Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày là gì

  1. Trang chủ
  2. Chuyên khoa
  3. Chuyên khoa y tế
  4. Dạ dày & Hệ tiêu hóa
  5. Loét dạ dày-tá tràng

  • Loét dạ dày-tá tràng là gì?

    Loét dạ dày tá tràng là tình trạng có vết loét lan rộng trên niêm mạc dạ dày, phần đầu của ruột non [tá tràng] hoặc thực quản [ống dẫn thức ăn]. Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc của các bộ phận nói trên bị bào mòn bởi axít trong dạ dày, gây ra các vết loét. Loét dạ dày tá tràng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, cần được điều trị kịp thời.

    Loét dạ dày tá tràng được chia thành 3 loại, tùy theo vị trí bệnh hình thành:

    • Loét tá tràng, hình thành ở tá tràng
    • Loét dạ dày, hình thành ở dạ dày
    • Loét thực quản, hình thành ở phần thực quản dưới.

  • Nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng là gì?

    Các nguyên nhân chính

    Các nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng bao gồm:

    • Nhiễm Helicobacter Pylori [H. Pylori], một loại vi khuẩn được tìm thấy trên niêm mạc dạ dày, có khả năng làm suy yếu lớp màng nhầy bảo vệ, khiến cho dịch tiêu hóa tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc dạ dày và tá tràng, gây ra tổn thương.
    • Dùng thuốc kháng viêm không phải steroid [NSAID] như aspirin và ibuprofen trong thời gian dài, nhất là với mức liều cao. Do cơ chế hoạt động của các loại NSAID làm chậm quá trình sản sinh lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng, khiến chúng bị tấn công bởi dịch tiêu hóa, hay còn gọi là axít dạ dày.

    Các yếu tố nguy cơ khác

    Các yếu tố nguy cơ khác của loét dạ dày tá tràng bao gồm:

    • Uống quá nhiều bia rượu: việc dùng quá nhiều bia rượu khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng, trở nên sưng, đỏ. Tình trạng này gọi là viêm dạ dày, làm tăng nguy cơ hình thành các vết loét.
    • Hút thuốc lá: các nghiên cứu chỉ ra rằng: [1] hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn H. Pylori, [2] hút thuốc lá ức chế chức năng sản sinh bicarbonate của tuyến tụy, ảnh hưởng đến việc trung hòa axít trong dạ dày, và [3] hút thuốc lá lâu ngày có thể kích thích dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa hơn, từ đó dẫn đến viêm loét.
    • Chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học: việc thường xuyên ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn quá no, ít vận động, hoặc quá nhiều căng thẳng trong cuộc sống cũng làm tăng nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng.

    Biện pháp phòng ngừa loét dạ dày tá tràng

    Với các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ nêu trên, loét dạ dày tá tràng có thể được phòng ngừa nhờ những biện pháp sau đây:

    • Hạn chế tối đa bia rượu
    • Không hút thuốc lá
    • Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không phải steroid [NSAID] một cách thận trọng và tránh kéo dài nếu có thể
    • Không bỏ qua các triệu chứng của bệnh [xem tại phần dưới đây]
    • Phòng ngừa vi khuẩn H. Pylori bằng cách rửa tay thường xuyên và ăn chín uống sôi
    • Duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, tránh lo âu, căng thẳng kéo dài

  • Triệu chứng của loét dạ dày tá tràng là gì?

    Loét dạ dày tá tràng ở giai đoạn đầu, khi các vết loét còn nhỏ, có thể bạn không nhận biết được bất kỳ triệu chứng gì. Khi các vết loét lớn dần lên, bệnh có thể gây ra các triệu chứng sau:

    • Đau bụng vùng thượng vị [phía trên rốn], đau âm ỉ hoặc đau quặn thành từng cơn. Cơn đau có thể xuất hiện khi đói, hoặc khoảng ba tiếng sau khi ăn.
    • Trướng bụng, đầy hơi do quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại.
    • Đại tiện phân đen, là dấu hiệu của xuất huyết.
    • Ợ nóng, và cảm giác nóng rát ở bụng trên giữa các bữa ăn do axít dạ dày trào lên thực quản.
    • Thay đổi cảm giác ngon miệng.
    • Buồn nôn và nôn do thức ăn và dịch tiêu hóa trào ngược lên thực quản.
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
    • Nôn ra máu khi bệnh tiến triển nặng.

