợ Việt Nam đều được như ý. Riêng gạo thường đóng gói khoảng 25kg/bao, giá rẻ hơn nhiều so với chợ Mỹ.

Dạo sau này, nhiều loại trái cây đặc sản của miền nhiệt đới cũng được nhập vào Mỹ như sầu riêng, nhãn, vải, chôm chôm, măng cụt...

Thịt, cá ở chợ Việt Nam cũng phong phú và rẻ hơn so với các chợ Mỹ. Chợ Mỹ chỉ có vài loại cá thông thường như cá hồi, cá basa, cá hồng, cá rô phi ở dạng fillet và giá khá đắt. Trong khi đó, chợ Việt Nam có đủ loại cá quen thuộc như chim đen, chim vàng, mú, điêu hồng, mè, thu... Đặc biệt, hầu hết các chợ Việt Nam đều có dịch vụ làm cá, chiên cá miễn phí, rất thuận tiện cho các bà nội trợ.

Có được điều đó là do nhiều trại rau của người Việt đã hình thành. Do biết áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nên người trồng rau có rau cung cấp quanh năm cho các chợ với giá rẻ, khiến cho các gia đình người Việt không cần trồng rau ở vườn sau nhà như trước nữa.

Bữa cơm gia đình của người Việt

Ở Mỹ, dù cả hai vợ chồng đều đi làm hay chỉ có một người đi làm thì người kia cũng rất bận rộn với công việc nhà cửa, con cái. Gia đình nào cũng đi chợ vào một trong hai ngày cuối tuần. Mỗi lần như vậy ai cũng mua thật nhiều, chất đầy xe đẩy của chợ. Nhà nào cũng phải có một cái tủ lạnh lớn cỡ 280 lít trở lên mới chứa hết thức ăn cho cả tuần.

Gia đình chị Minh trước kia ở Philadelphia. Khi người anh đầu của chị ở California bảo lãnh cha mẹ già từ Việt Nam sang Mỹ, vì muốn gần gũi cha mẹ, vợ chồng chị Minh chấp nhận chuyển công việc, bán nhà lớn ở Philadelphia, mua nhà nhỏ ở Garden Grove để sống chung với cha mẹ.

Do gia đình vừa có người già, vừa có con nhỏ, khi đi chợ, ngoài thịt cá mua về chia ra bỏ vào những túi nhỏ để dễ xả đá mỗi lần nấu ăn, lúc nào chị Minh cũng phải mua vài bó rau đay, mồng tơi, rau dền, mướp, bầu, bí… để nấu những món mà cha mẹ chị thích cho đỡ nhớ quê hương. Các con chị ăn trưa ở trường, dù quen thức ăn Mỹ nhưng chúng cũng rất thích những món ăn Việt như cá bông lau kho tộ, thịt bò xào rau muống, canh chua cá mú, canh cá nấu ngót...

Bạn bè con chị rất thích ăn món phở do chị chế biến, nhất là đám bạn người Mỹ. Chúng thích thú thưởng thức vị ngon ngọt của nước lèo hay ngắt từng lá rau húng quế, ngò gai bỏ vào tô phở và đặc biệt là cách sử dụng đũa của người Việt.

Vào dịp đi chợ cuối tuần, các bà nội trợ thường trổ tài, chế biến những món ăn đặc biệt hơn như phở, bún bò, bún riêu, gỏi... để cả gia đình cùng… nức nở khen ngon.

Đặc sản Việt Nam

Phóng to
Khu vực bán cá trong chợ người Việt
Người Việt ở Mỹ vẫn giữ thói quen thỉnh thoảng tổ chức gặp gỡ, ăn uống nhân dịp lễ lạt, giỗ chạp… Trong những bữa tiệc luôn có món chả giò và gỏi cuốn - hai món không chỉ người Việt thích mà người bản xứ cũng rất mê. Chị Minh vì có cha mẹ ở cùng nên nhà chị là nơi các anh chị thường tập trung đến để chuyện trò, ăn uống.

