Tại sao khi khóc môi lại sưng

Môi tự nhiên sưng lên là bệnh gì là thắc mắc chung của rất nhiều người vì tình trạng môi sưng xuất hiện đột ngột khiến người bệnh khó khăn trong việc ăn uống và mất tự tin khi giao tiếp. Tình trạng môi sưng phồng đột ngột này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Môi tự nhiên bị sưng lên có thể do nhiều nguyên nhân hoặc là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý. Sau đây là một số trường hợp khiến môi bị sưng ở nhiều người.

Có thể môi tự nhiên bị sưng lên không phải là dấu hiệu của bệnh gì cả mà do xuất hiện mụn trứng cá hoặc nhọt trên da mặt. Thông thường, môi chỉ sưng khi mụn trứng cá bị bội nhiễm gây ra tình trạng sưng đỏ và đau.

Dị ứng là một trong những nguyên nhân gây sưng môi phổ biến nhất hiện nay. Đa phần các trường hợp sưng môi đều do dị ứng với các chất khiến cơ thể phản ứng có trong thực phẩm.

Một số thực phẩm gây dị ứng phổ biến là hải sản, sữa bò, trứng, đậu nành, đậu phộng, lúa mì, các chất phụ gia đặc biệt hoặc các sản phẩm làm từ sữa.Tình trạng sưng môi cũng có thể xuất hiện do cơ thể dị ứng với một số loại thuốc nhất định, do phơi nhiễm với chất bẩn dính ở dao cạo râu, do nọc độc côn trùng, ong đốt…

Các biểu hiện của môi dị ứng trong các trường hợp là:

  • Môi sưng đỏ, ngứa ngáy là biểu hiện của dị ứng thuốc, dị ứng thực phẩm, hóa chất…
  • Môi sưng, khô kèm theo nứt nẻ là biểu hiện của dị ứng mỹ phẩm.

Viêm mô tế bào là một bệnh có khả năng gây nhiễm trùng da nghiêm trọng với các biểu hiện như sưng da, đỏ da kèm theo cảm giác nóng rát. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ vùng da nào trên mặt kể cả môi.

Tình trạng thiếu oxy máu khiến môi sưng phồng có liên quan đến việc ngưng thở khi ngủ, do phản ứng dị ứng hoặc do côn trùng cắn. Nếu bạn kiểm tra không có bất kỳ vết loét hoặc trầy xước trên da mặt hoặc không phải do các thực phẩm bạn ăn trước khi đi ngủ có vấn đề thì chính là do chứng ngưng thở khi ngủ.

Thông thường, người bệnh thiếu oxy máu, thiếu máu thường có biểu hiện môi nhợt nhạt, tím tái. Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cải thiện lượng máu trong cơ thể.

Môi tự nhiên bị sưng lên có thể do bệnh herpes miệng

Herpes miệng là bệnh do virus herpes simplex gây ra. Bệnh không chỉ gây ra tình trạng sưng môi mà còn kèm theo các vết loét lạnh ở các góc của môi hoặc miệng.

Nếu gặp phải các triệu chứng như môi sưng, nổi mụn rộp ở vùng quanh môi kèm theo mụn mủ và tình trạng chảy máu thì đây chính là dấu hiệu của bệnh lở môi do virus herpes gây ra. Bệnh có thể lây lan qua việc hôn, uống chung cốc nước, dùng chung son môi hoặc khăn mặt.

Tư thế ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi tự dưng sưng lên bất thường. Nếu bạn ngủ ở tư thế gây áp lực cho môi thì sáng hôm sau thức dậy môi sẽ bị sưng lên.

Các chấn thương do bị vật cứng va đập vào môi hoặc tai nạn cũng là nguyên nhân có thể làm môi sưng. Ngoài ra, có thể kể đến một số trường hợp khác như phẫu thuật môi, thủ thuật nha khoa, cắn môi, xỏ lỗ trên môi, dùng thức ăn nóng, chấn thương răng…

Sử dụng rượu quá nhiều có nguy cơ khiến mô cơ thể kể cả môi sưng lên một cách đột ngột. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những người bị dị ứng rượu, chỉ cần một vài giọt rượu là người có cơ địa dị ứng sẽ cảm thấy người ngứa ran kèm theo triệu chứng sưng môi.

Tình trạng môi sưng tự nhiên cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh như ung thư môi, viêm đường ruột. Bệnh viêm đường ruột còn có thể gây sưng các ống dẫn bạch huyết ở bất cứ điểm nào trên cơ thể. Vì vậy chưa biết môi tự nhiên sưng lên là bệnh gì thì người bệnh cần hết sức lưu ý.

Nếu bị sưng môi do tư thế ngủ, uống nhiều rượu hoặc mụn nhọt thì không có gì đáng nói. Thế nhưng nếu bị sưng môi do thiếu máu, chấn thương, do nhiễm virus thì người bệnh tuyệt đối không nên xem thường vì có thể gây ra các tổn thương lâu dài ở môi.

