Tiêu chuẩn cà phê 4c là gì

Bộ quy tắc 4C trước đây được hơn 415.000 nông hộ và 1.1 triệu người làm thuê từ 24 quốc gia sử dụng. Trong năm 2014, đã có 41 triệu bao cà phê tuân thủ 4C được sản xuất, xấp xỉ 29% sản lượng cà phê toàn cầu[1]. Với Bộ quy tắc mới, tham vọng mở rộng hơn, tiếp cận tất cả các nông hộ trồng cà phê trên toàn thế giới với các tiêu chí bền vững cơ bản.
 

Cuối cùng, Bộ quy tắc mới tập trung tăng cường tính toàn diện và đặc tính khởi điểm của mình, tăng tính khả thi, rõ ràng hơn và cụ thể hơn. Các nông hộ sử dụng Bộ quy tắc mới sẽ được hưởng lợi từ những việc sau đây:
 

Nhấn mạnh Sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh. 

Bộ quy tắc mới giúp các nông hộ tăng tính kinh doanh hơn một hoạt động trồng cà phê đơn thuần thông qua việc bổ sung nguyên tắc lợi nhuận và năng suất [Sản xuất cà phê là một hoạt động kinh doanh] và tập trung ghi chép các khoản thu chi chính. Bộ quy tắc mới cũng giúp các nông hộ hiểu rõ hơn cách họ có thể cải thiện mức sống của mình. 
 

Thay đổi để hỗ trợ nhiều hơn cho các nông hộ quy mô nhỏ lẻ.

Thứ tự của Bộ quy tắc đã được thay đổi; Bộ quy tắc sửa đổi bắt đầu với việc tập trung vào phương diện kinh tế, để nhận ra cái gì là quan trọng nhất đối với các nông hộ. Bộ quy tắc mới cũng đề cập cụ thể đến các nông hộ quy mô nhỏ lẻ, do đó phù hợp hơn với đa số các nông hộ và giúp tài liệu dễ hiểu hơn.
 

Thay đổi phương pháp tiếp cận đối với thuốc BVTV

Danh mục thuốc BVTV mới hoàn toàn đồng nhất với danh mục thuốc BVTV của các tiêu chuẩn bền vững khác và tập trung vào các thuốc BVTV cần thiết cho cà phê. Bộ quy tắc mới đảm bảo điều kiện bảo hộ cá nhân tối thiểu được duy trì trong quá trình quản lý thuốc BVTV và nâng cao kiến thức sử dụng thuốc BVTV cũng như hướng dẫn về Quản lý sâu bệnh hại tổng hợp [IPM] cho nội bộ Đơn vị 4C. 
 

Gộp các tài liệu và các yêu cầu vào một tài liệu.

Các yêu cầu áp dụng cho các Đơn vị 4C trước đây nằm rải rác trong các tài liệu khác nhau, giờ đây được gộp chung vào Bộ quy tắc. Ngôn từ được sửa đổi rõ ràng hơn, cụ thể hơn.

Bộ quy tắc sửa đổi là kết quả của sự tham vấn toàn cầu và quá trình sửa đổi diễn ra trong hơn một năm với sự tham gia của hơn 240 tổ chức, bao gồm các nông hộ trồng cà phê, các đơn vị kinh doanh, các đơn vị chế biến, các tổ chức xã hội dân sự, các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu và các đơn vị kiểm tra xác nhận từ 15 quốc gia. Ngoài các vòng tham vấn chính thức, Hiệp hội 4C cũng thu thập ý kiến góp ý từ các Đơn vị 4C, các đánh giá viên và các đánh giá độc lập trong 5 năm qua về khả năng áp dụng của Bộ quy tắc. Các ý kiến đóng góp từ nhiều phía giúp Hiệp hội 4C xác định và nhận ra khó khăn mà các nông hộ đang phải đối mặt, đặc biệt các nông hộ quy mô nhỏ lẻ, và bắt đầu quá trình sửa đổi với mục đích xây dựng một Bộ quy tắc khởi điểm có tác động thực sự.


