Tại sao con gái không nên nghe đàn bầu

Ca dao tục ngữ khác:

  • Thấy cô yếm đỏ răng đen, Nam mô di Phật lại quên mất chùa!, Ai mua tiên cảnh thì mua, Thanh la não bạt thầy chùa bán cho
  • Ba mươi súc miệng ăn chay, Sáng ngày mùng một dựng cây trúc dài, Lâm râm khấn vái Phật Trời, Biết đâu có nắng mà phơi quần hồng
  • Vì anh một thí, Vì em một thí, Cho nên chi lỡ dĩ ra rồi!, Cha mẹ đánh mắng chú bác đòi đan rọ thả trôi
  • Nồi nát lại về Cầu Nôm, Con gái nỏ mồm về ở với cha
  • Ngồi buồn trách mẹ trách cha, Trách ông Nguyệt lão trách bà se dây
  • Rượu cúc uống với trà lan, Khi xem hoa nở khi than Thúy Kiều, Bồ cu mà đỗ nóc nhà, Mấy người đàn bà đi hỏi đàn ông
  • Ai về Phú Thọ cùng ta, Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười, Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
  •  Đu tiên mới dựng năm nay, Cô nào hay hát kỳ này hát lên, Tháng ba nô nức hội đền, Nhớ ngày giỗ tổ bốn nghìn năm nay
  • Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ, Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy
  • Cầu Quan vui lắm ai ơi, Trên thì họp chợ dưới bơi thuyền rồng
  • Xem tất cả >>

Chưa có bình luận nào, bạn có thể gửi bình luận tại đây

Trước Sau

Ca dao tục ngữ Gửi ca dao tục ngữ >>

Like và Share Page Lazi để đón nhận được nhiều thông tin thú vị và bổ ích hơn nữa nhé!

Học và chơi với Flashcard

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Bạn biết các Ca dao Tục ngữ hay, hãy gửi cho mọi người cùng xem tại đây, chúng tôi luôn hoan nghênh và cảm ơn bạn vì điều này: Gửi Ca dao Tục ngữ
Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi lên Lazi nhiều thứ khác nữa Tại đây!

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Mới học được 10 buổi nhưng con gái Trọng Tấn đã chơi đàn bầu bài 'Gặp mẹ trong mơ' đốn tim người nghe.

Vợ nghệ sĩ Trọng Tấn vừa đăng lên trang cá nhân video rất yên bình của gia đình trong những ngay nghỉ ở nhà vì Covid-19. Clip con gái lớn chơi đàn bầu, còn Trọng Tấn chơi ghi ta đệm cho con gái bài ''Gặp mẹ trong mơ''. 

Rất nhiều nghệ sĩ đồng nghiệp của Trọng Tấn khi xem được clip này đều dành lời khen ngợi cho cô con gái đáng yêu của nam ca sĩ. "Con học lâu chưa mà chơi siêu thế", ca sĩ Phạm Phương Thảo khen ngợi và nhận được câu trả lời từ vợ của Trọng Tấn rằng: "Con học được khoảng 10 buổi. Mà từ Tết đến giờ nghỉ hôm nay mẹ bắt tự tập bài này. Bạn ấy mò mẫm trong khoảng một tiếng mà đánh được thế này đấy em". 

Con gái Trọng Tấn chơi đàn bầu 'Gặp mẹ trong mơ' rất điêu nghệ

Con gái Trọng Tấn tên là Vũ Hoa Thảo sinh năm 2016 là sinh viên xuất sắc đang theo học đàn tranh khoa Nhạc cụ truyền thống của Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam.

Ngân An 

Thanh Hoa, vợ ca sĩ Trọng Tấn ngoài 40 tuổi nhưng chị luôn luôn tạo cho mình cuộc sống thật thoái mái và nhí nhảnh hơn tuổi thật.

