Sự khác biệt giữa phổ thông và đại học về phương pháp học

Sự khác biệt rõ rệt giữa đại học và phổ thông

Giảng đường
Hãy bấm Thích nếu bạn thích tin này
Những tưởng rời khỏi sự gò bó ở cấp 3 sẽ thoải mái lắm nhưng chính sự khác biệt giữa đại học và phổ thông sẽ tiếp tục làm bạn mệt mỏi đấy.
Ranh giới giữa đại học và học phổ thông vừa là trải nghiệm vừa là thử thách với các bạn sinh viên năm nhất. Ở ngưỡng cửa đó, bạn phải đối diện với sự khác biệt giữa đại học và phổ thông, có thể bạn sẽ mất một thời gian để quen dần với những điều mới mẻ ở một môi trường mới mẻ và rộng lớn này.

Môi trường học tự do


Chắc hẳn là bạn vẫn còn nhớ những ngày học cấp 3 thường phải luống cuống chạy đến lớp để kịp giờ học, một buổi nghỉ học cũng phải viết giấy xin phép với đầy đủ chữ ký của phụ huynh?Thế nhưng, khi lên đại học, hầu như việc bạn có đến lớp hay không, đến trường đúng giờ hay đi muộn cũng chẳng mấy ai bận tâm đến bạn, miễn là bạn đảm bảo đủ số giờ học cần thiết và đủ hết các bài kiểm tra trong lớp để được thi cuối kỳ.

Vì thế, việc trốn tiết, nghỉ học cũng đã trở thành điều quá quen thuộc với đa phần các bạn sinh viên. Giữa giảng đường với hàng trăm con người, chỉ sau một vài phút điểm danh, bạn có thể ngồi ngủ say sưa trong một góc khuất nào đó của giảng đường, hay nghịch điện thoại dưới gầm bàn, rồi rì rầm buôn chuyện, tám đủ thứ mà không lo bị "hứng" một viên phấn vào đầu hay bị giáo viên phạt đứng góc lớp như những ngày học ở phổ thông.


Ở đại học, gần như là không ai quản lý việc bạn có đến lớp làm gìhay không

Tuy nhiên, chính môi trường học tập tự do ở đại học lại vô tình tạo ra thử thách đối với tất cả các sinh viên. Bạn muốn điểm số của mình cao vút hay rớt môn, nợ môn; bạn có học hành nghiêm túc hay trượt dài theo sự lười biếng, điều đó phù thuộc hoàn toàn vào sự tự ý thức và ý chí của chính bản thân bạn. Sẽ không ai giúp bạn đâu, việc học của bạn, bạn phải tự lo mà thôi.

Trang phục đi học - freestyle


Đây có lẽ là điểm tuyệt vời khiến các tân sinh viên thích thú nhất. Nếu như ở phổ thông, hình ảnh của mình và bạn bè "đóng khung" trong những bộ đồng phục áo trắng, quần tây, chân váy xếp ly hay áo dài trắng thướt tha đã quá quen với bạn thì khi lên đại học, bạn cứ như được trở về làm chính mình vậy, được ăn mặc tự do theo phong cách thoải mái hơn, tự tin thể hiện cá tính của bản thân hơn. Sẽ không còn cảnh những nam sinh vội vàng "đóng thùng" trước khi bước vào cổng trường, các nữ sinh cũng không còn phải sợ sệt giám thị và thầy cô khi trót lỡ nhuộm tóc hơi sáng màu một chút nữa .
Nhưng việc gì cũng có tính hai mặt của nó, chính sự thoải mái trong môi trường đại học, khiến nhiều sinh viên thể hiện phong cách thái quá, thể hiện cá tính một cách quá đà mà không quan tâm người khác nghĩ gì. Bạn vẫn còn đi học cơ mà, chứ trường học chẳng phải là nơi bạn trình diễn thời gian. Nếu như không muốn một ngày đẹp trời nào đó, hình ảnh của mình xuất hiện bất ngờ trên facebook hoặc các trang báo với tiêu đề: Sinh viên đại học ăn mặc hở hang hoặc thời trang mát mẻ, lố lăng của sinh viên trên giảng đường thì đừng biến giảng đường thành nơi catwalk của chính bạn với những style phản cảm như quần short, váy ngắn hay áo mỏng tanh nhé.