 

“Bộ quy tắc sửa đổi là kết quả từ việc lắng nghe ý kiến của hàng trăm bên liên quan. Trọng tâm là nhìn vào những gì đang diễn ra trong thực tế, lắng nghe ý kiến của các nông hộ và tìm cách giúp họ vượt qua khó khăn. Chúng tôi tin rằng Bộ quy tắc mới sẽ giúp nhiều nông hộ trồng cà phê hơn gia nhập hành trình bền vững.”

John Schluter, Chủ tịch Ban kỹ thuật của Hiệp hội 4C – cơ quan phụ trách quá trình sửa đổi Bộ quy tắc, chia sẻ.

Các Đơn vị 4C có thể bắt đầu sử dụng phiên bản mới của Bộ quy tắc [v2.0] từ ngày 01/07/2015. Phiên bản cũ [v1.3] vẫn có giá trị song song đến hết ngày 30/06/2016. Do vậy các Đơn vị 4C thực hiện kiểm tra xác nhận từ ngày 01/07/2015 có thể chọn thực hiện và được kiểm tra xác nhận dựa trên phiên bản mới v2.0 hay phiên bản cũ v1.3 trong giai đoạn chuyển giao một năm này. Kể từ ngày 01/07/2016, phiên bản v2.0 sẽ được áp dụng bắt buộc đối với tất cả các Đơn vị 4C.

Tham khảo thêm bài viết: Một số tiêu chuẩn cà phê có chứng nhận

Tiêu chuẩn 4C là viết tắt của 4 từ: Common [Chung], Code [Bộ quy tắc], Coffee [Cà phê] và Community [Cộng đồng]. Theo đó, cà phê 4C được những người nông dân trồng với cam kết giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường làm việc tốt nhất cho người làm việc, và nhiều hơn thế nữa.

Thay đổi tư duy sản xuất

Đại diện Phòng NN&PTNT huyện Đak Đoa cho biết, thực hiện theo bộ tiêu chuẩn 4C sẽ làm thay đổi tư duy của người dân từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang liên kết sản xuất hợp tác, tập trung; đồng thời người dân có thể nâng cao chất lượng cà phê, chế biến sâu để tăng giá trị sản phẩm. Thông qua sản xuất theo tiêu chuẩn cũng góp phần đảm bảo hạn chế tác động đến môi trường sinh thái.

Cà phê 4C mang lại lợi ích kép về kinh tế và môi trường [Ảnh: TL]

Trong tháng 6 vừa qua, Phòng NN&PTNT huyện Đak Đoa đã phối hợp với Công ty TNHH Vĩnh Hiệp đã tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C cho 260 nông dân trồng cà phê của 7 xã: Đak Sơ Mei, A Dơk, Ia Pết, Ia Băng, Hà Bầu, Hnol và Đak Krong.

“Sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C nhằm tăng cường tính bền vững trong chuỗi cà phê nhân. Qua tập huấn, nông dân được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, cách sử dụng phân bón hữu cơ, ghi chép nhật ký nông hộ để theo dõi quá trình chăm sóc cà phê theo đúng quy cách”, đại diện Công ty Vĩnh Hiệp chia sẻ.

Với người trồng cà phê, đây là cơ hội để thay đổi tập quán canh tác, nâng cao giá trị sản phẩm. Tại lớp tập huấn, bà Võ Thị Thanh Huệ [thôn Sơn Trang, xã Hnol] cho biết: “Gia đình tôi có 2.700 cây cà phê trồng từ năm 2003, mỗi năm thu hoạch khoảng 7,5 tấn cà phê nhân. Trước đây có nghe tới việc chăm sóc cà phê sạch nhưng tôi không biết rõ quy trình phải làm thế nào để đảm bảo chất lượng và năng suất. Nay được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cà phê theo hướng hữu cơ, được cung cấp vật tư và đảm bảo đầu ra sau thu hoạch, giá thu mua lại cao nên tôi rất yên tâm”.

