Tại sao chuối chín bị nứt vỏ

Hiện nay hiện tượng nứt trái xuất hiện khá phổ biến. Không chỉ trên cam, bưởi mà một số giống cây có múi khác như quýt, chanh cũng đã xuất hiện gây ảnh hưởng khá nặng nề đến năng suất. Đây là một bệnh khá phức tạp. Để có thể khắc phục nứt trái chúng ta hãy tìm hiểu 3 nguyên nhân sau:

1. Do sâu bệnh làm sức đề kháng cây yếu

Trên cây có múi gây hại thường xuyên nhất là sâu vẽ bùa ăn lá và đọt non, rầy rệp, nhện đỏ và các loại bệnh do nấm và vi khuẩn gây nên. Sự xuất hiện của sâu, bệnh làm cho sức đề kháng của suy yếu khiến khả năng vận chuyển dinh dưỡng trong cây bị giảm sút. Từ đó gây mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến tình trạng bị nứt từ đít trái trở lên đối với bưởi, cam sành và chanh. Còn đối với cam Xoàn, cam Vinh, cam canh và quýt thì bị nứt ở ngang hông. Sau một thời gian trái nứt sẽ bị rụng.

2. Do bón phân không đầy đủ và mất cân đối dẫn tới nứt trái

Khi dinh dưỡng không đủ hoặc mất cân đối sẽ làm cho các tế bào vỏ trái nhanh già. Và chết đi, cộng thêm nấm bệnh tấn công sẽ làm cho các tế bào càng nhanh tách rời nhau. Trong khi đó phần thịt trái vẫn tiếp tục lớn. Tạo áp lực lên vỏ trái gây ra hiện tượng nứt trái. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở các vườn ít chăm sóc, thiếu Canxi và tưới tiêu không tốt.

3. Do thiếu Bo gây rối loạn dinh dưỡng dẫn tới nứt trái

Trong điều kiện mưa nhiều Bo ở dạng B[OH]3 dễ dàng bị rửa trôi. Khi thiếu Bo các thành tế bào thực vật sẽ phân chia nhiều ra. Và có xu hướng sưng lên dẫn đến các tế bào vỏ trái suy yếu. Tế bào vỏ suy yếu tạo điều kiện cho nấm khuẩn xâm nhập gây ra hiện tượng nứt trái. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở những vườn thiết hụt Bo-Canxi. Do bón nhiều phân đạm, ít bón vôi và phân chuồng, phân hữu cơ.

Một số biểu hiện nứt trái trên cây có múi

Tưới nước:

Trong giai đoạn cây mang trái cần thường xuyên tưới nước giữ ẩm vào buổi sáng sớm. Độ ẩm đất thích hợp vào khoảng 65-75%. Đánh rãnh thoát nước trong mùa mưa và lúc triều cường.

Tỉa cành:

Sau thu hoạch cần loại bỏ cành đã mang trái, cành sâu bệnh, cành tăm, cành trong tán không có khả năng mang trái,… Đồng thời cần loại bỏ những cành vượt trong thời kỳ cây mang trái nhằm hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và tránh sâu bệnh hại.

Phân bón:

Bón cân đối các yếu tố đa-trung-vi lượng. Tăng cường bón phân chuồng ủ hoai với nấmTrichoderma. Nếu đất chua cần bổ sung vôi bột từ 1-1,5kg/gốc/năm. Tùy theo tuổi cây, vào thời kỳ sinh trưởng mà nhà vườn có thể tùy chọn loại phân phù hợp. Chia làm nhiều lần bón và bón cân đối tùy vào sức cây và lượng trái thực tế.

Sử dụng chế phẩm chứa trung-vi lượng siêu Canxi-Bo để tăng cường độ bền vững của các nhóm tế bào vỏ trái.