Con người xưa nay vốn dĩ đã rất lãng mạn, không bằng cách này thì bằng cách khác. Bởi vậy nên chị mới lấy anh. Chị là một cô giáo dạy cấp I & II ở một vùng quê chiêm trũng, chị đẹp, sôi nổi nữa. Hôm đó, trong làng có tiết mục giao lưu văn nghệ với làng bên, đường xá nông thôn tối như bưng nhưng chị vẫn đi để được hát và nghe hát. Chị bạo dạn và hát cũng rất hay, nhưng thính giác của chị còn tuyệt hơn, hôm đó làng bên có anh bác sỹ công tác xa về, cũng góp vui văn nghệ bằng tiếng đàn bầu nỉ non réo rắt lôi cuốn lòng người. Khi tiếng đàn của anh vừa dứt, cũng là lúc nó đã cướp luôn linh hồn của chị, trái tim chị. Chị đã đem lòng yêu anh từ phút đó. Rồi anh đi công tác xa, một bác sỹ của đoàn tàu viễn dương, ngày tháng anh lên đênh từ nước này đến nước khác, chị ở nhà chờ đợi anh, ngày ngày vui với tình yêu của người gảy đàn bầu đang lênh đênh nơi biển trời xa lắc, vui với mái trường làng, với chiến tranh, bom dội, những con đường quê heo hút, và người yêu luôn ở khơi xa. Rồi tình yêu của chị cũng đơm hoa kết trái, anh cưới chị về để chị sống ở căn nhà cha mẹ già ở quê để lại, anh lại đi công tác, họ cũng có được với nhau bốn mặt con. Nghe nói, những người đi tàu viễn dương thu nhập tốt lắm, thế nhưng các con của chị chẳng được biết đến cuộc sống khá giả là gì. Chúng hầu như được nuôi lớn bằng những cây rau má non mơn mởn do cô giáo làng hái về sau buổi dạy học từ những hố bom… Bốn đứa trẻ lớn lên giữa cánh đồng vi vút gió, với tiếng sáo diều, với những chiếc vó tép, những chiều đi đánh giậm, dưới căn nhà cổ Bắc Bộ dựng bằng gỗ lim xưa cũ và nền đất nện đen bóng như mun. Khi học sinh nghỉ hè, cô giáo làng lại phải gửi con về bên ngoại để đi lên huyện bồi dưỡng thêm nghiệp vụ. Cha của lũ trẻ vẫn chẳng thấy trở về, có lẽ do những chuyến tàu cập bến Việt Nam không đủ lâu để anh kịp về thăm vợ, thăm con? Chị thì bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn, chị xin thêm ruộng để cấy, nuôi thêm lợn, trồng thêm rau, đào thêm cái am nhỏ để gột cá giống, rồi nuôi cá ở ao lớn, chị yêu bốn đứa con của mình bằng tất cả những gì có thể. Những đứa con cũng thương mẹ, đứa quyết nghỉ học khi vừa học hết cấp ba để đi lấy chồng, cho mẹ khỏi phải nuôi ăn học, đứa thì đi bộ đội Hải quân, con gái út ở nhà với mẹ còn tận dụng mảnh vườn đất thịt của nhà để nhào đất đóng gạch, nó muốn đóng nhiều gạch để xây cho mẹ ngôi nhà vững chãi hơn, không bị sợ hãi mưa gió mỗi lúc bão về. Thi thoảng bên nội có cái giỗ lớn thì bố của lũ trẻ cũng về, nhưng hầu như mỗi lần về thăm, chỉ thấy anh chị cãi nhau. Chị bị chồng mắng mỏ giữa đám đông nhà chồng, tay chị chỉ mân mê cái vỏ quýt mỏng, một mình lạc lõng giữa cả một dòng họ nhà chồng, không một ai cất lời can ngăn bênh vực. Không nuôi nấng con cái được ngày nào, nhưng khi về quê anh luôn vô tư sai vặt, đứa đi nấu nước cho bố tắm, đứa xới cơm cho bố phải xới thế này thế kia, một bữa bố luôn ăn hai bát cơm, hãy nhớ lấy điều đó… Chị vẫn nhiệt tình hầu hạ dạ vâng, còn hướng dẫn cho các con làm đúng theo ý bố. Rồi con trai lớn của chị – tên Thế, đi bộ đội về, Thế đi Hải Phòng tìm bố, mong bố tìm cho nó được công việc mới sau khi xuất ngũ, nhưng nó lại không biết bố ở đâu, dò la đến nhà người quen hỏi han, thì được biết bố đã dọn đi nơi khác ở, nghe đâu cùng với một người đàn bà quê ở Hải Phòng, từ đó không ai biết bố nó ở đâu. Mấy đêm ngủ gầm cầu, chàng thanh niên trẻ không thể tìm được bố cũng phải trở về quê bên mẹ, Thế quyết định vào lại Miền nam, xin làm công nhân cho một đoàn tàu chở dầu của tập đoàn Dầu khí, rồi lầy vơ sinh con, ở luôn trong ấy. Từ bận đó, bố của lũ trẻ cũng chẳng ngại ngần dẫn luôn người vợ bé về quê ăn giỗ, ra mắt họ hàng… Chẳng ly hôn với chị, anh cứ sống với người đàn bà ấy, nghe đâu người vợ hai mang thai năm lấn đều bị hỏng, thầy bói nói nếu nuôi con nuôi thì sẽ có hy vọng, thế là nuôi con ai cho xa… anh kêu luôn thằng con trai thứ ba – tên Văn của vợ cả đem ra Hải Phòng cho vợ hai nuôi, nuôi được ba năm thì vợ hai mang bầu và giữ được một đứa con trai. Kể từ đó, Văn sống cùng bố, mẹ ghẻ và em út. Không biết tình yêu và sự chăm sóc của bà vợ ấy san sẻ thế nào, chỉ biết thằng út thì béo ú ục ịch, nặng được 89 cân, thằng Văn thì gầy đét, mặt đanh như thép, nói năng răng không bao giờ hở ra cho ai thấy. Có hôm, mẹ ghẻ sơ suất, đang đun ấm nước bằng điện trực tiếp mà lại đi cầm cái ấm nhôm rót thêm nước vào đó, điện rò, giật bà già cứng đơ, thằng Văn kể với chị gái: “Em định để bà già chết luôn đi, nhưng nghĩ lại thấy thế là bất lương nên em lại ngắt dòng điện cứu bà ấy”. Ấy thế nhưng khi Văn lấy vợ, sợ thằng Văn ở luôn đây chiếm chỗ đất đai của cải để lại cho thằng Út, bố và mẹ ghẻ thi nhau đối xử bạc bẽo, chửi bới cay nghiệt cả con trai cả con dâu cho nó phải dọn về quê vợ ở riêng mới thôi.

