Tác nhân là gì UML

Bảo mật & Cookie

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Ứng xử của hệ thống, tức là những chức năng mà hệ thống cung cấp sẽ được mô tả trong mô hình Use case. Trong đó mô tả những chức năng [Use case], những thành phần ở bên ngoài[ Actor] tương tác với hệ thống và mối quan hệ giữa Use case và Actor [biểu đồ Use case].
Mục đích quan trọng nhất của mô hình Use case là phục vụ cho việc trao đổi thông tin. Nó cung cấp phương tiện để khách hàng, những người dùng tương lai của hệ thống và những người phát triển hệ thống có thể trao đổi với nhau và biến những yêu cầu về mặt nghiệp vụ của người dùng thành những yêu cầu cụ thể mà lập trình viên có thể hiểu một cách rõ ràng.
1. Định nghĩa actor
Actor không phải là một phần của hệ thống. Nó thể hiện một người hay một hệ thống khác tương tác với hệ thống. Một Actor có thể:
* Chỉ cung cấp thông tin cho hệ thống.
* Chỉ lấy thông tin từ hệ thống.
* Nhận thông tin từ hệ thống và cung cấp thông tin cho hệ thống
2. Mô tả
Thông thường, các actor được tìm thấy trong phát biểu bài toán bởi sự trao đổi giữa phân tích viên với khách hàng và các chuyên gia trong lĩnh vực[domain expert]. Các câu hỏi thường được sử dụng để xác định actor cho một hệ thống là:
* Đối với một vấn đề cụ thể nào đó thì Ai là người quan tâm ?
* Hệ thống được dùng ở nơi nào trong tổ chức?
* Ai là người được lợi khi sử dụng hệ thống?
* Ai là người cung cấp thông tin cho hệ thống, sử dụng thông tin của hệ thống và xóa các thông tin đó?
* Ai là người hỗ trợ và bảo trì hệ thống?
* Hệ thống có sử dụng nguồn lực nào từ bên ngoài?
* Có người nào đóng một vài vai trò trong hệ thống? Có thể phân thành 2 actor
* Có vai trò nào mà nhiều người cùng thể hiện? Có thể chỉ là một actor
* Hệ thống có tương tác với các hệ thống nào khác không?
Có 3 loại Actor chính là:
* Người dùng. Ví dụ: sinh viên, nhân viên, khách hàng
* Hệ thống khác.
* Sự kiện thời gian. Ví dụ: Kết thúc tháng, đến hạn
Điều gì tạo nên một tập hợp Actor tốt?
Cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định actor của hệ thống. Công việc này thường được thực hiện lặp đi lặp lại. Danh sách đầu tiên về các actor hiếm khi là danh sách cuối cùng.
Ví dụ như trong bài toán đăng kí các môn học của một trường đại học, có một câu hỏi là liệu các sinh viên mới vào trường là một actor và sinh viên cũ là một actor khác? Giả sử câu trả là có thì bước tiếp theo là xác định xem cách thức mà hai actor này tương tác với hệ thống. Nếu chúng sử dụng hệ thống theo những cách khác nhau thì chúng là hai actor ngược lại sẽ chỉ là một actor mà thôi.
Mô tả Actor:
Việc mô tả một cách ngắn gọn về mỗi actor cần thêm vào mô hình. Mô tả này cần chỉ rõ vai trò của actor khi tương tác với hệ thống. Ví dụ:
Sinh viên: là những người đăng kí học các lớp ở trường đại học.
3. Kí hiệu
Actor cũng có mối quan hệ kế thừa. Ví dụ như có thể có hai actor là nhân viên trả lương tháng, nhân viên làm hợp đồng. Cả hai đều thuộc một kiểu là Nhân viên. Actor Nhân viên là một actor trừu tượng vì nó không có một thể hiện nào trong thực tế, nó được dùng để chỉ ra rằng có một số điểm chung giữa hai actor trên.
Nói chung việc mô tả quan hệ kế thừa giữa các Actor là không cần thiết, trừ trường hợp chúng thực hiện những tương tác khác nhau đối với hệ thống.
Ví dụ:

Video liên quan

Chủ Đề