Phòng trừ sâu bệnh:

Ngăn chặn tối đa các loại côn trùng chích hút vỏ quả để hạn chế các loại nấm, vi khuẩn xâm nhập từ vết chích. Đối với một số côn trùng như nhện đỏ, rệp sáp, rầy mềm sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ; đối với sâu ăn [lá, bông, trái], bọ trĩ, dòi đục ngọn, sâu đục trái sử dụng chế phẩm trừ sâu sinh học để diệt trừ.

Lưu ý:

Để khắc phục hiện tượng nứt, rụng trái trên cây có múi nhà vườn cần áp dụng các biện pháp đồng bộ trên. Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, vi sinh, sử dụng thuốc BVTV hợp lý [có chọn lọc, tránh lạm dụng quá mức],…

>>> Click vào tên sản phẩm để tìm hiểu thông tin chi tiết

Đọc thêm: Một số lưu ý khi chăm sóc cây ăn trái trong những ngày nắng nóng

[PLO]- Để kiếm lời bất chính, nhiều người không cần quan tâm tới sức khỏe cũng như tính mạng của người khác. Họ sẵn sàng dùng hóa chất độc hại để thúc chín trái cây, một trong số đó là trái chuối.

Hóa chất được dùng để thúc chuối chín là một loại hóa chất cực kỳ độc, màu trắng đục, được chứa trong các lọ nhỏ không tên gọi, không ghi thành phần hay cách dùng và có xuất xứ từ Trung Quốc. Thuốc này được hòa lẫn với nước thành một hỗn hợp màu trắng đục, sau đó nhúng cả nải hoặc buồng chuối vào, chỉ sau một đêm chuối đã chín vàng ươm.

 Chuối chín nhờ hóa chất từ đầu đến cuống đều có màu vàng ươm rất bắt mắt. Ảnh: LÂM THÔNG

Ngoài loại thuốc trên, nhiều người vì hám lợi cũng đã sử dụng thuốc diệt cỏ để thúc chín chuối. Điều đáng nói, cả hai loại thuốc thúc chín trên đều là những hóa chất độc hại, không được phép sử dụng để làm chín trái cây.

Trong thành phần của những loại thuốc này đều có chứa asen và các tạp chất phốt pho. Những chất này khi đã ngấm vào chuối sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng, khiến họ ăn chuối xong sẽ thấy nôn nao, khó chịu, nặng hơn là ngộ độc, gây sẩy thai, nhiễm độc gan, tổn thương thượng thận. Nghiêm trọng hơn là mất trí nhớ, rất nguy hiểm.

Dưới đây là cách phân biệt chuối chín tự nhiên và chuối chín nhờ hóa chất:

Chuối chín tự nhiên

Chuối già rồi mới chín. Bởi vậy khi mua chuối, bạn nên chú ý chọn chuối già. Chuối già là trái chuối có vỏ căng, các góc cạnh trên trái chuối không còn nhô lên cao như chuối non.

 Chuối chín tự nhiên thường không đẹp mã như chuối chín do "tắm" hóa chất, vỏ thường có những đốm tàn nhang, sạm đen. Ảnh: LÂM THÔNG.

Chuối chín “sạch”, không ngâm tẩm hóa chất có thể phân biệt bằng mắt thường nhờ những đặc điểm: Màu vàng của vỏ chuối không tươi roi rói mà vàng sậm, xỉn hơn. Chuối chín có mùi thơm tự nhiên. Trên lớp vỏ vàng sậm có những chấm đen, nâu như tàn nhang [chuối trứng cuốc]. Nếu chuối chín kỹ, có thể vỉ xuất hiện những vệt thâm đen sẫm màu.

Chuối chín tự nhiên không chín cùng một lúc, mà có trái chín trước, trái chín sau. Khi trái chín, cuống nhiều khi vẫn còn xanh. Trái chín vàng bóp nhẹ thấy mềm tay.

Chuối chín tự nhiên, khi lột vỏ là thấy mùi thơm, vỏ chuối mỏng.

 Sự khác nhau rõ rệt của chuối chín nhờ hóa chất [bìa trái] và chuối chín tự nhiên [bìa phải]. Ảnh: LÂM THÔNG.