Nghiêm trọng hơn nữa, môi sưng tự nhiên còn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư môi. Các triệu chứng của bệnh ung thư môi thường rất dễ nhận biết, tuy nhiên đa phần người bệnh đều chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình khiến bệnh tiến triển nhanh và gây nguy hiểm cho tính mạng.

Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh ung thư môi như sau:

  • Miệng xuất hiện các vết loét khó lành: Các vết loét này thường mọc xung quanh môi và có dạng cục, kéo dài từ 2 – 3 tuần. Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn không dứt, khó chịu trong ăn uống và không thể sử dụng các loại son môi, son dưỡng.
  • Thay đổi màu sắc môi: Môi của người bị ung thư thường có màu đỏ ửng kèm theo tình trạng sưng môi. Sau đó, màu sắc môi thay đổi nhanh chóng và chuyển sang nhợt nhạt hoặc đen sạm. Lúc này, da môi cũng trở nên thô dày, xơ cứng, nhiều trường hợp còn bị nứt nẻ, chảy máu môi.
  • Xuất hiện các khối u: Ở giai đoạn tiếp theo, ở khoang miệng và cổ của bệnh nhân sẽ xuất hiện các khối u lớn. Ngoài ra, còn có các triệu chứng ở một số cơ quan khác như sưng hàm, sưng hạch…
  • Biểu hiện rõ nhất của bệnh ung thư môi là môi luôn đau nhức, ngứa ngáy.
Làm gì để cải thiện tình trạng môi tự nhiên bị sưng lên

Để cải thiện tình trạng môi sưng phồng khó chịu, người bệnh áp dụng các biện pháp như sau:

Trước tiên, bạn nên đảm bảo vệ sinh thật kỹ vùng môi bị sưng bằng các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc nước muối pha loãng. Dùng nước ấm vỗ nhẹ lên phần môi sưng nhưng không được chà mạnh để tránh gây tổn thương.

Tiếp đó hãy kiểm tra lưỡi và bên trong má. Nếu phát hiện có các tổn thương khác thì nên nhanh chóng đến thăm khám ở các địa chỉ uy tín để tìm ra được nguyên nhân.

Đối với các nguyên nhân gây bệnh cơ bản thì bạn có thể xử lý như sau:

  • Nếu sưng môi do dị ứng thì dùng thuốc kháng histamin.
  • Nếu sưng môi do viêm thì dùng thuốc chống viêm corticosteroid.
  • Nếu sưng môi do nhiễm virus hoặc vi khuẩn thì dùng thuốc kháng virus, vi khuẩn.
  • Nếu liên quan đến các bệnh lý khách thì cần cấp cứu y tế ngay.
Dùng mật ong để cải thiện tình trạng môi tự nhiên bị sưng lên

Nếu sưng môi nhẹ do tư thế ngủ không phù hợp hoặc bị va đập, người bệnh có thể cải thiện tình trạng sưng môi của mình bằng cách:

Dùng một túi đông lạnh hoặc lấy khăn sạch gói khối đá vào và áp nhẹ lên môi trong khoảng 10 phút. Lưu ý là không áp trực tiếp đá lạnh lên da hoặc môi.

Ăn cam thảo cũng là một trong những biện pháp giúp giảm tình trạng sưng môi nhanh và hiệu quả. Cam thảo là loại dược liệu an toàn nên cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lấy một túi trà đen cho vào nước nóng khoảng 10 phút rồi bỏ túi trà ra rồi để nguội dung dịch. Lấy dung dịch áp vào môi trong vòng 10 phút, lặp lại mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Lấy gel lô hội tươi xoa nhẹ nhàng trên môi từ 2 – 3 ngày để cải thiện tình trạng sưng môi. Lô hội có tác dụng chống viêm, xoa dịu tình trạng sưng và cảm giác nóng rát ở môi.

Lấy một miếng bông thấm ít mật ong rồi xoa nhẹ lên môi. Sau 20 phút thì rửa lại bằng nước lạnh và thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày. Tác dụng của mật ong là giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và giữ ẩm cho môi.

Nghệ có tính sát khuẩn, sử dụng kem nghệ 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng đau đáng kể. Trước khi bôi kem nghệ nên rửa sạch môi, bôi kem rồi để kho và làm sạch bằng nước ấm.

Nếu bị dị ứng hoặc côn trùng cắn thì dùng baking soda là phù hợp nhất. Bạn pha dung dịch gồm 3 thìa cà phê baking soda cùng 1 thìa nước, bôi lên môi và rửa sạch sau vài phút.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc môi tự nhiên sưng lên là bệnh gì. Môi sưng bất thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng nguy hiểm nhất khi nó là dấu hiệu của một số bệnh lý như ung thư môi, viêm đường ruột… Khi môi có triệu chứng sưng đau trong nhiều ngày thì tốt nhất bạn nên thăm khám để có biện pháp điều trị phù hợp.

Hãy liên hệ ngay tới Trung tâm Thuốc dân tộc, các bác sĩ hàng đầu của chúng tôi sẽ chẩn đoán chi tiết và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề