Tại sao lại có tiền

Bởi United States. Congress. House. Committee on International Relations. Subcommittee on Asian and Pacific Affairs

Giới thiệu về cuốn sách này

Bạn chưa từng có một khoản tiền tiết kiệm hoặc luôn phải tất toán khoản tiền tiết kiệm của mình sớm hơn thời hạn vì… thiếu tiền trang trải? Cùng Prudential tìm hiểu 4 lý do khiến chúng ta mãi tiết kiệm nhưng không thành công nhé!

Những màn rủ nhau đi ăn uống, mua sắm tẹt ga sau giờ làm, đặt trà sữa từ các ứng dụng công nghệ là “kịch bản” thường thấy ở nhiều người trẻ chưa có gia đình. Vì “tôi đã vất vả cả tháng, tôi cần hưởng thụ thành quả lao động mình làm ra” nên đôi ba trăm ngàn hoặc cả triệu đồng bay đi trong tích tắc ngay sau khi lương vừa “về với ví”.

Chưa kể, trả nợ cho thẻ tín dụng hay những khoản đã vay mượn trong tháng cũng khiến bạn không còn dư đồng nào để mà tiết kiệm. Mọi lý do được đưa ra để tự bào chữa cho việc không thể quản lý tài chính đều nghe có vẻ rất chính đáng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, bạn cần xác định rõ vị trí xã hội của bản thân cũng như mức chi tiêu phù hợp với vị trí thay vì “vung tay quá trán” và rơi vào tình trạng “rỗng túi”, phải đi vay mượn. Chẳng hạn, nếu bạn là một nhân viên văn phòng với thu nhập khoảng 10 triệu/tháng, bạn không nên mua những món đồ đắt tiền, ăn chơi ở những hàng quán sang trọng như một trưởng bộ phận có mức lương 30-40 triệu/tháng. Một điều nữa mà mọi người cần nhớ khi tiết kiệm đó chính là đừng nhầm lẫn về thứ tự của việc tiết kiệm và chi tiêu. Nguyên tắc đúng chính là "tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm" chứ không phải "tiết kiệm những khoản còn lại sau khi tiêu".

Đối với những bạn yêu thích mua sắm, việc quản lý “cảm hứng” sắm sửa đồ đạc theo nguyên tắc “30 ngày yêu” sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi tiêu. Theo như nguyên tắc này, khi bạn yêu thích một món đồ gì đó, hãy khoan sở hữu nó một cách vội vàng và chờ đợi xem sau 30 ngày nữa liệu bạn có còn thích món hàng này hay không. Thêm vào đó, việc chờ đợi 30 ngày biết đâu sẽ khiến bạn tìm được những chỗ bán món hàng này với mức giá “hời” hơn hay săn được một chương trình khuyến mãi nào đó bất ngờ.

Thực ra, thu nhập thấp không phải “thủ phạm”, mà chính thói quen “làm đồng nào xào đồng nấy” và suy nghĩ “mình không thể tiết kiệm được” mới khiến bạn không thể tiết kiệm.

Để bắt đầu kế hoạch tiết kiệm, bạn cần nắm rõ số tiền bạn kiếm được và số tiền cần chi tiêu hàng tháng. Sau khi viết ra tổng thu nhập mỗi tháng, hãy ước tính tất cả các khoản cố định bắt buộc phải chi cho nhà ở, điện nước, thực phẩm, phương tiện đi lại… Sau đó, lấy số tiền mình có trừ đi số tiền phải chi để thấy khoản tiền tối đa mà bạn có thể để tiết kiệm được.

Bạn cũng có thể áp dụng công thức quản lý tài chính “6 cái lọ” [JARS system] của  Harv Eker - người sáng tác 2 quyển sách bán chạy trên toàn thế giới là "Bí mật tư duy triệu phú" và "Làm giàu nhanh".* Phương pháp JARS chia thu nhập hằng tháng của bạn vào 6 chiếc lọ. Mỗi lọ sẽ có tên và chức năng nhất định gồm nhu cầu thiết yếu [55%], giáo dục [10%], hưởng thụ [10%], tự do tài chính [10%], tiết kiệm dài hạn [10%] và giúp đỡ người khác [5%]. Mỗi khi có tiền [lương, thưởng, lợi nhuận bán hàng, hoặc bất kể nguồn thu nhập nào…], bạn hãy chia khoản tiền này vào 6 cái lọ. Việc này cần được thực hiện đều đặn hằng ngày, hằng tháng như một thói quen.

