Thuế suất 0% và không chịu thuế khác nhau thế nào

Skip to content

Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT và hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% thường bị nhiều người hiểu nhầm là giống nhau. Tuy nhiên, điều này là không đúng theo quy định của pháp luật về thuế. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin rõ ràng hơn về hai khái niệm này:

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% và không chịu thuế GTGT có điểm chung là không phải mất tiền thuế. Tuy nhiên giữa hai trường hợp này có sự khác biệt riêng.

Sự giống nhau giữa thuế suất 0% và không chịu thuế là chủ thể không phải nộp một khoản tiền thuế.

Điểm khác nhau giữa 2 loại thuế này là:

Tiêu chí phân biệt Thuế suất 0% Không chịu thuế
Căn cứ pháp lý – Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.

– Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013.

– Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.

– Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013.

– Khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ban hành ngày 27/2/2015.

Bản chất Là các đối tượng vẫn thuộc diện chịu thuế GTGT nhưng được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0%. Là các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT theo quy định.
Đối tượng áp dụng  Áp dụng đối với:

– Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu;

– Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan;

– Vận tải quốc tế;

– Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu

[Trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016].

Trong đó:

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định.

Áp đối với một số đối tượng trong sản xuất nông nghiệp, an sinh xã hội, hoạt động nhân đạo, đơn cử như:

– Sản phẩm trồng trọt [bao gồm cả sản phẩm rừng trồng], chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.

– Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.

– Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua [NaCl].

– Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê.

– Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại…

Xem thêm chi tiết tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Kê khai thuế Vẫn phải kê khai thuế bình thường vì các đối tượng nêu trên vẫn thuộc đối tượng chịu thuế. Cá nhân, tổ chức không có trách nhiệm kê khai thuế đối với các đối tượng không thuộc diện chịu thuế.
Khấu trừ và hoàn thuế Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định. Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào.

Tại Nam Đình Vũ, chúng tôi dành cho các nhà đầu tư hưởng các ưu đãi đầu tư đặc biệt sau:

Ưu đãi về Thuế:

  • Thuế suất thu nhập doanh nghiệp bằng 10% trong 15 năm được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động được hưởng ưu đãi thuế và bằng 20%  trong các năm tiếp theo.
  • Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo được tính liên tục từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư; trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu tiên kể từ khi có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.
  • Tiền thuế sử dụng đất: Miễn 100% tiền thuế đất trong suốt thời gian thực hiện dự án.

Và những ưu đãi về Thuế khác theo qui định hiện hành của Chính phủ Việt Nam.

Ngoài ra, Nam Đình Vũ IP còn linh hoạt điều chỉnh về giá thuê đất, điều khoản thanh toán, dịch vụ khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các Nhà đầu tư.

Khu công nghiệp Nam Đình Vũ

Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT như thế nào?

Hẳn các bạn ai cũng đều đã từng nghe về đối tượng chịu thuế GTGT 0% và đối tượng không chịu thuế GTGT ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và trong quá trình làm việc thực tế. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn đang còn nhầm lẫn giữa đối tượng và cách xác định nghĩa vụ thuế đối với 2 trường hợp này. Chính vì thế nội dung sau đây Kế toán Hà Nội xin được chia sẻ rõ hơn cách Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT.

I. Căn cứ pháp lý của đối tượng chịu thuế 0% và không chịu thuế GTGT.

Trước khi có thể đi sâu Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT các bạn cần nắm được các văn bản pháp lý hiện hành quy định về các đối tượng này.

1. Đối tượng không chịu thuế GTGT được quy định tại các văn bản pháp lý:

* Thông tư gốc: ĐIỀU 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013

* Thông tư sửa đổi, bổ sung:

– Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015.

[Sửa đổi khoản 1 Điều 4, bổ sung khoản 3a khoản a Điều 4, sửa đổi bổ sung khoản 8a Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC]

– Thông tư 130/2016/TT-BTC.

[Sửa đổi bổ sung, khoản 9, khoản 16 và khoản 23 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC].

* Đối tượng chịu thuế GTGT 0% được quy định tại các văn bản pháp lý:

* Thông tư gốc: Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

* Thông tư sửa đổi, bổ sung:

– Thông tư 130/2016/TT-BTC. [sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Hướng dẫn cách phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế về đối tượng chịu thuế GTGT, nghĩa vụ kê khai tính nộp thuế.

