Sự sinh trưởng trong nuôi cấy liên tục diễn ra như thế nào

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

1. Nuôi cấy không liên tục

Quảng cáo

   - Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất.

   - Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha :

   + Pha tiềm phát [pha lag] : quần thể thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

   + Pha luỹ thừa [pha log] : quần thể sinh trưởng với tốc độ cực đại và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng rất nhanh do số tế bào sinh ra cao gấp nhiều lần so với số tế bào chết đi.

Quảng cáo

   + Pha cân bằng : số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian do số tế bào sinh ra tương đương với số tế bào chết đi.

   + Pha suy vong : số lượng tế bào trong quần thể giảm dần do số tế bào sinh ra ít hơn số tế bào bị huỷ hoại, chất dinh dưỡng dần cạn kiệt và chất độc hại tích luỹ ngày càng nhiều.

2. Nuôi cấy liên tục

   - Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường được bổ sung liên tục chất dinh dưỡng đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.

   - Trong nuôi cấy liên tục, quần thể vi khuẩn không trải qua pha tiềm phát và suy vong.

   - Nuôi cấy không liên tục được ứng dụng trong sản xuất sinh khối vi sinh vật và tổng hợp các hợp chất có hoạt tính sinh học như vitamin, hoocmôn, chất kháng sinh,…

Quảng cáo

Xem thêm lý thuyết trọng tâm Sinh học 10 và các dạng bài tập có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

chuyen-de-sinh-truong-va-sinh-san-cua-vi-sinh-vat.jsp

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. Nuôi cấy không liên tục Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục.

1. Nuôi cấy không liên tục

Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất được gọi là môi trường nuôi cấy không liên tục.

Số tế bào trong bình sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t là :

Nt = N0 X 2n.

Quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục sinh trưởng theo một đường cong gồm 4 pha [hình 25]:

Hình 25. Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục

a] Pha tiềm phát [pha lag]

Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất.

Quảng cáo

b] Pha lũy thừa [pha log]

Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.

c] Pha cân bằng

Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.

d] Pha suy vong

Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều.

2. Nuôi cấy liên tục

Trong nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, các chất qua chuyển hóa tích lũy ngày càng nhiều đã ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. Để tránh hiện tượng suy vong của quần thể vi sinh vật, người ta luôn đổi mới môi trường nuôi cấy bằng cách bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương, đó là nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục. Người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục trong sản xuất sinh khối để thu nhận prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh, các hoocmôn …

Khi nói đến sự sinh trưởng của vi sinh vật, người ta thường nói đến:

Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính từ

Môi trường nuôi cấy không liên tục là

Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là:

Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường nuôi cấy

Các hình thức sinh sản chủ yếu của VSV nhân sơ là

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG

- Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.

- Thời gian thế hệ là thời gian từ khi xuất hiện một tế bào đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi [Kí hiệu: g].

+ Ví dụ: E.Coli cứ 20 phút tế bào phân đôi 1 lần.

- Mỗi loài vi khuẩn có thời gian riêng, trong cùng một loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện g khác nhau.

II. SỰ SINH TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ VI KHUẨN

1. Nuôi cấy không liên tục

- Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.

- Các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục: 4 pha.

a] Pha tiềm phát [pha Lag]

- Vi khuẩn thích nghi với môi trường.

- Số lượng tế bào trong quần thể không tăng.

- Enzim cảm ứng được hình thành.

b] Pha lũy thừa [pha Log]

- Vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa.

- Hằng số M không đủ theo thời gian và là cực đại đối với một số chủng và điều kiện nuôi cấy.

c] Pha cân bằng

- Số lượng vi sinh vật đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian là do:

+ Một số tế bào bị phân hủy.

+ Một số khác có chất dinh dưỡng lại phân chia.

d] Pha suy vong

- Số tế bào trong quần thể giảm dần do:

+ Số tế bào bị phân hủy nhiều.

+ Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt.

+ Chất độc hại tích lũy nhiều.

2. Nuôi cấy liên tục

- Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.

- Điều kiện môi trường duy trì ổn định.

- Ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtêin đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn…


Page 2

SureLRN

Video liên quan

Chủ Đề