Nếu các khoản bắt buộc phải chi của bạn quá lớn, chiếm bằng hoặc thậm chí nhiều hơn mức thu nhập của bạn khiến tháng nào bạn cũng chật vật vay mượn, bạn nên nghĩ đến phương án gia tăng thu nhập. Đây là con đường duy nhất để bạn có thể tiết kiệm sau khi đã chi các khoản tối thiểu cho nhu cầu thiết yếu. Bạn có thể yêu cầu tăng lương, tìm kiếm một công việc lương cao hơn hoặc tìm việc làm bán thời gian và cân nhắc bán hàng trực tuyến. Thêm vào đó, chúng ta thường có suy nghĩ sẽ bắt đầu tiết kiệm sau này hoặc khi tài chính đủ dư dả. Song khái niệm “sau này” hoặc “đủ dư dả” lại là những khái niệm mang tính chất định tính, nếu chờ đến khi sẵn sàng mới bắt đầu, bạn sẽ không bao giờ bắt đầu cả. Hãy tập bắt đầu tiết kiệm từ những con số nhỏ nhất và nhân nó lên theo thời gian bởi lẽ “tích tiểu” sẽ luôn “thành đại”. Chưa kể, việc hình thành và nuôi dưỡng thói quen tiết kiệm sẽ giúp bạn xây dựng được một tính cách tốt cho việc quản lý tài chính cho mai sau. Đừng bao giờ xem thường những sự khởi đầu nhỏ lẻ, bạn nhé!

Thay vì lo nghĩ “lạm phát sẽ khiến đồng tiền của bạn mất giá”, hãy tiết kiệm theo cách thông minh hơn. 

Các chuyên gia tài chính cá nhân đều khuyên: “Cách giữ tiền tốt nhất chính là để tiền làm việc cho bạn”. Do đó, nếu có một khoản tiền “rảnh rỗi”, thay vì cất tiền trong tủ sẽ khiến đồng tiền trượt giá, bạn có thể lập một tài khoản tiết kiệm có lãi suất cao tại ngân hàng uy tín hoặc đầu tư vào thị trường chứng khoán để “tiền đẻ ra tiền”.

Bạn nên chọn các kỳ hạn gửi tiết kiệm có lãi suất tối ưu, gửi trực tuyến để giảm chi phí đi lại. Còn khi đầu tư chứng khoán, hãy theo dõi diễn tiến của thị trường thật sát sao để có quyết định rút về hoặc đầu tư tiếp kịp thời.

Ngoài ra, tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng là một kênh đầu tư sinh lời cho khoản tiền “rảnh rỗi”. Tất nhiên, bạn nên chọn các đối tác, công ty bảo hiểm lớn, có uy tín để yên tâm trao gửi tài sản của mình. Bạn sẽ không chỉ nhận về được tiền lãi, mà còn được bảo hiểm nhiều hạng mục khác, tương ứng với từng loại bảo hiểm mà bạn đang mua.

> Tìm hiểu: Bảo hiểm nhân thọ là gì cho người mới tham gia

“Mỗi người chỉ có một cuộc đời, một tuổi trẻ, không ăn không hưởng còn chờ đến bao giờ”, đây là một trong những suy nghĩ sai lầm khiến bạn không bao giờ có được khoản dành dụm nào. Sẽ rất khó để vững lòng tiết kiệm, nhất là khi xung quanh bạn không ngừng có những cám dỗ, những ham muốn kích thích bạn tiêu tiền: một món đồ công nghệ mới ra, đồ thời trang “đu trend” hay những lời mời gọi ăn chơi của hội bạn bè… Hãy giữ cho mình một “cái đầu lạnh”, tỉnh táo trước những cám dỗ và tránh xa hết mức có thể nhé

Có rất nhiều lý do để tiêu tiền, nhưng chỉ có một lý do để bạn có động lực tiết kiệm: tương lai. Bạn có nhu cầu mua nhà, mua xe, đầu tư cho con cái, hay chỉ đơn giản là sẽ chủ động tài chính trong trường hợp rủi ro, đau ốm hoặc những biến động của cuộc sống. Những điều đó sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiết kiệm. Hãy thay đổi thói quen chi tiêu, suy nghĩ về tiết kiệm đồng thời thực hiện ngay bây giờ. “Góp gió thành bão”, đến một thời gian nhìn lại, bạn sẽ có một số tiền không nhỏ trong tài khoản để dành cho những hoạch định tương lai đấy!