  • Chẩn đoán loét dạ dày tá tràng như thế nào?

    Để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng, ngoài việc khai thác bệnh sử và khám thực thể, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm bao gồm: xét nghiệm vi khuẩn H. Pylori, nội soi dạ dày tá tràng và X-quang dạ dày tá tràng.

    Xét nghiệm vi khuẩn H. Pylori

    Các xét nghiệm nhằm xác định người bệnh có bị nhiễm H. Pylori hay không bao gồm xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và xét nghiệm H. Pylori bằng hơi thở.

    Với xét nghiệm phân hoặc xét nghiệm máu, người bệnh sẽ được lấy mẫu máu và hướng dẫn lấy mẫu phân để phân tích trong phòng xét nghiệm nhằm xác định sự hiện diện của vi khuẩn H. Pylori.

    Để thực hiện xét nghiệm H. Pylori bằng hơi thở, người bệnh sẽ được uống một loại thuốc có chứa đồng vị phóng xạ. Sau đó khoảng 15 phút, người bệnh sẽ thổi vào một chiếc túi. Nếu trong dạ dày có H. Pylori, viên thuốc sẽ bị phân hủy bởi vi khuẩn H. Pylori và sinh ra khí CO2. Kết quả đo lường và phân tích thường sẽ có trong khoảng 5 phút với độ chính xác lên đến 88%, và độ nhạy lên tới 95%. Biện pháp này được coi là biện pháp xét nghiệm H. Pylori chính xác nhất.

    Nội soi dạ dày tá tràng

    Nội soi dạ dày tá tràng là thủ thuật sử dụng ống soi để kiểm tra đường tiêu hóa trên. Trong quá trình nội soi, bác sĩ đưa một ống rỗng được trang bị một ống kính [ống nội soi] xuống cổ họng, thực quản, dạ dày và ruột non người bệnh để qua đó phát hiện các vết loét.

    Nếu phát hiện vết loét, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô nhỏ [sinh thiết] để làm xét nghiệm.

    Thủ thuật này thường được khuyến nghị với bệnh nhân lớn tuổi, có dấu hiệu chảy máu, giảm cân trong thời gian gần đây hoặc khó ăn và khó nuốt.

    X-quang dạ dày tá tràng

    X-quang dạ dày tá tràng hay còn gọi là nuốt Bari, là thủ thuật giúp ghi lại hình ảnh về thực quản, dạ dày và ruột non. Để tiến hành thủ thuật này, bệnh nhân sẽ được cho nuốt một loại chất cản quang có chứa bari. Chất này sẽ giúp các cấu trúc cần quan sát hiện rõ trên phim chụp X-quang.

  • Điều trị loét dạ dày tá tràng như thế nào?

    Phương pháp điều trị loét dạ dày tá tràng tùy thuộc vào độ nặng và nguyên nhân gây ra tình trạng của bệnh nhân, và thường bao gồm:

    Dùng thuốc

    Nếu bệnh nhân bị nhiễm H. Pylori, phương pháp điều trị thường là thuốc kháng sinh kê đơn để tiêu diệt vi khuẩn kết hợp với các thuốc giúp giảm tiết axít dạ dày, thuốc giúp trung hòa axít dạ dày và thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng.

    Phẫu thuật

    Loét dạ dày tá tràng nặng có thể đòi hỏi phải điều trị ngoại khoa để sửa chữa thành dạ dày và cầm máu. Các phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm cắt bỏ đoạn dạ dày có vết loét, khâu chỗ thủng dạ dày [trong trường hợp vết loét bị thủng].

    Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Ví dụ như:

    • Tăng cường các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ chữa lành các vết loét hoặc các loại thực phẩm giúp giảm tiết axít cũng như các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như bánh mì, cơm, canh, súp, chuối, đậu bắp, và các loại rau củ màu đỏ và màu xanh đậm.
    • Tăng cường các loại đồ uống như nước dừa, trà thảo mộc, nước gừng, tinh bột nghệ và mật ong.
    • Tránh các loại thực phẩm gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây tăng axít dạ dày như dưa cà muối, trái cây chua, các loại đồ uống có cồn như bia, rượu.
    • Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ăn ngủ đúng giờ, v.v.