Riêng chị, sống cùng con gái út, cho tới khi có đủ cháu nội ngoại, rồi gái út gửi cháu cho bà nuôi để đi làm ăn xa, người đàn bà và một đứa trẻ bên nhau. Ngẫm lại đời chị yêu anh bằng tiếng đàn bầu, sống một đời vì các con, nhưng hai thằng con trai cưới vợ, chị đều không được dự lễ cưới, không được sắm vai mẹ chồng, một thằng cưới vợ tận Miền Nam, thời ấy làm gì có kinh tế để mà vào Nam dự đám cưới nên phải nhờ người quen sắm vai nhà trai giúp, chị chỉ biết mặt con dâu qua mấy tấm hình chúng nó gửi về, thằng Văn thì đã có mẹ ghẻ sắm vai mẹ chồng cho đẹp mặt đôi bên. Chị được cả làng yêu mến vì hiền lành phúc hậu, nhưng một đời không được chồng yêu quý, trân trọng. Suy cho cùng cho đến khi chồng sống với người đàn bà khác, chị cũng can tâm nhân nhịn, chị thua bà hai, vì và ấy son rỗi lại xinh mơn mởn, lúc chồng chị cập bến Hải Phòng bà hai cũng ra tận cảng để đón, chị thì đang lúi húi cất vó tép, nếu chồng chị cập bến Sài Gòn bà hai cũng bắt chuyến tàu vào Sài Gòn đón anh, giữ tiền cho anh, chị đang bận đi dạy học. Hóa ra một đàn bà đảm đang, sống vì con cái, cam chịu, chờ đợi và nhẫn nhịn không thể nào sung sướng bằng một đàn bà không làm việc, không việc làm, lúc nào cũng sẵn thời gian đi khắp mọi nơi để đón chồng người khác, tiền của chồng và cha kẻ khác về với vòng tay mình. Chỉ có chị là khờ dại, chỉ biết cắm cúi trồng rau, nuôi cá, dạy học, bòn từng bạc lẻ để nuôi con mà chẳng biết đòi hỏi gì từ lão chồng vừa bạc, vừa vô trách nhiệm với gia đình, con cái… lão thậm chí còn không trả tự do cho chị bằng một lời chia tay hay một vụ ly hôn để chị còn có thể có một hạnh phúc mới. Một thằng đàn ông hèn mạt và ích kỷ, không nuôi con được một miếng cơm, nhưng lại đẻ với chị tận bốn đứa, đến tận lúc chị chết bất ngờ vì bị điện giật chồng cũng để mặc các con trai gái dâu rể lo toan, cũng chỉ về dự đám tang của vợ mình … như khách.

Video liên quan

Chủ Đề