Tiền tệ là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất hiện của tiền là một phát minh vĩ đại của loài người, nó làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế – xã hội. Vậy tiền tệ là gì, chức năng của tiền tệ sẽ được giải thích trong bài viết sau đây?

1. Tiền tệ là gì?

Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, nó là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị. Đồng thời cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa. Sự ra đời và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Theo Mac, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hoá khác. Nó trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.

Theo Mác, tiền tệ xuất hiện sau một quá trình phát triển lâu dài của trao đổi và các hình thái giá trị. Quá trình phát triển của các hình thái giá trị để đi đến hình thái giá trị diễn ra như sau:

Hình thái giá trị tương đối – vật ngang giá chung.

Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng xuất hiện sau lần phân công lao động lần thứ nhất. Lúc này giá trị của vật không chỉ biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của một vật mà còn biểu hiện thông qua giá trị sử dụng của nhiều hàng hoá khác.

Hình thái giá trị chung khi sự phân công lao động lần thứ 2, thủ công nghiệp tách rời khỏi nông nghiệp.

Hình thái tiền tệ khi vật ngang giá chung cố định ở một thứ hàng hoá, đó là kim loại [kẽm, đồng, sắt, bạc, vàng] chỉ đến lúc này thì hình thái tiền tệ mới được xác lập và vàng với tư cách là vật ngang giá chung và đã trở thành tiền tệ, gọi là kim tệ.

Kết luận: 

Sự ra đời và tồn tại của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và tồn tại của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Và trong quá trình này nó xuất hiện vật ngang giá chung.

Xem thêm: Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của ngân hàng

Vàng, tiền tệ được coi là một hàng hoá đặc biệt.

Theo các nhà kinh tế hiện đại: Tiền được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hoá, dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.

Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là “tiền lưu thông”. Tiền tệ có thể mang hình thức tiền giấy hoặc tiền kim loại [tiền pháp định] do Nhà nước [Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính…] phát hành, tiền hàng hóa [vỏ sò, gạo, muối, vàng], tiền thay thế [coupon, dặm bay, điểm thưởng, phỉnh poker,…], hoặc tiền mã hóa do một mạng lưới máy tính phát hành [điển hình là Bitcoin].

Khi phân biệt tiền tệ của quốc gia này với tiền tệ của quốc gia khác, người ta dùng cụm từ “đơn vị tiền tệ”. Đơn vị tiền tệ của nhiều quốc gia có thể có cùng một tên gọi [ví dụ: dollar, france…] và để phân biệt các đơn vị tiền tệ đó, người ta thường phải gọi kèm tên quốc gia sử dụng đồng tiền [ví dụ: dollar Úc]. Với sự hình thành của các khu vực tiền tệ thống nhất, ngày nay có nhiều quốc gia dùng chung một đơn vị tiền tệ như đồng EUR.

Tiền tệ là phương tiện thanh toán pháp quy nghĩa là luật pháp quy định người ta bắt buộc phải chấp nhận nó khi được dùng để thanh toán cho một khoản nợ được xác lập bằng đơn vị tiền tệ ấy. Một tờ séc có thể bị từ chối khi được dùng để thanh toán nợ nhưng tiền giấy và tiền kim loại thì không. Tuy nhiên tiền kim loại có thể là phương tiện thanh toán pháp quy bị luật pháp của một quốc gia giới hạn không vượt quá một số lượng đơn vị tiền tệ nào đó tuỳ theo mệnh giá của những đồng tiền kim loại ấy.

Tiền tệ trong tiếng Anh là Currency. Tiền tệ có thể định nghĩa theo nhiều cách như sau:

Quan điểm của Trường phái trọng thương

Tiền tệ đồng nghĩa với sự giàu có. Một quốc gia muốn làm giàu thì phải tích lũy thật nhiều tiền.

Xem thêm: Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư 200 mới nhất năm 2022

Quan điểm của Trường phái trọng nông

Tiền tệ chỉ là một thứ hư tưởng. Tiền chỉ có tác dụng như một chất nhờn bôi trơn hoạt động của guồng máy kinh tế. Bản thân guồng máy đó không hề chịu bất cứ tác động nào của tiền tệ.

Quan điểm của N. Gregory Mankiw

Tiền tệ là một khối lượng tài sản có thể sử dụng ngay để tiến hành giao dịch.

Quan điểm của Frederic S. Mishkin

Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa và dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ.

2. Phân tích bản chất của tiền tệ:

Tiền được xem là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc để hoàn trả các khoản nợ.