    Đặt lịch khám / Tư vấn Tìm Bác sĩ

  • Loét dạ dày tá tràng có thể biến chứng như thế nào?

    Loét dạ dày tá tràng nếu không được phát hiện và xử trí sớm có thể gây ra nhiều biến chứng, thường gặp nhất là xuất huyết, thủng [rách] thành dạ dày hoặc tá tràng, mô sẹo.

    Xuất huyết

    Xuất huyết là tình trạng khi các vết loét chảy máu, có thể dẫn đến mất máu đáng kể và do đó cần phải nhập viện. Các dấu hiệu của vết loét chảy máu bao gồm choáng váng, chóng mặt và đi ngoài ra phân đen.

    Thủng [rách] thành dạ dày tá tràng

    Thủng [rách] thành dạ dày tá tràng là tình trạng hình thành một lỗ thủng trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng và gây nhiễm trùng. Dấu hiệu nhận biết thủng [rách] dạ dày tá tràng là tình trạng đau bụng dữ dội, đột ngột.

    Mô sẹo

    Mô sẹo là tình trạng mô dày hình thành sau tổn thương, khiến thức ăn khó đi qua đường tiêu hóa. Các dấu hiệu của mô sẹo bao gồm nôn và sụt cân.

  • Các chuyên gia của chúng tôi

    Tìm thấy 40 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả

    • Phòng khámGastroenterology ClinicVị trí3 Mount Elizabeth #09-10
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6733 0519

    • Phòng khámAlexius Chee Gastroenterology & Medical ClinicVị trí3 Mount Elizabeth #05-09
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6734 3343

    • Phòng khámCheng Jun Gastroenterology & Medical Clinic Vị trí3 Mount Elizabeth #15-06
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6732 2282

    • Phòng khámWk Cheong Gastrointestinal & Liver SpecialistsVị trí3 Mount Elizabeth #14-03
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6734 0716 & 6734 0673

    • Phòng khámGutcare Digestive.Liver.Endoscopy AssociatesVị trí38 Irrawaddy Road #10-58
      Mount Elizabeth Novena Specialist Centre
      Singapore 329563Số liên lạc6734 3435

      Phòng khámGutcare Digestive Liver Endoscopy Associates [Gutcare Orchard]Vị trí3 Mount Elizabeth #15-10
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6235 6651

    • Phòng khámGutcare Digestive Liver Endoscopy Associates [Gutcare Orchard]Vị trí3 Mount Elizabeth #15-10
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6235 6651

      Phòng khámGutcare Digestive.Liver.Endoscopy AssociatesVị trí38 Irrawaddy Road #10-58
      Mount Elizabeth Novena Specialist Centre
      Singapore 329563Số liên lạc6734 3435

    • Phòng khámAliveomedicalVị trí38 Irrawaddy Road #09-44
      Mount Elizabeth Novena Specialist Centre
      Singapore 329563Số liên lạc6268 8360

      Phòng khámAliveomedicalVị trí3 Mount Elizabeth #10-07
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc62356136

    • Phòng khámGutcare Digestive Liver Endoscopy Associates [Gutcare Orchard]Vị trí3 Mount Elizabeth #12-01
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6235 6651

      Phòng khámGutcare Digestive Liver Endoscopy Associates [Gutcare Orchard]Vị trí3 Mount Elizabeth #15-10
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510 Số liên lạc6235 6651

      Phòng khámGutcare Digestive.Liver.Endoscopy AssociatesVị trí38 Irrawaddy Road #10-58
      Mount Elizabeth Novena Specialist Centre
      Singapore 329563Số liên lạc6734 3435

    • Phòng khámMedical Clinic OneVị trí3 Mount Elizabeth #17-02
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6738 8868

    • Phòng khámHo Kok Tong Gastro & Medical ClinicVị trí3 Mount Elizabeth #17-15
      Mount Elizabeth Medical Centre
      Singapore 228510Số liên lạc6732 2113

    Tìm thấy 40 bác sĩ chuyên khoaXem tất cả

  • Các bài báo sức khỏe liên quan

  • Đa phương tiẹn

  • Mount Elizabeth Địa chỉ

    Orchard Novena

  • Tìm kiếm
    bác sĩ
  • Đặt
    Lịch hẹn
  • Tìm kiếm
    các bệnh
  • Địa chỉ
  • Liên hệ

Chủ Đề