II. Cách phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT.

1. Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT – So sánh các nhóm đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT.

* Các đối tượng không chịu thuế GTGT là các hàng, dịch vụ thuộc các nhóm đối tượng sau đây:

– Các sản phẩm [đầu vào và đầu ra] của ngành nông nghiệp của cá nhân tự sản xuất, đánh bắt ở khâu BÁN RA và ở khâu NHẬP KHẨU.

– Các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ đời sống cộng đồng. Như các dịch vụ bảo hiểm, y tế, vận tải công cộng, chiếu sáng, duy trì vườn hoa – cây cảnh.

– Các hàng hóa, dịch vụ khuyến khích sự phát triển văn hóa – xã hội. Như: sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa, nghệ thuận; xuất bản phát hành báo sách…

– Các dịch vụ tài chính ngân hàng.

– Các loại khuyến khích đầu tư, tăng năng lực sản xuất hoặc trong nước chưa sx được. Như; máy móc, thiết bị nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được, dây chuyền công nghệ phục vụ nghiên cứu khoa học.

– Hàng hóa phục vụ an ninh quốc phòng, hàng hóa viện trợ nhân đạo

– Hàng hóa nhập khẩu nhưng không tiêu dùng trong nước. Như hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh.

– Hàng hóa không khuyến khích xuất khẩu. Như: tài nguyên, khoáng sản thô

– Đối tượng là nhóm cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.

– …

>> Các bạn xem chi tiết tại: Đối tượng không chịu thuế GTGT mới nhất.

* Các đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng, dịch vụ thuộc các nhóm đối tượng như sau:

– Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu hoặc coi như xuất khẩu

– Hoạt động xây dựng, lắp đặt của doanh nghiệp chế xuất.

– Vật tải quốc tế.

– …..

=> Trừ một số trường hợp không đủ điều kiện áp dụng mức thuế suất 0%

>> Các bạn xem chi tiết tại:Đối tượng thuế GTGT 0% mới nhất.

2. Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT – Quy định về viết hóa đơn, kê khai, tính nộp thuế GTGT.

– Ngoài 2 nhóm đối tượng không chịu thuế GTGT, chịu thuế GTGT 0% thì các bạn cần lưu ý thêm về các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT.

Các trường hợp không chịu thuế GTGT các bạn xem: TẠI ĐÂY.

– Chúng ta cùng so sánh 3 trường hợp này

* GIỐNG NHAU: Không phải tính thuế GTGT đầu ra.

* KHÁC NHAU:

Đối tượng không chịu thuế GTGT Đối tượng chịu thuế GTGT 0% Không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
– Không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT – Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào – Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
– Cách ghi hóa đơn:

+ Phần tên hàng hóa dịch vụ ghi rõ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

+ Phần thuế suất: gạch chéo

+ Phần tiền thuế: gạch chéo

– Cách ghi hóa đơn:

+ Ghi như bình thường hóa đơn chịu thuế 5%, 10%

+ Phần thuế suất: ghi 0%

+ Phần tiền thuế: ghi bằng 0.

– Cách ghi hóa đơn:

+ Phần thuế suất: ghi 0%

+ Phần tiền thuế: ghi bằng 0

Trên đây là cách Phân biệt thuế suất 0% và không chịu thuế GTGT, các trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT. Qua đây Kế toán Hà Nội hi vọng bạn đã nắm bắt được bản chất của từng trường hợp.

Bài viết liên quan

  • Danh sách các mặt hàng, đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
  • Bảng thanh toán tiền lương và cách lập theo thông tư 200
  • Kinh nghiệm thi chứng chỉ đại lý thuế – những lưu ý trong phòng thi
  • Dạy kế toán cho người chưa biết uy tín, chất lượng tốt
  • Trung tâm đào tạo kế toán thực tế tại Khúc Xuyên Bắc Ninh Giá rẻ Uy tín
  • Khai sai tên, quy cách, SL hàng xuất nhập khẩu có phải điều chỉnh không
  • Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn
  • Cách tính giá thành sản xuất theo phương pháp tỷ lệ
  • Sơ đồ kế toán tài khoản 642 – Chi phí quản lý kinh doanh theo thông tư 133
  • Dịch vụ kế toán trọn gói tại Hải Dương CHUYÊN NGHIỆP UY TÍN

Video liên quan

Chủ Đề