Tại sao bao công chết

Gần nghìn năm đã trôi qua, cái chết của Bao Công - vị quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - vẫn còn là điều bí ẩn.

Bạn đang xem: Vì sao bao công chết


Theo sách Tống sử, Bao Công [999-1062], tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân,quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông là nhà chính trị kiệt xuất, đỗ tiến sĩ năm Thiên Thánh thứ năm [1027] đời Tống Nhân Tông.

Bao Công sống trong thời nhà Tống bắt đầu suy yếu, thù trong giặc ngoài là những mối nguy lớn. Theo chính sử và dã sử, vai trò của Bao Thanh Thiên ở giai đoạn này như tấm gương có một không hai, đến kẻ thù cũng phải nể sợ.

Ông qua đời ở tuổi 64 khi đang giữ chức Khu mật phó sứ, được vua Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu là “Hiếu Túc”. Sau đó, Bao Chửng được đưa về quê cũ Lư Châu an táng.

Như vậy, Bao Công từ lúc phát bệnh đến khi chết chỉ có 13 ngày. Thời gian này, ông có sử dụng “thuốc tốt” của vua ban. Chính điều đó đã gây ra nhiều tranh luận, nghi vấn trong giới sử học Trung Quốc.

Hình vẽ Bao Công trong sách Tam tài đồ hội [1609].

Sinh thời, Bao Thanh Thiên nổi tiếng cương trực, không sợ quyền thế, can gián cả vua. Bọn tham quan ô lại cùng hoàng thân quốc thích hư đốn xem ông như kẻ thù. Do đó, khi ông bất ngờ qua đời, dư luận không khỏi nghi ngờ: Bao Công quả thật chết vì bệnh hay bị trúng độc lâu ngày, khi phát bệnh là mất mạng ngay?

Theo sách Bí sử hậu cung, từ năm 1973, Phòng nghiên cứu động vật có xương sống và người cổ, Viện Khoa học Trung Quốc đã tiến hành giám định phân loại xương của Bao Công trong khu mộ gia tộc ở Đại Hưng Tập.

Tại đây, ngoài mộ Bao Công, các nhà khoa học còn nghiên cứu mộ người vợ chính, con và con dâu của ông. Họ đã thu nhặt được 35 mảnh xương được xác định của Bao Công và quan tài bằng gỗ nam mộc cực quý.


Khổng Minh Gia Cát Lượng và những lời tiên tri sấm truyền

Trong văn hóa Trung Hoa, Gia Cát Lượng là bậc quân sư lỗi lạc, đại tài khiến đời đời thán phục. Đến nay, những lời tiên tri ông để lại cho hậu thế vẫn là bí ẩn chưa giải mã hết.


Các nhà khoa học Trung Quốc phối hợp Viện Bảo tàng tỉnh An Huy xét nghiệm những mảnh xương được cho là của Bao Chửng bằng phương pháp đồng bộ bức xạ với máy Electron- Positron Collider.

Kết quả cho thấy, hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương của Bao Thanh Thiên cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại. Trong khi đó, hàm lượng chì và thạch tín lại thấp hơn người thường.

Theo chuyên gia Hồ Hân Dân, Viện trưởng Viện bảo tàng tỉnh An Huy khi đó, kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng "Bao đại nhân" bị trúng độc cấp tính do uống thuốc có chứa thạch tín.

Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương của Bao Công, các nhà khoa học đưa ra hai khả năng. Một là khi an táng ông, người ta đã cho vào quan tài nhiều chu sa để ướp giữ thi thể. Chất này xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Hai là, Bao Chửng từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ khiến ngộ độc mãn tính.

GS Trình Như Phong, chuyên gia Văn - Sử, Phó hội trưởng Hội nghiên cứu Bao Công ở thành phố Hợp Phì, cho biết qua kết quả xét nghiệm có thể kết luận Bao Công không chết vì trúng độc. Rất có thể, ông bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ nên mới phát bệnh và chết nhanh như vậy.

Tuy nhiên, căn bệnh nào dẫn đến cái chết của vị phán quan nổi tiếng lịch sử này có lẽ vẫn mãi là điều bí ẩn.

> Chủ đề: Những võ sư nổi tiếng trong lịch sử

Chuyện xử án của người được xem là Bao Công đất Việt

Sử sách ghi rằng, Quận công Nguyễn Mại là người văn võ song toàn, vị quan thanh liêm, chính trực, được người dân nể trọng và gọi là Bao Công của đất Việt.