Chuối chín nhờ nhúng hóa chất

Chuối được tắm qua hóa chất để chín là loại chuối 10 trái chín vàng đều một lượt.  Vỏ chuối chín vàng, nhìn rất bắt mắt, ít thấy nám tàn nhang.

Chuối chín nhờ hóa chất cả trái lẫn cuống đều một màu vàng ươm. Tuy nhiên, với chuối này, nếu bạn dùng tay bóp trái chuối thì vẫn thấy nó rất cứng.

Chuối chín do tắm hóa chất, khi lột vỏ thấy vỏ vẫn rất dày, ăn sượng, có khi cảm nhận rõ vị chát. Nguyên nhân là do chuối chưa già, chưa đầy ruột đã bị ép chín ngoài vỏ bằng hóa chất.

GIANG THANH [TH]

Thứ năm, 06/12/2018 - 06:05 AM

Những ngày qua, thông tin vùng trồng chuối ven sông Đuống ở xã Dương Hà [Gia Lâm, Hà Nội] bị “đầu độc” khiến người dân hoang mang. Thực hư chuyện này ra sao?

Xã Dương Hà được thiên nhiên ưu ái ban tặng một vùng đất bãi phì nhiêu, cây cối tốt tươi. Nghề trồng chuối tiêu hồng ở đây có từ lâu, nhưng manh mún không tập trung thành vùng. Ông Nguyễn Ngọc Thịnh, Chủ tịch UBND xã Dương Hà cho biết, chỉ khoảng 4 năm trở lại đây, khi một số người dân vùng Khoái Châu [Hưng Yên] lên thuê đất để trồng chuối, cam Vinh thì vùng đất bãi mới thực sự thay da đổi thịt.

Người dân mong sớm tìm ra thủ phạm để yên ổn SX

Theo ông Thịnh, 4 năm qua, nhóm người này tạm trú, sản xuất ổn định ở địa phương, chưa có bất kỳ điều tiếng hay sự vụ gì. Ngày 22/11, thông tin từ người dân cho biết, hàng nghìn buồng chuối sắp chặt bán của những hộ này bỗng dưng chín đỏ, nứt toác.

“Chúng tôi đã xuống kiểm tra trực tiếp, thăm hỏi các hộ dân. Thông tin ban đầu là hàng nghìn, nhưng sau khi cùng các hộ dân kiểm đếm, số lượng chính xác khoảng 700 buồng. Người dân nghi là do có kẻ dùng thuốc dấm chuối khiến quả bị chín ép không đều”, ông Thịnh cho hay.

Nhiều quả dù còn xanh vẫn bị nứt toác, chín thối trên cây

Cũng theo ông Thịnh, thời điểm xảy ra sự việc, hoàn toàn không có chuyện thời tiết bất thường nên nguyên nhân chắc chắn là do con người. Còn là ai, vì nguyên nhân gì thì phải chờ kết luận điều tra của Công an huyện Gia Lâm. Sau sự việc, UBND xã Dương Hà đã phát thông báo đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, chủ động bảo vệ tài sản hoa màu trên đất trong những tháng cuối năm.

Bàng hoàng, bức xúc

Theo tìm hiểu, dãi đất bãi bồi thôn Trung, xã Dương Hà đang được anh Nguyễn Huy Toàn và chị Đỗ Thị Thủy, trú tại xã Tứ Dân [Khoái Châu – Hưng Yên] thuê để trồng chuối tiêu hồng và một ít diện tích cam Vinh. Tổng diện tích thuê lại là 9 mẫu, thời hạn 5 năm với giá 1 triệu đồng/sào/năm.

Anh Toàn khẳng định, từ năm 2014 tới nay, gia đình SX ổn định, không tranh chấp đất đai cũng như đầu ra với ai. Do có thâm niên trồng chuối, tay nghề cao, chuối nhà anh luôn được đặt mua xô cả vườn. Và theo anh Toàn, bán kính khoảng 5 cây số, chuối nhà anh luôn bán được giá nhất do mẫu mã, chất lượng cao. Điển hình như năm nay, vườn chuối đã được các thương lái đặt mua với giá 200 nghìn đồng/buồng.