Được tự do khoe cá tính ở môi trường đại học, nhưng hãy nhớ đừng quá đi xa với định mức sinh viên

Giáo viên chỉ là người hướng dẫn


Khác với hình ảnh của những giáo viên chủ nhiệm ngày nào cũng đến lớp, theo dõi tình hình học tập của cả lớp, gần gũi, quan tâm tới tất cả các thành viên như hồi học phổ thông, đa phần giáo viên chủ nhiệm ở đại học là người gần như là xa lạ với sinh viên. Các thầy cô chủ nhiệm chỉ xuất hiện chớp nhoáng một vài lần nhất định nào đó vào mỗi năm học khiến nhiều bạn thậm chí còn chẳng nhớ mặt, nhớ tên. Các giảng viên bộ môn khác cũng chẳng là ngoại lệ, thầy cô đến lớp giảng bài và ra khỏi lớp khi hết tiết, rất khi nhớ mặt nhớ và tên sinh viên nếu bạn không thật sự là sinh viên nổi bật.

Như thế, ở đại học giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, hay giải đáp thắc mắc, không còn là người kèm cặp, nhắc nhở bạn thường xuyên như ngày phổ thông đâu. Hãy gạt bỏ thói quen phụ thuộc vào giáo viên như những ngày xưa đi nhé!

Đại học đồng nghĩa với tự học

Với nhiều bạn sinh viên, ký ức về những ngày học phổ thông là thầy đọc - trò chép, thầy đặt câu hỏi - trò tìm đáp án trong sách giáo khoa để phát biểu Cách học thụ động này sẽ phải hoàn toàn chấm dứt khi bạn bước chân lên đại học.

Như đã nói ở trên, đại học, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, không kèm cặp từng li từng tí cho sinh viên, nếu có thì họa hiếm lắm mới có giáo viên dành sự ưu ái đó cho lớp nào đó. Vì thế sinh viên phải tự tìm ra phương pháp học phù hợp với mình, phải chủ động trong tư duy để tìm hiểu kiến thức, tự tìm đọc thêm các nguồn tài liệu khác ngoài giáo trình và bài giảng của thầy cô, phải đặt câu hỏi để thảo luận, phản biện với giáo viên hoặc với sinh viên khác Khi đến kì thi, bạn cũng phải tự mình ôn luyện, "vật lộn" cùng với cuốn giáo trình dầy cộp, mà đôi khi không có bất cứ sự định hướng nào, rồi phải đối mặt với biết bao là báo cáo, tiểu luận, thuyết trình mà đôi khi cũng chẳng được giáo viên hướng dẫn gì cả.


Đại học có nghĩa là tự học, tự tìm tòi chứ chẳng còn ai "dọn" sẵn cho bạn mọi thứ nữa đâu

Vào đại học nghĩa là ít nhất bạn đã 18 tuổi bước vào cái tuổi trưởng thành, vì vậy hãy tự tạo cho mình thói quen chủ động và tự lập trong tất cả mọi việc, chẳng ai có thể bên bạn chăm lo từng li từng tí nữa rồi, quen dần với sự khác biệt giữ đại học và phổ thông đi ngay thôi bạn trẻ à!
Trân Nguyễn
[Theo Tri Thức Trẻ]
Hãy bấm Thích nếu bạn thích tin này
Bấm Thích để đăng ký thành viên cộng đồng Tạp Chí Sinh Viên

Tin liên quan

  • ​Thịnh Suy cùng dàn khách mời đặc biệt khác hội tụ tại VGUs Amore!
  • Đại học có học phí cao top 2 Việt Nam đầu tư Prom như thế nào?
  • Nữ sinh mặc nội y thuyết trình
  • 4 trường đại học Việt Nam lọt Top 350 QS Asia University Rankings
  • Giải đáp thắc mắc về kỳ thi THPT quốc gia 2018
  • Những món quà 8.3 ý nghĩa của các nam sinh lớp 11
  • Hơn 5000 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường quân đội năm 2018
  • Tuyển thủ U23 Việt Nam xuất hiện trong đề văn ở Bình Dương
  • Tuyển sinh 2018 - 8 nhóm ngành thiếu thốn nhân lực
  • Sinh viên Đại học Lạc Hồng tự tin trên đất Nhật

Bình luận bạn đọc

Video liên quan

Chủ Đề