Xem thêm: Lupus Ban Đỏ Là Gì ? Có Chữa Khỏi Được Không? Bện Lupus Ban Đỏ Là Gì


Nguyễn Thanh Điệp


Bao Thanh Thiên Bao Công Bao Chửng cái chết của Bao Công lịch sử


Triệu Vân cứu ấu chúa và tấm gương bậc anh hùng tận trung

2 2 0

Với ngọn trường thương, Triệu Vân hai lần cứu con của Lưu Bị, lập nhiều chiến công. Ông là một trong ít những anh hùng Tam Quốc được đánh giá cao cả trong chính sử lẫn dã sử.

Anh hùng Tam Quốc và những cái chết vì "gót chân Achilles"

1 1 0

Các anh hùng Tam Quốc dù tài giỏi đến đâu vẫn có điểm yếu khiến họ gặp họa sát thân, như tính kiêu ngạo hại chết Quan Vũ, bản chất nóng nảy khiến Trương Phi bỏ mạng.

Hổ tướng Trương Phi và cái chết đau đớn

3 3

Trương Phi là danh tướng nhà Thục Hán, tự Ích Đức, thường được gọi là Dực Đức. Ông sinh ra trong gia đình giàu có, từng làm nghề bán rượu trước khi theo Lưu Bị.

Quan Vân Trường và "quả đắng" từ thói ngạo mạn

3 4 -1

Trong mắt người đời, Quan Vũ là bậc danh tướng vũ dũng, nghĩa khí. Nhưng dưới cái nhìn của các sử gia, ông quá ngạo mạn, cái chết của Vân Trường là "quả đắng" của thói cậy tài.

Tướng tài Chu Du gánh tiếng đố kỵ nghìn năm

0

Là tướng giỏi, tinh thông âm luật, Chu Du gánh tiếng xấu đố kỵ cả nghìn năm. Nhiều nhà sử học cho rằng ông không chết vì uất ức Gia Cát Lượng.

Tài mưu lược như thần và thuật dùng người của Tào Tháo

1 1 0

Tào Tháo là một trong những nhà chính trị, quân sự nổi tiếng của Trung Hoa. Dù mang tiếng đa nghi, gian trá, ông vẫn được đánh giá là người dũng cảm, mưu trí hơn người.


Vĩnh Phúc cấm thu tiền thi học kỳ trực tuyến

0

Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông học kỳ II, năm học 2020-2021.

Nam sinh lớp 3 bị phụ huynh bạn học tát vào mặt

0

Cắn vào tay và vai bạn cùng lớp trong giờ ra chơi ở trường, một học sinh lớp 3 ở Nghệ An bị phụ huynh bạn học tới nhà tát vào mặt.

Đề nghị thu hồi quyết định bổ nhiệm 2 hiệu phó ĐH Y Dược TP.HCM

0

Bộ Y tế đề nghị ĐH Y Dược TP.HCM chủ động thu hồi quyết định bổ nhiệm 2 phó hiệu trưởng đối với ông Ngô Quốc Đạt và ông Hà Mạnh Tuấn.

Khu cách ly 300 người tại Cần Thơ bị quá tải

0

Khu cách ly ở quận Cái Răng đang bị quá tải nên TP Cần Thơ sắp mở thêm cơ sở tại ký túc xá THPT Trần Đại Nghĩa.

Điều tra đối tượng giả mạo văn bản cho trẻ nghỉ học

0

Ông Lê Minh Phúc, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương khẳng định văn bản cho trẻ mầm non nghỉ học từ ngày 18/5 đang lan truyền trên mạng là giả mạo.

Giáo dục mầm non là nhóm ngành ít thí sinh đăng ký nhất

0

Trong số hơn 2.500.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển cao đẳng, đại học năm 2021, 9.641 nguyện vọng thuộc nhóm Cao đẳng sư phạm ngành Giáo dục mầm non.

"Mùa hè nặng trĩu" khi trẻ nghỉ trước rồi đến trường thi sau

0

Cô Văn Liên Na [trường Lương Thế Vinh] đánh giá cách làm của Hà Nội đang phụ thuộc vào dịch. Cô cũng như nhiều phụ huynh mong học sinh hoàn thành năm học để nghỉ hè trọn vẹn.

Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh bằng phỏng vấn online

0

Đối với thí sinh xét tuyển tài năng, Đại học Bách khoa Hà Nội chuyển sang hình thức phỏng vấn online, thay vì phỏng vấn tập trung để phòng, chống dịch Covid-19.

Câu chuyện về cuộc đời ông còn là niềm cảm hứng dạt dào cho điện ảnh cũng như văn học. Chúng ta từng biết tới một nhân vật Bao Thanh Thiên trên màn ảnh là một vị quan có làn da đen với vết sẹo hình trăng lưỡi liềm trên trán.

Tuy nhiên, ngoại hình của Bao Thanh Thiên ngoài đời thực không hoàn toàn giống phim ảnh.

Nhân vật Bao Công trong bộ phim nổi tiếng "Bao Thanh Thiên"  [1993] do diễn viên Kim Siêu Quần đảm nhận [Ảnh cắt từ phim].

Bao Thanh Thiên tên thật là Bao Chửng [999-1062, tự Hy Nhân], quê ở Lư Châu, nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc. Dưới thời hoàng đế Tống Nhân Tông trị vì [1022 - 1063], Bao Chửng nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, công tư phân minh và không khiếp sợ quyền uy.

Trước khi trở thành Thừa tướng, ông đảm trọng trách Phủ doãn phủ Khai Phong trong một năm. Trước đó, ông từng làm Nhậm đốc chuyển vận sứ do làm phật ý Hoàng đế.

Theo truyền thuyết, Bao Chửng là một vị thần giáng trần; bởi vậy ông có thể xử án ở cả hai thế giới âm - dương. Ban ngày, ông xử án trần thế, ban đêm lại xử án âm phủ.

Theo sử sách, có đến hơn 30 người quyền cao chức trọng, thậm chí là hoàng thân quốc thích bị trừng trị dưới tay Bao Chửng. Ngoài tên thật, ông còn được biết đến với nhiều cái tên khác như Bao Thanh Thiên, Bao Công, Bao Hắc Tử,...

Bao Chửng qua đời đột ngột ở tuổi 63, chỉ sau khi lâm bệnh 13 ngày. Cái chết của ông đến nay vẫn còn nhiều uẩn khúc; bởi nhiều giả thiết cho rằng ông bị đầu độc.

Nhiều học giả cho biết trong số thuốc mà Bao Chửng uống khi lâm bệnh là do Ngự y dâng lên, của Hoàng đế ban cho. Sinh thời, ông đã vạch mặt nhiều thái y nên có không ít kẻ thù. Việc các nhà sử học hoài nghi Bao Chửng bị đầu độc là hoàn toàn có lý.

Sự ra đi của ông đã lấy đi nước mắt và để lại niềm xót thương cho vô số người dân. Đích thân Hoàng đế Tống Nhân Tông đã làm lễ truy điệu cho ông. Trong lễ tang, Hoàng đế cũng phong Bao Chửng là Lại bộ Thượng Thư và phái một đoàn ngự lâm quân hộ tống linh cữu ông về mai táng ở quê nhà.

Ngoại hình thật của Bao Công

Nếu trên phim, hình tượng Bao Công do Kim Siêu Quần thủ vai là một người đàn ông khá to cao, da đen và có đặc điểm nổi bật nhất là vết sẹo hình trăng lưỡi liềm trên trán, thì ngoại hình của Bao Công thật hoàn toàn khác.

Dựa vào hài cốt đã khai quật được ở mộ phần của Bao Công, các nhà khoa học cho biết Bao Thanh Thiên cao khoảng 1m65, sở hữu làn da trắng và trông có vẻ thư sinh.

Theo nghệ thuật tạo hình trong Kinh Kịch Trung Quốc, mặt trắng đại diện cho tiểu nhân; mặt đỏ là đại diện cho nghĩa khí, trung nghĩa; mặt đen đại diện cho quân tử, công chính liêm minh.

Có lẽ bởi vậy mà chúng ta thấy trên màn ảnh một Bao Thanh Thiên da đen do dụng ý của đạo diễn nhằm khắc họa rõ nét tính cách cương trực, quân tử của vị quan liêm chính nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa này.

Ngoài đời thực, Bao Chửng không có vết sẹo hình trăng lưỡi liềm trên trán. Việc tạo hình nhân vật Bao Thanh Thiên trong phim sở hữu "vầng trăng khuyết" vì theo truyền thuyết, vầng trăng này sẽ soi đường chỉ lối cho ông ngay khi ông ở trong hoàn cảnh tăm tối nhất.

