Sữa mẹ để tủ mát được bao lâu

Trong 6 tháng đầu sau sinh, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn để đạt được sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe tối ưu. Từ tháng thứ 6 trở đi, trẻ có thể ăn dặm, tập làm quen với những thực phẩm thô nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt đối với trẻ.

Những trường hợp mẹ phải đi làm, núm vú tụt vào trong, hoặc mẹ không thể trực tiếp cho con bú được do những bệnh lý… thì người mẹ có thể vắt sữa ra cho trẻ uống bằng thìa. Khi vắt sữa như thế mẹ sẽ không bị mất sữa mà ngược lại giúp duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài.

Dưới đây là chi tiết cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ đúng cách nhất được trích dẫn trong cuốn Tài liệu Hỏi – đáp Dinh dưỡng và Vệ sinh thực phẩm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia:

Thời gian bảo quản sữa mẹ đã vắt ra khỏi bầu vú

Khi vắt sữa ra, bầu sữa trống sẽ kích thích tuyến yên tiết ra chất prolactin giúp việc tạo sữa nhiều hơn. Mỗi ngày bạn có thể vắt sữa từ 5-7 lần và sữa được vắt ra nên để vào trong tủ lạnh. Nếu để ở ngăn đá có thể bảo quản được 7 ngày, nếu để ở ngăn lạnh bảo quản được 24h. Trước khi cho bé bú nên ủ ấm sữa lại.

Sữa mẹ sau khi được vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng [khoảng 26-28 độ C] là 6 giờ; nhiệt độ thấp hơn là 8-10 giờ.

Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4 giờ; trời nóng là dưới 1 giờ.

Nguyên nhân là vì sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.

Số lượng sữa vắt trong một lần

Với bé dưới 6 tháng tuổi, bạn nên vắt sữa với số lượng ít mỗi lần, khoảng 100-150ml là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn [hoặc do mẹ phải đi làm cả ngày], số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé nhưng cũng không nên lạm dụng [khi đi làm về, mẹ có thể cho con bú].

Lưu ý:

Cần luộc sôi bình đựng sữa, dụng cụ vắt sữa, rửa tay sạch, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa. Hiện tại có nhiều dụng cụ được bán ở các siêu thị giúp việc vắt sữa dễ dàng thuận lợi hơn so với việc vắt hàng ngày.

Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 24 giờ.

Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Nếu vắt sữa mẹ ra đựng trong ngăn dụng cụ sạch, cho ngay vào ngăn đá tủ lạnh giữ được 7 ngày, thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng [Phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng mở cửa tủ] và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác.

Khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài ủ ấm rồi dùng cho trẻ. Tuy nhiên không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho trẻ dùng sớm nhất có thể.

Nếu muốn sử dụng túi trữ sữa, cha mẹ nên lưu ý:

Thứ nhất, sữa có khả năng dính vào 2 bên mép túi, làm giảm khối lượng sữa.

Thứ hai, sữa đựng trong túi thường có nguy cơ bị rò rỉ nhiều hơn. Một số hãng sản xuất ra những chiếc túi đựng sữa chất lượng tốt nhưng giá thành lại khá đắt. Để tiết kiệm, bạn có thể mua 2 loại túi: Một loại dùng trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh; loại đắt hơn dùng đựng sữa trong ngăn đá. Điều này sẽ giảm những vết rách nhỏ xuất hiện trên bề mặt túi.

Sữa bảo quản trong tủ lạnh thường có lớp váng nổi trên bề mặt nhưng bên dưới sữa nhìn trong như nước. Để sử dụng bạn nên lắc đều bình sữa, hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm là cho bé ăn được.

Nếu sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng thì trước khi cho bé bú, bạn có thể ngâm bình sữa vào một bát nước ấm [không cần hấp cách thủy].

Nếu sữa trong bình [túi] có màu trắng đục như đám mây sau khi rã đông thì có khả năng sữa đã bị rò. Không nên cho bé ăn sữa này vì nó không đảm bảo chất lượng.