Người trồng chuối bàng hoàng, bức xúc

“Sáng 22/11, chúng tôi ra thăm vườn thì phát hiện chuối có dấu hiệu chín vàng, tạo thành một vệt dọc theo buồng. Sau khi kiểm đếm, nhà tôi có khoảng 400 buồng chuối chín bất thường như vậy. Chúng tôi phải tiến hành cắt bỏ phần chuối chín, có khi chín quá thì tự rụng xuống đất”.

Thửa bên cạnh, chị Đỗ Thị Thủy mặt méo xệch, tay dùng liềm kiểm tra cắt bỏ từng quả chuối hỏng. Sự việc dù đã xảy ra hơn 1 tuần, nhưng nhiều quả tiếp tục bị chín ép, nứt toác làm đôi.

Sau hơn 1 tuần, chuối vẫn chín lẻ tẻ trên buồng
“Chúng tôi nhận định, không cần nhiều người để làm việc này. Chỉ cần một bình xịt cầm tay 2 lít pha thuốc đậm đặc, khoảng 2 tiếng đồng hồ là kẻ gian có thể triệt hạ hàng trăm buồng. Mỗi thao tác vén nilon rồi xịt chỉ mất vài giây thôi…”, chị Thủy nói.

“Hôm đó khi tôi ra thăm vườn, nhìn bảo quái lạ sao chuối hôm trước còn xanh lại lại chín, buồng còn nhỏ cũng chín. Nghi ngờ bị kẻ gian phun thuốc nhưng chúng tôi tìm không ra chứng cứ để lại”, chị Thủy ngậm ngùi.

Chuối có bị ngấm độc!?

Bằng kinh nghiệm của người có gần 20 năm kinh nghiệm trồng chuối, anh Toàn khẳng định, đây là hành động của người am hiểu về chuối. Buồng chuối hỏng là do bị xịt thuốc dấm sinh học Ethylene đậm đặc, ép quả chín sớm. Đây là loại thuốc khi tác dụng với nước, bám lên bề mặt quả chuối tạo ra sức nóng làm chuối chín.

Theo anh Toàn, trước đây loại thuốc này do Trung Quốc SX, nhưng nay nhiều đơn vị trong nước tự SX, phân phối công khai tại các cửa hàng thuốc BVTV. Nếu dùng Ethylene với liều lượng thông thường, từ 5 – 7 ngày chuối sẽ chín vàng. Ngược lại nếu dùng đậm đặc thì chỉ 2 ngày là chuối chín vàng ruộm dù xanh đến mấy. Anh Toàn khẳng định, loại thuốc này khá an toàn và được áp dụng rộng rãi nhiều năm qua. Thuốc chỉ có tác dụng làm nóng khiến chuối chín chứ không thẩm thấu, gây độc hại như nhiều người lầm tưởng.

Sự việc gây ra thiệt hại kinh tế nặng nề cho người trồng chuối

Sau sự việc, các gia đình ở đây đã có đơn trình báo lên Công an huyện Gia Lâm để về xác minh, lấy mẫu giám định. Chiều 3/12, Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm cũng cử cán bộ về gặp gỡ người dân, tiếp tục xác minh. Người dân và lãnh đạo xã Dương Hà cho biết, chưa nhận được phản hồi từ phía Công an huyện Gia Lâm.

Anh Toàn cho biết, sau khi thương thảo, lái buôn vẫn chấp nhận mua xô toàn bộ số chuối còn lại như hợp đồng ban đầu. Riêng số buồng bị hỏng, tận dụng chăm sóc để bán lẻ với giá 20 – 30 nghìn đồng/buồng. “Từ hôm xảy ra sự việc, mấy gia đình chúng tôi phải dựng lều, cắt cử nhau ngủ lại ngay tại vườn chuối để trông coi. Rất mệt mỏi…”, anh Toàn than.

Video liên quan

Chủ Đề