Trong khi đó, ông Quy [làng Sao, xã Hà Bầu] phấn khởi nói: “Nhà tôi có 1ha cà phê. Trước đây, tôi vẫn chăm sóc theo kiểu truyền thống chứ không có vốn để đầu tư phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật, nên năng suất thấp, sản lượng chỉ khoảng 4 tấn cà phê nhân/năm. Tham gia Dự án liên kết sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, tôi không những được tập huấn kỹ thuật chăm sóc cà phê theo tiêu chuẩn 4C, mà còn được cấp vật tư để chăm sóc cà phê”.

Bên cạnh việc phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Đak Đoa tổ chức các lớp tập huấn, Công ty Vĩnh Hiệp còn là đơn vị bao tiêu sản phẩm cho các hộ nông dân có ký hợp đồng tham gia chuỗi liên kết sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C.

Dự án liên kết sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C được triển khai tại huyện Đak Đoa từ tháng 9/2019 - 12/2020 có tổng kinh phí thực hiện gần 8,7 tỷ đồng. Trong đó, vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới gần 3 tỷ đồng, Công ty Vĩnh Hiệp hỗ trợ 222 triệu đồng, người dân đóng góp hơn 5,4 tỷ đồng.

Hiệu quả kinh tế, giảm tác động môi trường

HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong [xã Đak Krong] được thành lập vào năm 2018, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung vào mua bán, ký gửi và chế biến cà phê nhân cho người dân trên địa bàn xã. Trong thời gian tới, HTX dự kiến sẽ phát triển thêm mô hình nuôi trồng thủy sản và sản xuất cà phê theo hướng bền vững, tạo năng suất và sản lượng ổn định phục vụ chế biến…

Các hình thức liên kết hợp tác sản xuất cà phê 4C được chú trọng để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững [Ảnh: TL]

Ông Trịnh Khắc Dương, Giám đốc HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Đak Krong  chia sẻ: “HTX có 185 thành viên, trồng các loại cây như: cà phê, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, chanh, cam... HTX may mắn khi được tham gia Dự án liên kết sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C, vì sản phẩm nông sản của chúng tôi sẽ đạt chất lượng và đảm bảo sạch. Điều này vô cùng có ý nghĩa khi người tiêu dùng rất chú trọng tới sức khỏe. HTX sẽ phổ biến và nhân rộng kỹ thuật chăm sóc cây theo tiêu chuẩn 4C cho toàn bộ thành viên”.

Theo đó, sau khi hoàn thành khóa tập huấn, các hộ dân sẽ được cung cấp vật tư, phân bón và được hướng dẫn kỹ thuật thực tế tại vườn. Tới khi thu hoạch, toàn bộ sản lượng cà phê trong phạm vi dự án sẽ được Công ty Vĩnh Hiệp thu mua bằng với giá thị trường cộng với giá thưởng bằng 100 đồng/kg cà phê nhân xô và hỗ trợ chi phí vận chuyển 50 đồng/kg cà phê nhân xô.

Đáng chú ý, các vật tư đầu vào được kiểm soát về số lượng và cách sử dụng, tránh lãng phí và không gây áp lực lên môi trường; các thực hành sản xuất phù hợp với tình hình hiện tại, thích ứng với biến đổi khí hậu.

“Trước khi phối hợp với UBND huyện Đak Đoa thực hiện dự án này, Công ty cũng đã chủ động triển khai liên kết với khoảng 500 hộ dân địa phương từ năm 2013 đến nay để sản xuất cà phê đạt tiêu chuẩn 4C rất hiệu quả với diện tích hơn 600ha, mang lại lợi ích kép cả về kinh tế và môi trường”, đại diện Công ty Vĩnh Hiệp chia sẻ.

Đức Nguyễn

Chủ Đề