Hỏi - 20/05/2014
Chào bác sĩ! Con em nay được 1 tháng rưỡi, lúc sinh bé nặng 2k7, đến nay bé được 4kg rưỡi, bé bú mẹ hoàn toàn, vì bé chỉ có thể bú 1 bên vú nên bên còn lại em vắt ra bình cho bé bú. Nếu bé bú không hết em bảo quản nóng trong bình giữ nhiệt. Em không biết sữa mẹ vắt ra vậy có thể bảo quản trong bao lâu vì sữa nhiều vắt ra bé bú không hết, để lại cho cử bú sau có ảnh hưởng gì không? Em không muốn bỏ sữa muốn cho bé bú hết vì em vắt hết sữa nếu bé bú không hết em sợ bé không đủ chất béo như bú mẹ tự nhiên? Mong hồi âm của bác sĩ!

Trả lời

Chào bạn! Hiện con bạn tăng cân tốt. Nếu trẻ bú không hết bạn nên bảo quản sữa trong tủ lạnh thì bé có thể sử dụng lâu.   Việc bảo quản nóng sữa mẹ trong bình chỉ sử dụng được 1 thời gian ngắn. Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1-3 ngày. Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng [phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng – mở cửa tủ] và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác. Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, bạn nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho bé dùng sớm nhất có thể.

Thân mến! BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Sữa mẹ để trong ngăn mát được bao lâu? Các mẹ có biết sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Để đảm bảo con mình được lớn nên an toàn bằng sữa mẹ, không ít mẹ đã thực hiện giải pháp trữ sữa rồi đem bảo quản chúng trong tủ lạnh. Tuy nhiên liệu các mẹ có biết cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách hay thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh là bao lâu không?

Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh làm sao cho đúng. Nội dung bài Blog sẽ gồm: sữa mẹ để trong ngăn mát được bao lâu, sử dụng sữa mẹ trữ đông như thế nào đúng và giải đáp thắc mắc về việc sữa mẹ đổi màu và có mùi lạ sau khi bảo quản và cho bé sử dụng. Hãy cùng đi vào tìm hiểu từng vấn đề nhé.

1. Thời gian bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh

Chắc chắn khi bảo quản sữa mẹ, các mẹ sẽ quan tâm đặc biệt tới thời gian bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh được bao lâu cùng với đó là những lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh.

Thời điểm các mẹ vắt và trữ sữa đông trong tủ lạnh là khác nhau. Có mẹ thì vắt sữa ngay sau khi sinh, có mẹ thì lại chọn thời điểm trẻ được 6 tháng sau sinh [giai đoạn hết nghỉ phép chế độ thai sản]. Đây chính là giải pháp tối ưu nhất giúp cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào, đảm bảo an toàn đồng thời cũng giúp các mẹ yên tâm hơn khi xa con.

Tuy nhiên, có phải tất cả các mẹ đều nắm rõ hết được những nguyên tắc về các bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh không. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc sữa mẹ có thể giữ nguyên được thành phần dinh dưỡng hay các kháng thể có trong sữa mẹ.

Việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tủ lạnh nhà mình. Nguyên tắc “Nhiệt độ bảo quản sữa mẹ càng cao thì sữa sẽ càng nhanh hỏng, nhiệt độ bảo quản sữa mẹ càng thấp thì thời gian bảo quản sẽ càng được lâu hơn”.

– Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng [> 29 độ C] thì thời gian bảo quản tối đa là 1 giờ.

– Bảo quản sữa mẹ trong phòng có máy lạnh nhiệt độ dưới 26 độ C thì thời gian bảo quản tối đa là 6 giờ.

– Sử dụng túi đá khô để vận chuyển sữa mẹ thì thời gian bảo quản tối đa là 24 giờ.

– Vắt và trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh thì thời gian bảo quản tối đa 48 giờ.

– Sữa trữ đông trong ngăn đá của tủ lạnh loại nhỏ, loại có 1 cánh cửa thì có thể bảo quản sữa mẹ tối đa là 2 tuần.

– Sữa mẹ được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh loại có 2 cửa, ngăn đá có cửa riêng thì sữa mẹ có thể bảo quản được tối đa là 3 tháng.

– Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng tủ đông chuyên dụng, loại tủ lạnh được sử dụng với mục đích trữ đông thức ăn thì sữa mẹ có thể được bảo quản tới 6 tháng cơ đấy.

2. Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông

Một số lưu ý khi sử dụng sữa mẹ trữ đông

– Sữa mà bé đã sử dụng thì không nên cất và bảo quản trong tủ lạnh, tại sao vây? Cũng giống như việc cho trẻ sử dụng sữa công thức, sữa thừa sau mỗi lần sử dụng của bé đều đã dính nước bọt có chứa vi khuẩn, điều này có thể khiến sữa bị hư, không thể sử dụng tiếp được.