Định nghĩa này chỉ đưa ra các tiêu chí để nhận biết một vật có phải là tiền tệ hay không. Tuy nhiên nó chưa giải thích được tại sao vật đó lại được chọn làm tiền tệ. Để giải thích được điều này phải tìm hiểu bản chất của tiền tệ.

Xem thêm: Lưu thông tiền tệ là gì? Tìm hiểu quy luật lưu thông tiền tệ?

Về bản chất, tiền tệ là vật trung gian môi giới trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ, là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn.

Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của nó:

Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định: chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ [tức là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi] thì chừng đó giá trị sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại. Đây chính là lời giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ trong lịch sử.

Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm “sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường.

3. Chức năng của tiền tệ:

Tiền tệ là thước đo giá trị, dùng để đo lường giá trị của các loại hàng hóa. Mỗi vật phẩm đều có giá trị khác nhau và được đo lường bằng giá trị của tiền tệ. Giá trị hàng hóa tiền tệ [vàng] thay đổi không ảnh hưởng gì đến chức năng tiêu chuẩn giá cả chức năng của tiền tệ.

– Chức năng là phương tiện trao đổi: Khi tiền tệ xuất hiện, cũng là lúc quá trình trao đổi hàng hóa dần xuất hiện. Hình thức trao đổi trực tiếp dần dần chuyển qua trao đổi gián tiếp thông qua trung giang của tiền tệ. Tiền là vật ngang giá chung, là trung gian làm cho sự trao đổi hàng hoá giữa người này với người khác trở nên thuận lợi hơn. Phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất của tiền tệ. Nếu không có chức năng này thì tiền tệ sẽ không còn.

– Chức năng là phương tiện đo lường và tính toán giá trị: Việc đo giá trị hàng hoá dịch vụ bằng tiền cũng giống như việc đo khối lượng bằng cân và đo khoảng cách bằng mét. Đơn vị tiền tệ là một thước do được sử dụng phổ biến trong các quan hệ xã hội. Nhờ chức năng này mà tính chất tiền tệ hoá ngày càng phổ biến trong đo lường sự phát triển của xã hội, đo lường mức sống của con người…Nó đã tạo ra một nền kinh tế mang tính chất tiền tệ.

Tiền làm phương tiện trao đổi chỉ đóng vai trò trong chốc lát. Người ta đổi hàng hóa lấy tiền rồi lại dùng tiền để mua lại hàng hóa mà mình cần. Bản thân tiền giấy không có giá trị vì vậy việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.

Xem thêm: Phát hành tiền là gì? Quy định, chủ thể và nguyên tắc phát hành tiền tệ?

– Chức năng phương tiện thanh toán. Cùng với tiền quá trình trao đổi hàng hóa giữa người với người được đơn giản hóa đi rất nhiều. Người nông dân có thể bán lúa cho một người thứ ba và dùng tiền thu được để mua công cụ.

– Chức năng phương tiện tích luỹ: Tích luỹ là cơ sở để tái sản xuất và mở rộng sản xuất cho nên nó cũng là cơ sở phát triển kinh tế. Tiền có được chức năng này là vì nó là phương tiện trao đổi, là tài sản có tính lỏng cao nhất. tích lũy. Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Vì vậy hầu như các loại hàng hóa không hư hỏng mới được sử dụng làm tiền, ví dụ vàng hay kim cương. Nếu không có tiền thì người nông dân chỉ có thể trao đổi lúa gạo của mình để đổi lấy các hàng hóa khác đến khi chúng bị hư hỏng.

Vì thế người nông dân nên trao đổi nông phẩm để đổi lấy tiền để tích lũy và bảo toàn được giá trị của nó.

– Chức năng tiền tệ thế giới. Tiền tệ của một nước có chức năng tiền tệ thế giới khi được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Làm chức năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận thanh toán quốc. Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền tệ thực hiện bốn chức năng thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy ở phạm vi ngoài quốc gia, nói cách khác là đồng tiền của một nước thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi tiền của quốc gia đó được nhiều nước trên thế giới tin dùng và sử dụng như chính đồng tiền của nước họ.

Tóm lại, điều kiện quan trọng nhất để cho một vật được sử dụng làm tiền tệ thực hiện các chức năng: thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán, phương tiện tích lũy, tiền tệ thế giới là chúng phải có sức mua ổn định, bền vững, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của dân chúng.

Video liên quan

Chủ Đề