Các món chả giò, gỏi cuốn tôm thịt, mì xào luôn hiện diện trong những dịp này. Đây cũng là món mà người Việt thường giới thiệu cho bạn bè thuộc dân tộc khác. Đôi khi chị làm thêm món bánh xèo vì nguyên liệu làm bánh xèo cũng có sẵn ở chợ [từ bột bánh xèo, đến các loại rau sống, chanh, ớt, tỏi làm nước mắm].

Theo chị Minh, bí quyết giúp chả giò có độ giòn lâu là chiên hai lần. Chị mua chả giò đông lạnh trong các tiệm food to go gần nhà. Ở đó, sau khi cuốn chả giò, người ta chiên sơ một lần cho hơi vàng, sau đó bỏ vào tủ cấp đông. Chị Minh mua chả giò về cho vào tủ lạnh, khi sắp chiên thì lấy ra, không cần xả đá, bỏ thẳng chả giò vào chảo dầu, chiên nhỏ lửa. Ở các cửa tiệm food to go, những món ăn Việt Nam như cơm chiên, gỏi, mì xào thập cẩm, nem nướng… cũng có đủ. Nhiều người bận việc vẫn mua thức ăn chế biến sẵn ở đó.

Nỗi lo đặc biệt

Giờ đây, tuy thức ăn Việt Nam không thiếu, nhưng nhiều người phải công nhận một sự thật là giới trẻ sinh ra và lớn lên tại Mỹ đã dần bị Mỹ hóa, kể cả phương tiện ẩm thực.

Vợ chồng anh T. sống ở Mỹ đã ba mươi năm. Khi còn nhỏ, các con anh rất thích món ăn Việt Nam, nhưng lớn lên, chúng lại bị “dị ứng” với các món mà vợ chồng anh quen ăn như canh rau đay, mùng tơi, cà pháo, mắm tôm… Anh T. cho rằng có lẽ thế hệ anh là thế hệ cuối cùng ở Mỹ biết ăn loại canh này. Các con anh bảo cơm có quá nhiều carbonhydrate, ăn một chén cơm chan canh rau mùng tơi không được bao nhiêu chất bổ mà chỉ làm cho cơ thể mập ra! Thế rồi chúng dứt khoát không ăn nữa!

Chúng đâu biết rằng một bó rau đay nhỏ giá 2 USD chỉ đủ nấu nồi canh, trong khi đó một ký thịt heo chỉ có 3 USD! Dù vào mùa hè, các nông trại trồng rau nhiều nên giá rẻ nhưng so với các loại rau của người bản xứ như bắp cải, xà lách, đậu hòa lan, broccoli, spinach… thì rau Việt Nam vẫn đắt hơn nhiều.

Xem ra, người Việt trẻ giờ đây bắt đầu chê một số món ăn đậm chất quê hương và khoái ăn hamburger, hot dog với rau lạnh như coleslaw, mash potato, khoai tây chiên, pizza và spaghetti của Ý, taco của Mễ, sushi của Nhật… Không biết đó có phải do thói quen ăn uống được hình thành từ nhỏ ở các trường học Mỹ hay là sự “giao thoa văn hóa ẩm thực” giữa các dân tộc, kiểu như người bản xứ thích món chả giò, mì xào, phở của Việt Nam?

Người Việt ở Mỹ không còn cái thời ăn một bó rau muống cũng tiếc đứt ruột vì quá đắt. Các gia đình chẳng còn phải cặm cụi trồng rau sau vườn. Giờ đây, muốn gì ra chợ là có, vậy mà các bà nội trợ cũng bắt đầu kêu ca rằng quanh đi quẩn lại chỉ nhiêu đó món, riết rồi không biết nấu món gì!

Trong gia đình, có người thích món ăn Việt, có người lại thích món Mỹ. Do đó, để dung hòa, hầu như gia đình nào cũng duy trì bữa cơm “hợp chủng quốc”, vừa có món Việt, vừa có món Mỹ. Tuy nhiên, điều mà nhiều người Việt lớn tuổi e ngại nhất là đến lúc nào đó, bọn trẻ chẳng những không biết chế biến, mà cũng chẳng biết ăn và quan tâm đến văn hóa ẩm thực Việt Nam nữa!

Mục lục

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Toplist mới

Bài mới nhất

Chủ Đề