– Để có thể tiết kiệm túi, mẹ có thể vắt sữa tích, mẹ có thể vắt sữa bằng máy hút sữa và để trong ngăn mát của tủ lạnh rồi đợi tới cữ vắt sữa tiếp theo thì mẹ có thể vắt thêm vào và trữ sữa trong ngăn tủ đông.

– Tuyệt đối không được hòa lẫn sữa mẹ mới vắt với những túi sữa mẹ đã được trữ đông.

– Dụng cụ để trữ sữa có thể là bình sữa cho bé hay túi trữ sữa chuyên dụng được bán rất nhiều tại các chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé. Để có thể theo dõi được thời gian sử dụng và bảo quản sữa trong tủ lạnh, hãy dung băng keo trắng và bút ghi rõ ngày vắt sữa.

– Không sử dụng những dụng cụ thô sơ để trữ sữa như túi ni lông hay chai nhựa và chưa qua khử trùng.

Tham khảo: Top 4 nhãn sữa Nhật tốt nhất cho trẻ sơ sinh hiện có tại Việt Nam

Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông cho bé

– Những túi sữa mà mẹ chỉ bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh thì mẹ chỉ cần lấy ra và để bớt lạnh là có thể cho bé sử dụng được rồi.

Gợi ý cho các mẹ cách làm bớt lạnh nhanh đó là ngâm cả bình sữa trong một chậu nước ấm.

– Sữa mẹ mà được bảo quản trong ngăn lạnh của tủ lạnh, mẹ hãy lấy ra và để chúng ở ngăn mát tủ lạnh để cho sữa có thể tan dần dần. Đợi tới khi sữa tan hết thì lấy ra và hâm sữa tới nhiệt độ 40 độ C rồi cho bé ăn. Trong trường hợp không có máy hâm sữa, mẹ có thể cho bé sử dụng sữa nguội hoặc ngâm sữa trong nước ấm, nói không với việc sử dụng lò vi sóng để hâm sữa.

– Không làm tan sữa nhanh bằng bất kể cách nào, bởi lẽ việc thay đổi nhiệt độ sữa một cách quá nhanh và đột ngột sẽ làm cho sữa mẹ mất dần đi những dưỡng chất và kháng thể quan trọng.

– Thời gian sử dụng của sữa đã được trữ đá và cho ra ngoài môi trường bình thường là không quá 24 giờ.

3. Giải đáp vấn đề “sữa mẹ biến đổi màu và có mùi lạ trong quá trình bảo quản”

Đây là một thắc mắc được rất nhiều mẹ quan tâm. Nhiều mẹ sẽ thấy một hiện tượng là sữa mẹ được bảo quản trong ngăn mát hay ngăn lạnh của tủ lạnh thường sẽ có mùi lạ, mùi tanh, mùi xà phòng hay mùi mỡ…và mẹ cho rằng sữa bảo quản có vấn đề, hay mẹ đã vắt và bảo quản sữa không đúng cách, mẹ lo lắng…

Các mẹ không phải quá lo lắng về điều này bởi đơn giản, đó là những tác động của enzim lipase  bẻ gãy các chất béo có trong thành phần của sữa mẹ khi mà sữa mẹ được bảo quản trong một môi trường nhiệt độ thấp. Việc sữa có mùi lạ sẽ ảnh hưởng tới việc thích nghi của bé, bé có thể sẽ không ăn hoặc ăn ít. Khi đó mẹ có thể tham khảo gợi ý dưới đây.

Lưu ý : Cách bảo quản sữa theo phương pháp này mẹ chỉ nên áp dụng khi mà bé không chịu sử dụng sữa trữ đông thôi nhé bởi cách này có thể khiến một số dưỡng chất trong sữa mẹ bị giảm đi hay bị mất đi. Còn cách bảo quản sữa trong tủ lạnh là tối ưu nhất rồi.

Sữa mẹ sau khi vắt có thể hâm nóng tới nhiệt độ 72 độ C để cho các enzim lipase không hoạt động, sau đó đổ sữa vào túi trữ sữa hoặc bình sữa rồi cho vào ngăn mát của tủ lạnh để bảo quản và cho bé sử dụng.

CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM:

Video liên quan

Chủ Đề