Cuộc sống gia đình

Bao Công sống với cha mẹ cho tới khi họ qua đời, không phải bị bỏ rơi và ở với Tẩu nương như trong phim. Cha của ông là Bao Nghi, một đại phu trong triều đình. Sau khi qua đời, ông được phong Hình bộ thị lang. Thủa còn thơ, Bao Chửng được biết đến là đứa trẻ ngon ngoãn, biết vâng lời và có lòng hiếu thảo với cha mẹ.

Ngoài ra, Bao Thanh Thiên ngoài đời thật không hề sống độc thân. Ông có một vợ và một thiếp cùng hai đứa con trai. Khi khai quật mộ của ông, người ta phát hiện ông được chôn cùng với người vợ thứ hai.

Mộ Bao Công với án thờ ở phía trên [ảnh: Wikipedia].

Công Tôn Sách chỉ là một nhân vật trong phim?

Theo những tài liệu nghiên cứu về Bao Chửng, không hề tồn tại ghi chép nào về nhân vật Công Tôn Sách. Bởi vậy, nhiều học giả cho rằng bên cạnh Bao Thanh Thiên không có trợ thủ nào như Công Tôn Sách trong phim.

Tại nơi an táng của vị quan liêm chính này, người ta còn tìm thấy tấm mộ chí của ông bị đập ra làm nhiều mảnh. Sau khi các mảnh vỡ được ghép lại tương đối hoàn chỉnh, các nhà sử học phát hiện ra hàng ngàn chữ kể về cuộc đời của Thanh Thiên đại lão gia, nhiều hơn gấp ba lần so với các dữ kiện được lưu trong "Tống sử".

Lối vào nơi chôn cất Bao Công [Ảnh: Wikipedia].

Vị quan thanh liêm từng bị xếp vào loại “ngưu quỷ xà thần” phải quét sạch

Sinh thời, Bao Công nổi tiếng là vị quan liêm chính, công tư phân minh và không nể nang ai, thậm chí cả hoàng thân quốc thích. Với dân thường, ông đúng là "trời xanh". Thế nhưng, trong thời kỳ Cách mạng văn hóa ở Trung Hoa, phong trào “Phá tứ cựu, lập tứ tân” lan rộng năm 1966, Bao Chửng bị xem là "ngưu quỷ xà thần", còn tồi tệ hơn cả tham quan bởi ông ủng hộ và duy trì chế độ phong kiến.

Những thứ liên quan đến cuộc đời Bao Công nhẽ ra được trưng bày lại bị đập phá. Từ đường nằm trong khu Bao Hà trở thành nhà nấu ăn của hợp tác xã; bia đá, hoành phi, liễn đối, tượng Vương Triều, Mã Hán đều bị phá nát; thậm chí tượng của Bao Thanh Thiên còn bị các Hồng vệ binh dùng dao chém nát và bức họa truyền thần Bao Công được truyền qua nhiều đời bị treo lên cây đốt cháy thành tro.

Khu lăng mộ Bao Công được đổi tên thành "Vạn tuế quán" cũng bị Hồng vệ binh thiêu hủy nhiều thư tịch cổ. Phần mộ của vị quan thanh liêm một thời không thể duy trì vẹn toàn. Trước đó, nơi đây cũng bị đào trộm, về sau bị lấn chiếm để làm đất canh tác.

Theo sử sách, sau khi Bao Công ra đi; các cận vệ bên cạnh ông đều lang bạt giang hồ; chỉ còn lại duy nhất Vương Triều ở lại chăm mộ chủ. Về sau, khi Vương Triều qua đời, hậu duệ của Bao Công thờ ông như người nhà.

Wikipedia có ghi lại hiện có 15 mảnh xương của Bao Thanh Thiên được trưng bày trong Nhà Bảo tàng tỉnh An Huy. Tại điện thờ ông có hai câu liễn: "Lý Oan Ngục, Quan Tiết Bất Thông, Tự Thị Diệm La Khí Tượng. Chẩn Tai Lê, Từ Thiện Vô Lương, Y Nhiên Bồ Tát Tâm Trường", ý nói phẩm chất cao quý của ông.

Ngày nay, phủ Khai Phong trở thành một trong những điểm tham quan hút khách du lịch của Trung Quốc.

Phủ Khai Phong ngày nay thành điểm du lịch hút khách [Ảnh: Internet].

[Bài viết có tham khảo từ nhiều nguồn].

Video liên quan

Chủ Đề